Trao Giải thưởng Sáng tạo Khoa học công nghệ Việt Nam năm 2023 cho 47 công trình xuất sắc
Tham dự buổi lễ có các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng: Phó thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang; Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt; Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Lê Quang Huy; Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam Châu Văn Minh; Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Nguyễn Đình Khang cùng đại diện lãnh đạo các ban, Bộ, ngành Trung ương và địa phương.
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang phát biểu tại lễ tổng kết và trao Giải thưởng Sáng tạo Khoa học công nghệ Việt Nam năm 2023
Phát biểu tại buổi lễ, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang đánh giá, việc trao Giải thưởng VIFOTEC là một hoạt động có nhiều ý nghĩa, thiết thực góp phần thúc đẩy sự phát triển của nền KHCN nước nhà, khích lệ các nhà khoa học, đội ngũ trí thức tham gia nghiên cứu, sáng tạo, kịp thời giải quyết những vấn đề đặt ra trong thực tiễn, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng - an ninh của đất nước.
Kể từ năm 1995 đến nay, qua 28 lần tổ chức, Giải thưởng đã từng bước khẳng định uy tín trong lĩnh vực sáng tạo khoa học kỹ thuật, được các nhà khoa học trong nước và bạn bè quốc tế đánh giá cao. Qua đó cũng khẳng định tài năng, trí tuệ và sức sáng tạo của con người Việt Nam trên mọi lĩnh vực.
Phó Thủ tướng cũng bày tỏ mong muốn những nghiên cứu, sáng tạo của các công trình đạt giải sẽ được ứng dụng trong thực tiễn, tạo ra nhiều sản phẩm có giá trị, góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh; thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, xây dựng đất nước chúng ta phát triển phồn vinh.
Nhân dịp này, Phó Thủ tướng đề nghị Liên hiệp các Hội Khoa học kỹ thuật Việt Nam, Quỹ Hỗ trợ sáng tạo kỹ thuật Việt Nam, các ban, Bộ, ngành, cơ quan, đơn vị tiếp tục nghiên cứu, quán triệt sâu sắc hơn nữa các nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về nội dung này, các nghị định, quyết định của Chính phủ, hướng dẫn của các ban, ngành liên quan để tiếp tục triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, phấn đấu cho mục tiêu xây dựng đội ngũ trí thức và phát triển KHCN.
TSKH. Phan Xuân Dũng, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và kỹ thuật Việt Nam, Chủ tịch Quỹ VIFOTEC cho biết, trong 28 năm qua, Giải thưởng VIFOTEC đã được tổ chức thành công, thu hút sự tham gia tích cực của đông đảo các nhà khoa học, các nhà sáng tạo trong cả nước. Hàng nghìn công trình khoa học được trao giải đã có đóng góp lớn vào sự nghiệp xây dựng đất nước và bảo vệ Tổ quốc.
TSKH. Phan Xuân Dũng, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và kỹ thuật Việt Nam phát biểu tại buổi lễ
Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Quỹ VIFOTEC đã trở thành một địa chỉ đáng tin cậy của các nhà khoa học, các nhà sáng tạo, là đối tác đặc biệt uy tín, tin cậy trong việc giới thiệu các tài năng trẻ, là cầu nối quan trọng để KHCN Việt Nam tiếp cận với nền KHCN tiên tiến trên thế giới.
Những kết quả đạt được của Giải thưởng VIFOTEC năm 2023 chính là sự tiếp nối kết quả của các năm trước, là nền tảng quan trọng tạo đà trong giai đoạn mới. TSKH. Phan Xuân Dũng hy vọng Giải thưởng sẽ tiếp tục khơi dậy những đam mê nghiên cứu khoa học và triển khai công nghệ trong mọi tầng lớp nhân dân, khơi dậy sự say mê sáng tạo đối với thế hệ trẻ trên cả nước.
Ban Cơ yếu Chính phủ đạt giải Nhì Giải thưởng sáng tạo Khoa học công nghệ Việt Nam
Tại buổi lễ, Ban Tổ chức đã trao Giải thưởng VIFOTEC năm 2023 cho 47 công trình gồm: 4 giải nhất, 10 giải Nhì, 16 giải ba và 17 giải khuyến khích. Trong đó, công trình “Nghiên cứu thiết kế, chế tạo module bảo mật phần cứng (HSM) ứng dụng trong các hệ thống bảo mật và xác thực thông tin” của nhóm tác giả: TS. Hoàng Văn Thức, Giám đốc Học viện Kỹ thuật mật mã; TS. Phạm Mạnh Tuấn, Giám đốc Công ty TNHH MTV 129 và ThS. Trần Sỹ Nam, Viện Khoa học - Công nghệ mật mã, cùng các cộng sự đến từ Ban Cơ yếu Chính phủ đã vinh dự đạt Giải Nhì lĩnh vực Công nghệ thông tin, điện tử và viễn thông.
