Pháp luật hiện hành có nhiều quy định về trách nhiệm của Ban Cơ yếu Chính phủ. Theo Điều 6 Luật Cơ yếu năm 2011, Ban Cơ yếu Chính phủ là cơ quan mật mã quốc gia, quản lý chuyên ngành về cơ yếu, có trách nhiệm giúp Bộ trưởng Bộ Quốc phòng thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về cơ yếu. Khoản 1, Điều 49 Luật Xuất, nhập cảnh của công dân Việt Nam năm 2019 quy định Ban Cơ yếu Chính phủ có trách nhiệm: “Cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ phục vụ công tác cấp, quản lý hộ chiếu có gắn chíp điện tử”.
Ngoài ra, Luật Giao dịch điện tử năm 2005 quy định cụ thể chữ ký điện tử. Trách nhiệm Ban Cơ yếu Chính phủ trong việc cung cấp chữ ký số chuyên dùng Chính phủ đã được quy định rõ tại Nghị định số 26/2007/NĐ-CP ngày 15/02/2007, Nghị định số 130/2018/NĐ-CP ngày 27/9/2018 quy định chi tiết thi hành Luật này và Nghị định số 09/2014/NĐ-CP ngày 27/01/2014 quy định chức năng, nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ban Cơ yếu Chính phủ.
Quản lý nhà nước về chữ ký số công cộng, chữ ký số chuyên dùng dùng riêng và nhiệm vụ quản lý nhà nước về chữ ký số chuyên dùng Chính phủ là hai nhiệm vụ riêng. Hai nhiệm vụ này khác nhau về đối tượng, mục tiêu, chủ thể, phương thức quản lý và hạ tầng kỹ thuật. Từ năm 2007 đến nay, đã hình thành 2 tổ chức quản lý: Bộ Thông tin và Truyền thông (Trung tâm chứng thực điện tử Quốc gia quản lý hệ thống chứng thực chữ ký số công cộng, chữ ký số chuyên dùng dùng riêng cấp cho cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp) và Ban Cơ yếu Chính phủ (Cục Chứng thực số và Bảo mật thông tin quản lý hệ thống chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ phục vụ các cơ quan Đảng, Nhà nước và tổ chức chính trị - xã hội), hoạt động không chồng chéo, có hiệu quả.
Thời gian qua, Ban Cơ yếu Chính phủ đã giúp Bộ Nội vụ, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ (dự thảo Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi) dự kiến sửa “chữ ký số chuyên dùng Chính phủ” thành “chữ ký số chuyên dùng công vụ) ổn định, đồng bộ, toàn diện trên các mặt: hoàn thiện hành lang pháp lý; mở rộng hạ tầng kỹ thuật quy mô quốc gia; cung cấp, tuyên truyền, đào tạo, tập huấn, hướng dẫn sử dụng; kiểm tra, đánh giá, sơ tổng kết công tác quản lý, sử dụng chữ ký số chuyên dùng Chính phủ (chuyên dùng công vụ).
Tiếp tục khẳng định vị trí, vai trò của ngành Cơ yếu, ngày 05/3/2020, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 56-NQ/TW về Chiến lược phát triển ngành Cơ yếu Việt Nam đến năm 2030 và định hướng đến năm 2045, trong đó nêu rõ mục tiêu đến năm 2025 là “Phát triển hạ tầng cơ sở mật mã quốc gia hiện đại... Bảo đảm cán bộ, công chức được sử dụng chữ ký chuyên dùng Chính phủ...”; đến năm 2030 là “Phát triển, mở rộng hệ thống chứng thực chữ ký chuyên dùng Chính phủ tiên tiến, hiện đại”...; trong phần nhiệm vụ, giải pháp đã nêu “lực lượng cơ yếu chủ trì triển khai sản phẩm mật mã để bảo vệ thông tin bí mật nhà nước, hệ thống chữ ký chuyên dùng Chính phủ”.
Việc sửa đổi, bổ sung Luật Giao dịch điện tử là cần thiết, nhằm thể chế hóa quan điểm của Đảng, bảo đảm thống nhất trong hệ thống pháp luật và phù hợp với thực tiễn, đồng thời không làm thay đổi chức năng, nhiệm vụ của các bộ, ngành hiện nay. Khoản 2, Điều 7 (trách nhiệm quản lý nhà nước về giao dịch điện tử) của dự thảo Luật báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định: “Bộ Thông tin và Truyền thông chịu trách nhiệm trước Chính phủ quản lý nhà nước đối với giao dịch điện tử theo quy định của Luật này.
Qua nghiên cứu cho thấy, chữ ký số dùng để xác nhận sự chấp thuận và chống chối bỏ của chủ thể ký đối với nội dung văn bản. Về mặt kỹ thuật, chữ ký số là một dạng chữ ký điện tử được tạo ra bằng sự biến đổi một thông điệp dữ liệu sử dụng hệ thống mật mã không đối xứng. Theo Điểm C, Khoản 2, Điều 21 Luật Cơ yếu thì “Ban Cơ yếu Chính phủ quản lý, kiểm soát việc sử dụng các loại sản phẩm mật mã trong cả nước” và Khoản 4, Điều 52 Luật An toàn thông tin mạng năm 2015 quy định rõ “Ban Cơ yếu Chính phủ giúp Bộ trưởng Bộ Quốc phòng thực hiện quản lý nhà nước về mật mã dân sự".
