Đức là nền kinh tế lớn nhất châu Âu, từ lâu đã cân nhắc phải làm gì đối với các linh kiện do các nhà cung cấp Trung Quốc sản xuất trong mạng điện thoại di động thế hệ mới của mình.
Bộ Nội vụ Đức cho biết Đức sẽ trở thành quốc gia châu Âu mới nhất cấm sử dụng các thành phần quan trọng do các công ty Trung Quốc là Huawei và ZTE sản xuất trong các bộ phận quan trọng của mạng 5G tại nước này theo hai bước:
Thứ nhất, các bộ phận quan trọng của mạng 5G do Huawei và ZTE sản xuất sẽ không còn được sử dụng, muộn nhất là vào cuối năm 2026.
Thứ hai, trong cơ sở hạ tầng truy cập và truyền dẫn 5G, hệ thống của các hãng viễn thông phải được thay thế vào cuối năm 2029.
Bộ trưởng Nội vụ Nancy Faeser cho biết: “Chúng tôi đang bảo vệ thông tin liên lạc của người dân, công ty và nhà nước. Chúng ta phải giảm thiểu rủi ro bảo mật và tránh sự phụ thuộc một chiều”.
Mạng 5G được coi là một phần của “cơ sở hạ tầng quan trọng” của Đức và rất quan trọng đối với hoạt động của các lĩnh vực từ y tế đến giao thông và năng lượng. Bộ Nội vụ cho biết mạng viễn thông phải được bảo vệ khỏi các cuộc tấn công mạng, vốn có thể là một "mối đe dọa hiện hữu".
Bộ Nội vụ cho biết quyết định này được đưa ra sau các cuộc đàm phán trong những tuần gần đây với các công ty vận hành mạng 5G của Đức như: Deutsche Telekom, Vodafone và Telefonica, sắp tới đây các thỏa thuận sẽ được ký kết với cả ba công ty này. Bộ trưởng Faeser cho biết sẽ công bố "thỏa thuận rõ ràng và nghiêm ngặt" với các nhà mạng Đức và nhấn mạnh "Chúng tôi đã xem xét rất cẩn thận những rủi ro từ các thành phần quan trọng do Huawei và ZTE sản xuất trong mạng điện thoại di động 5G của Đức".
Trong những năm gần đây, Mỹ đã thành công trong việc thúc đẩy các đồng minh châu Âu như Anh và Thụy Điển cấm hoặc hạn chế thiết bị Huawei trong mạng điện thoại của họ vì lo ngại Bắc Kinh có thể sử dụng chúng để do thám mạng hoặc phá hoại cơ sở hạ tầng truyền thông quan trọng - những cáo buộc mà Huawei đã nhiều lần phủ nhận. Bên cạnh đó, Nhật Bản, Úc, New Zealand và Canada đã có hành động tương tự.
Khi được hỏi về thông báo được đưa ra vào ngày 11/7 tại cuộc họp báo ở Bắc Kinh, người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lin Jian cho biết Huawei và các công ty Trung Quốc khác đã và đang xây dựng cơ sở hạ tầng chất lượng cao cho châu Âu và tạo ra nhiều việc làm, trong khi đó "không có bằng chứng nào cho thấy họ gây nguy hiểm cho an ninh quốc gia của các nước châu Âu". "Việc chính trị hóa các vấn đề kinh tế, thương mại và khoa học công nghệ sẽ chỉ làm suy yếu các hoạt động trao đổi và hợp tác kỹ thuật thông thường và không vì lợi ích của bất kỳ bên nào".
Sự nghi ngờ lẫn nhau giữa các nước phương Tây và Trung Quốc đã gia tăng kể từ khi cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine nổ ra vào đầu năm 2022. Các đồng minh NATO trong đó có Đức đã gọi Trung Quốc là "bên quyết định" thúc đẩy chiến tranh của Nga và bày tỏ lo ngại về kho vũ khí hạt nhân của Bắc Kinh cũng như năng lực của nước này trong không gian mạng.
Bắc Kinh đáp trả bằng cách cáo buộc NATO đang gây tổn hại đến các nước khác và yêu cầu liên minh không mang "sự hỗn loạn" tương tự đến châu Á.
Nguyệt Thu
(Theo euronews.com)
17:00 | 23/07/2020
08:00 | 10/03/2020
14:00 | 05/09/2024
09:00 | 25/09/2023
09:00 | 11/09/2024
Cơ quan lập pháp bang California của Mỹ vừa thông qua một dự luật mang tính bước ngoặt nhằm quản lý các mô hình trí tuệ nhân tạo (AI). Đây được xem là một động thái quan trọng trong việc thiết lập các quy tắc và tiêu chuẩn cho sự phát triển và ứng dụng AI, đồng thời giải quyết những lo ngại về an toàn và đạo đức liên quan đến công nghệ này.
09:00 | 22/08/2024
Chiều 21/8, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức Tọa đàm "Chính sách thuế - tài sản số và trách nhiệm của doanh nghiệp" nhằm phân tích, luận bàn, đánh giá những vấn đề nổi bật liên quan đến thúc đẩy phát triển, quản lý công nghiệp công nghệ số; nội hàm, bản chất của tài sản số; nghĩa vụ thuế liên quan đến tài sản số cùng nhiều nội dung được nêu ra trong dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số.
10:00 | 27/05/2024
Tấn công chuỗi cung ứng là một cuộc tấn công mạng nhắm vào doanh nghiệp thông qua nhà cung cấp. Các cuộc tấn công vào chuỗi cung ứng là hình thức được các tác nhân đe dọa ưa thích, vì khi phần mềm được sử dụng phổ biến bị xâm phạm, những kẻ tấn công có thể có quyền truy cập vào tất cả các doanh nghiệp sử dụng phần mềm đó.
14:00 | 09/05/2024
Trong xu thế đổi mới sáng tạo hiện nay cùng với sự tiến bộ không ngừng của trí tuệ nhân tạo (AI), công nghệ AI tạo sinh (generative AI) đã mở ra một tầm nhìn mới đầy hứa hẹn. Từ việc tạo ra văn bản, hình ảnh và âm thanh đến các hình thức sáng tạo khác, AI tạo sinh đã vượt qua các ranh giới truyền thống và mở rộng phạm vi khả năng sáng tạo của con người. Tuy nhiên, cũng như bất kỳ tiến bộ công nghệ nào khác, sự phát triển này không diễn ra mà không phải đối mặt với những thách thức nhất định. Trong bài báo này, tác giả sẽ trình bày về các rủi ro đối với an toàn thông tin, đồng thời phân tích những vấn đề liên quan đến quyền riêng của công nghệ AI tạo sinh.