Mới đây, Bắc Kinh vừa công bố kế hoạch hành động nhằm kích thích sự phát triển của nền kinh tế số. Theo cơ quan quản lý kinh tế và công nghệ thông tin thành phố Bắc Kinh, kế hoạch hành động đưa ra các biện pháp như: cải thiện khả năng cung cấp công nghệ số và phát triển hệ sinh thái đổi mới.
Kế hoạch tập trung vào những đột phá về công nghệ cốt lõi trong chip cao cấp, trí tuệ nhân tạo, các phần mềm quan trọng, blockchain, điện toán đám mây,... và các lĩnh vực khác. Theo kế hoạch, Bắc Kinh sẽ thu hút các dự án và tổ chức trong và ngoài nước, đồng thời tăng cường hoạt động chia sẻ dữ liệu.
Các chuyên gia trong ngành cho biết, công tác bảo vệ an ninh mạng có tầm quan trọng lớn trong chiến lược phát triển nền kinh tế số của Trung Quốc. Cần có nhiều nỗ lực hơn nữa để chống lại các nguy cơ tấn công mạng nhằm vào cơ sở hạ tầng thông tin quan trọng và chuỗi cung ứng.
Luật An ninh mạng của Trung Quốc đã có hiệu lực cách đây 5 năm, mở đường cho sự phát triển ngày càng gia tăng của công nghệ số trong công việc và cuộc sống của con người, đồng thời bảo vệ sự phát triển không gian mạng của Trung Quốc.
Du Guangda, Phó Cục trưởng Cục An ninh mạng, Bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin, cơ quan quản lý ngành hàng đầu của Trung Quốc cho biết, bảo mật dữ liệu đã trở thành một phần quan trọng của an ninh quốc gia và cần nhiều nỗ lực hơn nữa để tăng cường khả năng chống lại các rủi ro về dữ liệu.
Cơ quan quản lý đang soạn thảo hướng dẫn để thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp bảo mật dữ liệu, hỗ trợ việc sử dụng chuyên sâu dữ liệu. Hướng dẫn này sẽ nhấn mạnh các khía cạnh bao gồm phát triển các sản phẩm công nghệ cốt lõi, mở rộng dịch vụ bảo mật dữ liệu, xây dựng hệ thống tiêu chuẩn ngành và tăng cường giao lưu và hợp tác quốc tế.
Zhou Hongyi, người sáng lập công ty an ninh mạng 360 Security Group (Colombia) cho biết, khi một loạt các ngành công nghiệp chấp nhận số hóa, nền kinh tế số đang trở thành động cơ mới thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Trung Quốc, nhưng chuyển đổi số nhanh hơn cũng đi kèm với nhiều rủi ro bảo mật hơn. Zhou chia sẻ thêm "Nhiều cuộc tấn công mạng nhằm vào các doanh nghiệp lớn và cơ sở hạ tầng quan trọng được thực hiện bằng cách tấn công vào các doanh nghiệp vừa và nhỏ dọc theo chuỗi cung ứng. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ thường thiếu vốn, chuyên gia an ninh mạng và công nghệ để gia tăng khả năng bảo mật kỹ thuật số của họ".
Để giải quyết vấn đề, Zhou đề xuất thiết lập một cơ chế giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ đối phó với các thách thức an ninh mạng, điều này sẽ giúp Trung Quốc xây dựng lá chắn cho an ninh kỹ thuật số và bảo vệ nền kinh tế số.
Wu Hequan, chuyên gia tại Học viện Kỹ thuật Trung Quốc cho biết, cơ sở hạ tầng thông tin quan trọng đã trở thành mục tiêu chính của các cuộc tấn công mạng và các mối đe dọa mạng đối với chuỗi cung ứng đang gia tăng. Trong bối cảnh rủi ro gia tăng, các quốc gia trên toàn thế giới đang tăng cường các biện pháp quản lý để bảo vệ tài sản dữ liệu tốt hơn.
Wang Xiujun, Chủ tịch Hiệp hội An ninh mạng Trung Quốc cho biết, Trung Quốc đã đạt được tiến bộ trong việc tăng cường khung pháp lý về an ninh mạng trong 5 năm qua. Trong khi đó, các công nghệ Internet, ứng dụng và định dạng kinh doanh mới liên tục xuất hiện và đặt ra những thách thức mới.
Trong bối cảnh đó, theo công ty nghiên cứu thị trường International Data Corp (Hoa Kỳ) thì chi tiêu liên quan đến an ninh mạng cho phần cứng, phần mềm và dịch vụ của Trung Quốc được dự báo sẽ đạt 21,46 tỷ USD vào năm 2025, tăng từ 10,26 tỷ USD vào năm 2021.
Phạm Bình Dũng
(tổng hợp)
14:00 | 25/07/2022
15:00 | 19/03/2022
07:00 | 30/05/2022
09:00 | 27/05/2022
15:00 | 10/01/2025
Trong 15 năm qua (2008 - 2023), ngành Cơ yếu Việt Nam đã có những bước tiến vượt bậc trong lĩnh vực khoa học - công nghệ mật mã, góp phần quan trọng vào việc bảo đảm an toàn an ninh thông tin quốc gia. Trước sự phát triển mạnh mẽ của cách mạng công nghiệp 4.0 với các công nghệ như trí tuệ nhân tạo (AI), dữ liệu lớn (Big Data), và sự xuất hiện của máy tính lượng tử, ngành Cơ yếu đã đặc biệt chú trọng công tác nghiên cứu phát triển khoa học công nghệ mật mã, ứng dụng các công nghệ tiên tiến để bảo vệ hạ tầng thông tin quốc gia. Những thành tựu này không chỉ đáp ứng yêu cầu bảo mật và an toàn thông tin trong giai đoạn hiện tại mà còn giúp Việt Nam sẵn sàng đối mặt với các thách thức an ninh mới trong tương lai.
14:00 | 26/12/2024
Từ ngày 24 - 26/12, Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2024 - 2025 đã diễn ra thành công tốt đẹp. Đặc biệt, đây là năm đầu tiên, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) phối hợp với Ban Cơ yếu Chính phủ (CYCP) triển khai phương thức vận chuyển đề thi qua hệ thống bảo mật của Ban CYCP.
07:00 | 17/10/2024
Dự án Luật Dữ liệu là một trong những dự án luật do Bộ Công an chủ trì xây dựng, có vai trò quan trọng trong công tác chuyển đổi số quốc gia.
13:00 | 13/08/2024
Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Công điện số 33/CĐ-TTg ngày 07/4/2024 về tăng cường bảo đảm an toàn thông tin (ATTT) mạng. Trong đó, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng tăng cường bảo đảm ATTT mạng theo chức năng, nhiệm vụ được giao và trong lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý; phối hợp Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức thanh tra, kiểm tra và xử lý hành vi vi phạm pháp luật về ATTT mạng.