Trong thời đại cạnh tranh toàn cầu, việc đánh giá và xếp hạng năng lực của một doanh nghiệp hay cao hơn là một quốc gia theo tiêu chí nào đó trở nên rất quan trọng và được dư luận quan tâm. Sức mạnh quốc gia tổng hợp (Comprehensive National Power - CNP) là một khái niệm trong lĩnh vực quan hệ quốc tế, dùng để chỉ toàn bộ thực lực đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của một quốc gia, bao gồm các nhân tố vật chất (phần cứng) và tinh thần (phần mềm). Trong đó, phần cứng gồm: lãnh thổ, tài nguyên thiên nhiên, kinh tế, quốc phòng - an ninh, cơ sở hạ tầng, khoa học - kỹ thuật - công nghệ, giáo dục,... Phần mềm gồm: chính quyền (có đại diện cho số đông dân số, có hợp lòng dân, pháp trị, có tham nhũng,... hay không), quan hệ đối ngoại với các nước khác, cống hiến quốc tế, văn hoá,... Phần mềm này hiện nay thường được thay bằng khái niệm “sức mạnh mềm”, đó là sức hấp dẫn về văn hoá, chính trị, nghệ thuật, giá trị quan, sức hấp dẫn của chế độ xã hội....
Khái niệm sức mạnh không gian mạng quốc gia là việc diễn giải, cụ thể khái niệm “Sức mạnh quốc gia tổng hợp”, ý nghĩa là chỉ sức mạnh tổng hợp của quốc gia có được trong môi trường không gian mạng. Một số tổ chức uy tín trên thế giới thực hiện đánh giá, xếp hạng về an ninh mạng, sức mạnh không gian mạng các nước như sau:
Chỉ số an toàn không gian mạng toàn cầu (Global Cybersecurity Index - GCI) được Liên minh Viễn thông Quốc tế (International Telecommunication Union - ITU) đưa ra lần đầu tiên vào năm 2015 để so sánh và phân tích khả năng an ninh mạng của các quốc gia thành viên [1]. Chỉ số GCI ánh xạ 82 câu hỏi về các cam kết an ninh mạng của các quốc gia trên 05 tiêu chí là: (1) Các biện pháp pháp lý (các luật và quy định về tội phạm mạng và an ninh mạng); (2) Các biện pháp kỹ thuật (việc thực hiện các năng lực kỹ thuật của các cơ quan nhà nước và các đơn vị liên quan); (3) Các biện pháp tổ chức (các chiến lược quốc gia và các tổ chức thực hiện an ninh mạng); (4) Các biện pháp phát triển năng lực (các kế hoạch nâng cao nhận thức, đào tạo, giáo dục và khuyến khích phát triển năng lực an ninh mạng); (5) Các biện pháp hợp tác (mối quan hệ đối tác với các tổ chức, công ty và quốc gia khác).
Hình 1. Bảng xếp hạng chỉ số GCI năm 2020
Trong kỳ đánh giá thứ tư vào năm 2020 (Hình 1), Mỹ, Anh, Ả-Rập, Estonia, Hàn Quốc,... là các quốc gia đứng đầu. Khu vực Đông Nam Á có hai đại diện trong top 10 là Singapore và Malaysia. Việt Nam vươn lên vị trí thứ 25 trong 194 quốc gia và vùng lãnh thổ được xếp hạng, thứ 7 khu vực châu Á - Thái Bình Dương và thứ 4 khu vực ASEAN. So với kỳ đánh giá năm 2019, xét trên toàn cầu Việt Nam tăng 25 bậc, vượt qua Thái Lan để xếp thứ 4/11 quốc gia khu vực ASEAN, xếp sau Singapore, Malaysia và Indonesia.
Đáng chú ý, một số quốc gia thường được nhắc đến có hoạt động tấn công mạng, gián điệp mạng nhưng lại xếp sau Việt Nam như Australia (29), Trung Quốc (33), Israel (36),....
