Theo Báo cáo kết quả công tác chuyển đổi số trong TAND tại Hội nghị giới thiệu mô hình chuyển đổi số thành công cấp bộ, ngành của TAND tối cao diễn ra vào ngày 16/6/2024 cho biết: Năm 2021, TAND tối cao đã phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông và Tập đoàn Viettel nghiên cứu và đưa vào triển khai thử nghiệm phần mềm “Trợ lý ảo”. “Trợ lý ảo” đóng vai trò như một thư ký riêng, được lập trình am hiểu pháp luật, chuyên môn nghiệp vụ của Tòa án, làm việc 24/7 và luôn bên cạnh thẩm phán, giao tiếp với thẩm phán bằng ngôn ngữ tự nhiên thông qua điện thoại di động, máy tính cá nhân.
“Trợ lý ảo” báo cáo kết quả công tác chuyển đổi số trong TAND tại Hội nghị giới thiệu mô hình chuyển đổi số thành công cấp bộ, ngành của TAND tối cao.
Đến thời điểm hiện tại, phần mềm “Trợ lý ảo” tiếp tục được phát triển thông minh hơn để cung cấp các tính năng nâng cao như: Hỗ trợ lập kế hoạch giải quyết án, tạo lập và quản lý hồ sơ án điện tử, số hóa, sắp xếp hồ sơ theo từng loại tài liệu vụ án để thuận tiện nghiên cứu; hỗ trợ quản lý công việc, đưa ra các cảnh báo, thông báo, nhắc việc. “Trợ lý ảo” hỗ trợ thẩm phán viết một phần nội dung của bản án, quyết định; hỗ trợ phân tích dữ liệu, xác minh thông tin và phát hiện các sai sót trong các bản án, quyết định của Tòa án; phân tích sâu thông tin vụ án, tham chiếu chéo và kiểm tra các thông tin vụ án; phát hiện các yêu cầu tố tụng bị bỏ sót; phát hiện các lỗi trích dẫn điều luật; phân tích bản án và sửa lỗi kỹ thuật; phát hiện các lỗi về mặt logic trong văn bản mà bằng trực quan khó phát hiện được; một phần hoạt động tố tụng sẽ được thực hiện tự động và do “Thẩm phán AI” xử lý và có kiểm soát, giám sát của thẩm phán;… Bên cạnh đó, “Trợ lý ảo” có khả năng đoán định tư pháp, tự động phân tích các tình huống, hành vi pháp lý của vụ án để đưa ra dự đoán kết quả tư pháp đối với các vụ việc cùng chỉ dẫn pháp luật; các bản án, quyết định tương tự liên quan đến vụ việc để Thẩm phán tham khảo.
Một trong những nhiệm vụ của thẩm phán trong quá trình giải quyết vụ án là soạn thảo văn bản tố tụng và thực hiện mã hóa, công khai bản án trên Cổng thông tin điện tử của Tòa án. Trước đây, thẩm phán làm thủ công mất rất nhiều thời gian để soạn thảo văn bản tố tụng, đôi khi có sự nhầm lẫn, sai sót trong quá trình soạn thảo văn bản. Để công bố các bản án đã có hiệu lực pháp luật, thẩm phán mất rất nhiều thời gian để mã hóa, trong đó có những vụ án với số lượng đương sự nhiều, dài thì thẩm phán phải mất từ 3 - 7 ngày mới mã hóa xong bản án theo quy định để công khai trên Cổng thông tin điện tử.
“Trợ lý ảo” làm việc 24/7 và luôn bên cạnh thẩm phán.
Từ khi có “Trợ lý ảo”, việc soạn thảo văn bản tố tụng, soát lỗi chính tả và mã hóa bản án do “Trợ lý ảo” thực hiện. Thẩm phán chỉ cần ra lệnh bằng giọng nói thì chỉ trong vòng vài giây toàn bộ công việc này đã được “Trợ lý ảo” thực hiện xong. Thẩm phán chỉ kiểm tra lại lần cuối và phát hành, qua đó giúp giảm hơn 30% khối lượng công việc cho thẩm phán.
Theo số liệu thống kê, tính đến nay, phần mềm “Trợ lý ảo” Tòa án có hơn 10.000 người sử dụng và đạt trên 4 triệu lượt tương tác hỏi đáp. Có thể nói, việc ứng dụng phần mềm “Trợ lý ảo” vào hoạt động Tòa án là “điểm sáng” trong bức tranh chuyển đổi số quốc gia.
Dự kiến đến hết năm 2025, “Trợ lý ảo” của Tòa án sẽ được TAND tối cao công khai để mọi người có thể truy cập và sử dụng như Trợ giúp pháp lý cho công dân và cơ quan, tổ chức nếu có nhu cầu.
Tuấn Anh
08:00 | 17/06/2024
10:00 | 16/05/2024
08:00 | 08/08/2024
09:00 | 26/07/2024
13:00 | 17/06/2024
09:00 | 13/06/2024
09:00 | 17/05/2024
10:00 | 07/06/2024
13:00 | 21/08/2024
Liên Hợp Quốc đã có một bước tiến quan trọng trong việc bảo vệ không gian mạng toàn cầu bằng việc thông qua Dự thảo Công ước về phòng chống tội phạm mạng.
13:00 | 06/06/2024
Các nhà lập pháp tại Hạ viện Mỹ đưa ra dự luật mới nhằm giúp chính quyền của Tổng thống Biden dễ dàng áp đặt các biện pháp kiểm soát xuất khẩu đối với các mô hình trí tuệ nhân tạo (AI) sử dụng mã nguồn mở. Nếu dự luật này được ký thành luật sẽ cho phép Bộ Thương mại có thể cấm người Mỹ làm việc với các yếu tố nước ngoài khi phát triển các hệ thống AI gây rủi ro cho an ninh quốc gia.
15:00 | 28/05/2024
Theo một nghiên cứu được công bố vào cuối tháng 4/2024, năm nhà nghiên cứu Trung Quốc đã kiểm tra cấu hình của gần 14.000 website chính phủ trên khắp đất nước và phát hiện ra những sai sót đáng lo ngại, có thể dẫn đến các cuộc tấn công độc hại.
08:00 | 04/05/2024
Năm 2023, tình hình an ninh mạng, an toàn thông tin diễn biến phức tạp, trên không gian mạng các thế lực thù địch không ngừng gia tăng các hoạt động tấn công, lừa đảo, chống phá Đảng, Nhà nước. Việc lộ lọt các thông tin quan trọng, thông tin bí mật nhà nước tiếp tục diễn biến khó lường. Trước những thuận lợi và thách thức đặt ra trong tình hình mới, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều đường lối, chủ trương quan trọng về lĩnh vực an ninh mạng, an toàn thông tin được cụ thể hóa bằng các văn bản quy phạm pháp luật được ban hành năm 2023. Bài báo sẽ tổng hợp những văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực an ninh mạng, an toàn thông tin được ban hành tại Việt Nam trong năm 2023.