Nhóm tác giả của Ban Cơ yếu Chính phủ: TS. Hoàng Văn Thức, Giám đốc Học viện Kỹ thuật mật mã (đứng giữa); TS. Phạm Mạnh Tuấn, Giám đốc Công ty TNHH MTV 129 (thứ 2 từ phải sang) và ThS. Trần Sỹ Nam, Viện Khoa học - Công nghệ mật mã (thứ 2 từ trái sang) nhận Giải Nhì từ Ban tổ chức
Công trình đã nghiên cứu phát triển thành công các thiết bị HSM (Hardware Security Module) hỗ trợ hai giao tiếp phổ thông hiện nay là USB và Ethernet. Công trình đã tự chủ hoàn toàn trong thiết kế, chế tạo và sản xuất phần cứng cũng như phần mềm và các tiện ích đi kèm; tích hợp thành công các thuật toán, lược đồ mật mã có độ an toàn cao đã được chuẩn hóa trong các bộ chuẩn được ban hành bởi các tổ chức có uy tín trên thế giới như ISO, NIST, BSI, cũng như các thuật toán giao thức, lược đồ, tham số mật mã riêng của Việt Nam.
Sản phẩm của công trình cũng đã được tích hợp nhiều giải pháp an ninh, an toàn như: chống bức xạ điện từ trường; chống bức xạ theo đường nguồn; tự hủy dữ liệu nhạy cảm khi can thiệp vật lý; cơ chế bảo vệ, sao lưu, khôi phục khóa mật mã; cơ chế xác thực mạnh đối với người quản trị và người sử dụng; kiểm toán, thống kê việc sử dụng các tác vụ mật mã. Bên cạnh sản phẩm chính là các thiết bị HSM hiện đã được triển khai sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực quốc phòng - an ninh cũng như khu vực kinh tế - xã hội trong thời gian vừa qua.
Quá trình tổ chức triển khai công trình nghiên cứu, nhóm nghiên cứu đã trích xuất từ các kết quả và công bố được 04 bài báo trên các Tạp chí chuyên ngành có uy tín trong lĩnh vực bảo mật và an toàn thông tin, góp phần đào tạo nguồn nhân lực về lĩnh vực công trình đã nghiên cứu.
Với việc tổ chức triển khai thực hiện thành công công trình nghiên cứu đã khẳng về khả năng làm chủ và tự chủ về công nghệ và mật mã trong thiết kế chế tạo các sản phẩm bảo mật, an toàn thông tin nói chung và các sản phẩm mật mã công nghệ cao nói riêng của Việt Nam, thực hiện theo đúng chủ trương của Đảng và Nhà nước về đẩy mạnh phong trào “Make in VietNam”. Sản phẩm của công trình góp phần đảm bảo cho thông tin được trao đổi, xử lý, lưu trữ trên các hệ thống thông tin được bảo mật, chính xác, kịp thời, góp phần giữ vững an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, đem lại những lợi ích đáng kể về chính trị, kinh tế trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
Phương Thu
22:00 | 09/05/2024
11:00 | 19/06/2024
18:00 | 10/07/2024
09:00 | 26/03/2024
15:00 | 30/07/2024
09:00 | 09/08/2024
10:00 | 19/07/2024
18:00 | 05/07/2024
17:00 | 28/08/2024
07:00 | 23/09/2024
Trải qua chặng đường gần 80 năm xây dựng và phát triển, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, ngành Cơ yếu Việt Nam đã có những đóng góp to lớn cho sự nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước. Trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, công tác cơ yếu đã luôn khẳng định vị trí và vai trò quan trọng trong việc bảo vệ tuyệt đối bí mật, chính xác, kịp thời thông tin lãnh đạo, chỉ đạo, chỉ huy của Đảng, Nhà nước và lực lượng vũ trang trong mọi tình huống, hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao.
10:00 | 06/09/2024
Hà Lan vừa ban hành lệnh cấm toàn diện việc học sinh tiểu học và trung học mang điện thoại thông minh, đồng hồ thông minh và máy tính bảng đến trường. Đây là động thái mạnh mẽ nhằm giải quyết tình trạng xao nhãng và giảm khả năng tương tác xã hội của học sinh do các thiết bị điện tử gây ra.
12:00 | 12/04/2024
Ngày 1/4, Mỹ và Anh công bố một thỏa thuận hợp tác mới về bảo đảm sự phát triển an toàn trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI). Trong khuôn khổ thỏa thuận, hai bên sẽ cùng nhau thúc đẩy việc thử nghiệm các mô hình AI tiên tiến, đồng thời ứng phó với những rủi ro mà trí tuệ nhân tạo có thể gây ra cho an ninh quốc gia và cho xã hội nói chung.
08:00 | 09/04/2024
Những tuần qua, hoạt động tấn công mạng, đặc biệt là mã độc mã hóa dữ liệu tống tiền (ransomware) tại Việt Nam được đánh giá tăng mạnh, đồng thời có thể diễn biến phức tạp giai đoạn tới, nguy cơ ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động phát triển kinh tế, xã hội. Trước bối cảnh đó, ngày 7/4 vừa qua, Thủ tướng Phạm Minh Chính ra công điện yêu cầu bộ, ngành, địa phương rà soát, đánh giá tình hình bảo đảm an toàn thông tin mạng.