Tháng 6/2020, Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế Vương quốc Anh (International Institute for Strategic Studies - ISS) công bố báo cáo “Đánh giá năng lực mạng và sức mạnh quốc gia" [2], đưa ra phương pháp luận và đánh giá cụ thể về năng lực mạng của 15 quốc gia. Các quốc gia gồm Mỹ, Vương quốc Anh, Canada, Australia (4/5 đồng minh nhóm tình báo Five Eyes); Pháp và Israel (hai quốc gia đồng minh có năng lực nhất về không gian mạng của nhóm Five Eyes); Nhật Bản (cũng là đồng minh của nhóm Five Eyes, nhưng kém năng lực hơn về an ninh mạng, mặc dù có sức mạnh kinh tế số); Trung Quốc, Nga, Iran và Triều Tiên (các quốc gia được cho là gây ra mối đe dọa mạng đối với lợi ích của phương Tây); Ấn Độ, Indonesia, Malaysia và Việt Nam (bốn quốc gia ở giai đoạn đầu phát triển sức mạnh không gian mạng).
Báo cáo đánh giá năng lực của mỗi quốc gia theo 07 hạng mục là: (1) Chiến lược và học thuyết; (2) Quản trị, chỉ huy và kiểm soát; (3) Năng lực tỉnh báo mạng cốt lõi; (4) Ưu thế và sự phụ thuộc vào mạng; (5) An ninh mạng và khả năng phục hồi; (6) Vai trò dẫn dắt toàn cầu trong các vấn đề không gian mạng; (7) Khả năng tấn công mạng.
Báo cáo phân loại năng lực mạng thành 03 cấp: Cấp 1 là Hoa Kỳ; Cấp 2 gồm Australia, Canada, Israel, Nga, Pháp, Trung Quốc và Vương quốc Anh; Cấp 3 gồm Ấn Độ, Bắc Triều Tiên, Indonesia, Iran, Malaysia, Nhật Bản và Việt Nam. Báo cáo cũng nhận xét rằng Trung Quốc là nước có khả năng nhất để lên Cấp 1, cùng sánh ngang với Mỹ.
Tháng 9/2020, Trung tâm Belfer của Harvard Kennedy School (Mỹ) công bố “Báo cáo đánh giá Chỉ số sức mạnh mạng quốc gia năm 2020 (National Cyber Power Index - NCPI)” (Hình 2) [3]. NCPI thực hiện phương pháp tiếp cận tổng thể để đánh giá sức mạnh mạng của 30 quốc gia, bao gồm cả những nội dung nhạy cảm, thưởng không công khai như: tấn công mạng, tình báo, định hướng tuyên truyền thông tin.
NCPI sử dụng 32 chỉ số về ý định (intent) và 27 chỉ số về năng lực (capability) để thu thập thông tin liên quan. Các chỉ số phân thành 7 nhóm, bao gồm: (1) Giảm sát và theo dõi các nhóm trong nước; (2) Tăng cường và nâng cao khả năng quốc phòng trên không gian mạng; (3) Kiểm soát và thao tác (thao túng) môi trường thông tin; (4) Thu thập thông tin tình báo nước ngoài về an ninh quốc gia; (5) Đạt được lợi ích thương mại hoặc thúc đẩy tăng trưởng ngành công nghiệp trong nước; (6) Phá hủy hoặc phá vỡ cơ sở hạ tầng và khả năng của đối thủ:
Hình 2. Xếp hạng các quốc gia theo NCPI năm 2020 quốc tế.
(7) Đưa ra các quy định và tiêu chuẩn kỹ thuật mạng
Theo đánh giá NCPI 2020, các quốc gia đứng đầu về bảy mục tiêu là: Mỹ, Trung Quốc, Vương quốc Anh, Nga, Hà Lan, Pháp, Đức, Canada, Nhật Bản và Australia. Mỹ là nước đứng đầu, trong khi Trung Quốc đứng ở vị trí thứ hai và đang vươn lên mạnh mẽ, phản ảnh kết quả những năm gần đây Trung Quốc đầu tư rất nhiều vào nghiên cứu và phát triển công nghệ. Trái với suy nghĩ của nhiều người là trường hợp của Israel chỉ xếp thứ 11, trong khi nước này thường được các nhà bình luận đánh giá cao, đặc biệt về khả năng tấn công mạng và tình báo mạng (Nhóm nghiên cứu giải thích rằng họ sử dụng dữ liệu công khai, trong khi phần lớn sức mạnh không gian mạng của Israel được vận hành một cách bí mật).