Theo đó, ngoài giúp Bộ trưởng Bộ Quốc phòng thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước về chữ ký số chuyên dùng Chính phủ (chuyên dùng công vụ), Ban Cơ yếu Chính phủ còn có trách nhiệm giúp Bộ trưởng Bộ Quốc phòng thực hiện quản lý nhà nước về mật mã sử dụng trong chữ ký số (mật mã bảo vệ thông tin bí mật nhà nước và mật mã dân sự). Vì vậy, chữ ký số công cộng, chữ ký số chuyên dùng dùng riêng hay chữ ký số chuyên dùng Chính phủ (chuyên dùng công vụ) sử dụng mật mã để ký, xác thực mà mật mã đã được giao cho Ban Cơ yếu Chính phủ quản lý với vai trò là Cơ quan mật mã quốc gia.
Chính vì vậy, Điều 15, Điều 16 Nghị định số 130/2018/NĐ-CP ngày 27/9/2018 quy định trước khi cấp phép cho cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp về chữ ký số công cộng, chữ ký số chuyên dùng dùng riêng thì Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Ban Cơ yếu Chính phủ thẩm tra hồ sơ và cấp phép, thay đổi nội dung giấy phép, cấp lại giấy phép. Theo đó, nội dung quản lý nhà nước về chữ ký số bao gồm trách nhiệm của cả Ban Cơ yếu Chính phủ và Bộ Thông tin và Truyền thông.
Để bảo đảm tính thống nhất trong hệ thống pháp luật, phù hợp với thực tiễn, đề nghị rà soát, chỉnh lý dự thảo Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi) theo hướng quy định rõ hơn trách nhiệm của Ban Cơ yếu Chính phủ về quản lý chữ ký số chuyên dùng công vụ.
Cụ thể, tại Điều 7 (trách nhiệm quản lý nhà nước về giao dịch điện tử) sửa khoản 2 và bổ sung khoản 3 như sau: “(2). Bộ Thông tin và Truyền thông chịu trách nhiệm trước Chính phủ trong việc chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động giao dịch điện tử theo quy định của Luật này, trừ chữ ký số chuyên dùng công vụ. (3). Ban Cơ yếu Chính phủ giúp Bộ trưởng Bộ Quốc phòng thực hiện quản lý nhà nước về chữ ký số chuyên dùng công vụ theo quy định của Luật này”.
Tại Điều 26 (Chữ ký số chuyên dùng công vụ) sửa khoản 1 cho rõ hơn và bổ sung khoản 4 như sau: “(1). Chữ ký số chuyên dùng công vụ được cung cấp bởi Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng công vụ thuộc Ban Cơ yếu Chính phủ”. (4). Ban Cơ yếu Chính phủ giúp Bộ trưởng Bộ Quốc phòng xây dựng, ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về chữ ký số chuyên dùng công vụ, dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng công vụ”.
Đoàn Phúc Thịnh (daibieunhandan.vn)
14:00 | 20/02/2023
09:00 | 23/08/2023
13:00 | 18/09/2023
07:00 | 16/11/2022
17:00 | 27/09/2024
08:00 | 07/11/2022
16:00 | 26/04/2023
13:00 | 17/01/2024
15:00 | 26/06/2024
16:00 | 17/04/2023
13:00 | 11/11/2024
Ủy ban Bảo vệ dữ liệu cá nhân Hàn Quốc đã quyết định phạt Meta, công ty mẹ của Facebook và Instagram, 21,6 tỷ Won (tương đương 15,6 triệu USD) với lý do công ty thu thập dữ liệu nhạy cảm của người dùng mà không thông báo và cung cấp cho các nhà quảng cáo.
21:00 | 29/08/2024
Nhà mạng lớn nhất Anh Quốc - EE đã lên tiếng về việc bảo vệ trẻ em khỏi tác động tiêu cực của điện thoại thông minh. Nhà mạng khuyến cáo các bậc cha mẹ không nên cho trẻ dưới 11 tuổi tiếp xúc với thiết bị này. Hướng dẫn mới được đưa ra trong bối cảnh các bậc phụ huynh ngày càng lo ngại những cạm bẫy tiềm ẩn của việc tiếp cận điện thoại thông minh đối với thanh thiếu niên.
16:00 | 26/07/2024
Quan chức an ninh hàng đầu của Đức tuyên bố Đức sẽ cấm sử dụng các linh kiện quan trọng từ các công ty Trung Quốc là ZTE và Huawei từ năm 2026.
09:00 | 28/06/2024
Internet hiện là một phần không thể thiếu trong cuộc sống mỗi người, kể cả trẻ em với nhiều lợi ích trong học tập và giải trí. Tuy nhiên, việc sử dụng Internet cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn với trẻ em. Theo số liệu ghi nhận từ Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp không gian mạng Việt Nam, Bộ Thông tin và Truyền thông (Bộ TT&TT), có hơn 48% thanh thiếu niên đã từng bị bắt nạt trên mạng và trên 13% trẻ em phải tiếp xúc với các hình ảnh, thông tin khiêu dâm không mong muốn.