Tại khu vực Đông Nam Á, ngoài Singapore thì Malaysia cũng được đánh giá cao vì nước này thuộc top 10 trong bốn lĩnh vực: kiểm soát thông tin, tình báo, lợi ích kinh doanh, các quy tắc mạng và luật pháp. Việt Nam xếp hạng thứ 20, trên Ấn Độ và Italia; được đánh giá cao trên hai chỉ số là: Theo dõi, giám sát không gian mạng (thứ 3/30) và Kiểm soát và định hướng thông tin (thứ 5/30).
Không gian mạng vẫn là môi trường mới, đang trong quá trình định hình; các chính khách, học giả cũng như giới chuyên gia có quan điểm khác nhau về một số chỉ số đánh giá sức mạnh không gian mạng (như về “chủ quyền mạng”, “dân số mạng”, “sức mạnh mềm trên mạng” hay quan điểm liên quan đến chiến tranh mạng, tác chiến trên mạng,...). Phương pháp đánh giá của Viện Nghiên cứu IISS và Trung tâm Belfer được cho là khá toàn diện. Tuy nhiên, thông tin phục vụ việc nghiên cứu đánh giá chưa đầy đủ, chủ yếu là thông tin công khai, một số đó chưa có biện pháp đối chiếu, kiểm chứng nên các kết quả nghiên cứu, đánh giá ở trên mới dừng ở mức độ tham khảo.
Trần Văn Liệu, Phạm Sỹ Nguyên
21:00 | 07/10/2022
13:00 | 16/09/2022
07:00 | 15/09/2022
17:00 | 07/11/2024
Ngày 22/10/2024, Chính phủ ban hành Quyết định số 1236/QĐ-TTg, công bố Chiến lược quốc gia về ứng dụng và phát triển công nghệ Blockchain đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 (Chiến lược Blockchain Quốc gia), để Việt Nam trở thành quốc gia thuộc nhóm các nước dẫn đầu khu vực và có vị thế quốc tế trong ngành Blockchain. Trong đó, Ban Cơ yếu Chính phủ được giao một số nhiệm vụ như: Chủ trì nghiên cứu, ứng dụng công nghệ Blockchain trong lĩnh vực cơ yếu, chữ ký số chuyên dùng công vụ; Chủ trì nghiên cứu, đề xuất các tiêu chuẩn, quy chuẩn về mật mã cho Hạ tầng chuỗi khối Việt Nam... Để làm rõ những nhiệm vụ này, Tạp chí An toàn thông tin đã có buổi phỏng vấn với Trung tướng, TS. Đặng Vũ Sơn, Nguyên Trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ, Cố vấn cấp cao Hiệp hội Blockchain Việt Nam.
07:00 | 23/10/2024
Ngày 22/10, Chính phủ ban hành quyết định số 1236/QĐ-TTg, công bố Chiến lược quốc gia về ứng dụng và phát triển công nghệ Blockchain đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
09:00 | 11/09/2024
Cơ quan lập pháp bang California của Mỹ vừa thông qua một dự luật mang tính bước ngoặt nhằm quản lý các mô hình trí tuệ nhân tạo (AI). Đây được xem là một động thái quan trọng trong việc thiết lập các quy tắc và tiêu chuẩn cho sự phát triển và ứng dụng AI, đồng thời giải quyết những lo ngại về an toàn và đạo đức liên quan đến công nghệ này.
13:00 | 13/08/2024
Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Công điện số 33/CĐ-TTg ngày 07/4/2024 về tăng cường bảo đảm an toàn thông tin (ATTT) mạng. Trong đó, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng tăng cường bảo đảm ATTT mạng theo chức năng, nhiệm vụ được giao và trong lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý; phối hợp Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức thanh tra, kiểm tra và xử lý hành vi vi phạm pháp luật về ATTT mạng.