Theo đó, Bộ chỉ số đánh giá chuyển đổi số của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và của quốc gia (tên tiếng Anh là Digital Transformation Index - DTI) có chức năng theo dõi, đánh giá thực chất, khách quan, công bằng các kết quả thực hiện chuyển đổi số hàng năm của các đơn vị Bộ, tỉnh, thành phố trong quá trình triển khai thực hiện gồm: Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng đến Chính phủ số giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030; Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số - xã hội số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
Cụ thể, DTI bao gồm các chỉ số thành phần theo đặc điểm, tính chất quản lý nhà nước của các Bộ, tỉnh, thành phố, quốc gia. Đặc biệt hình thành chỉ số để so sánh giữa các năm và cung cấp thông tin cho tổ chức quốc tế đánh giá, xếp hạng Việt Nam trong các chỉ số toàn cầu về: Chính phủ điện tử (EGDI); CNTT (IDI); An toàn thông tin mạng (ATTTM); năng lực cạnh tranh (GCI); đổi mới sáng tạo (GII).
Đồng thời, DTI còn xác định được những thực tiễn tốt, điển hình trong quá trình thực hiện chuyển đổi số để nhân rộng trên cả nước; cho phép nhập dữ liệu báo cáo trực tuyến, tra cứu kết quả đánh giá của Bộ, tỉnh, quốc gia…
Bên cạnh những giá trị mang lại, Quyết định yêu cầu khi triển khai thực hiện phải đảm bảo tính khả thi, phù hợp với đặc điểm, điều kiện thực tế của bộ, tỉnh; Có tính mở; Đồng bộ, thống nhất trên hệ thống phần mềm thu thập, tính toán của DTI.
DTI áp dụng cho 03 cấp: Tỉnh, Bộ, quốc gia. Cụ thể, cấp tỉnh được cấu trúc theo 03 trụ cột (chính quyền số, kinh tế số, xã hội số), bao gồm: Thông tin chung (các thông tin tổng quan của tỉnh không dùng để đánh giá); 09 chỉ số chính gồm: nhận thức số, thể chế số, hạ tầng số, nhân lực số, an toàn thông tin mạng, đô thị thông minh; Hoạt động chính quyền số, hoạt động kinh tế số, hoạt động xã hội số; 98 chỉ số thành phần…
Cấp Bộ sẽ đánh giá chung mức độ chuyển đổi số của Bộ, phù hợp với đặc điểm mỗi bộ phụ trách các lĩnh vực khác nhau bao gồm: Thông tin chung (các thông tin tổng quan về bộ không dùng để đánh giá); 06 chỉ số; 70 chỉ số thành phần.
Cấp quốc gia gồm 24 chỉ số, thể hiện mức độ đạt được các mục tiêu, chỉ tiêu thuộc chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử... đồng thời, tham chiếu đến các chỉ số được sử dụng, đánh giá của quốc tế.
DTI cũng quy định thang điểm khi đánh giá đối với: Cấp tỉnh, Bộ, quốc gia là 1.000 điểm. Số liệu báo cáo, đánh giá của Bộ, tỉnh theo từng chỉ số thành phần sẽ do Bộ, tỉnh nhập vào phần mềm, được tự động tính điểm số. Các điểm số tự động được thay đổi theo kỳ cập nhật và Bộ, tỉnh có thể theo dõi các số liệu, chỉ số trên phần mềm hệ thống của DTI.
"Bộ TT&TT sẽ thực hiện việc đánh giá độc lập các chỉ số thành phần có số liệu do Bộ TT&TT hoặc Bộ, ngành khác theo dõi, giám sát qua hệ thống thông tin; Kết quả đánh giá, xếp hạng sẽ được công bố trên Cổng thông tin điện tử của Bộ TT&TT và Cổng thông tin đánh giá xếp hạng chuyển đổi số", Quyết định nêu rõ.
Để nâng cao hiệu quả của việc thực hiện Quyết định, các giải pháp cụ thể được quy định như sau: Các Bộ, tỉnh, đơn vị trực thuộc cần bố trí nguồn lực, đảm bảo thực hiện công tác theo dõi, đánh giá chuyển đổi số thường xuyên, liên tục, đảm bảo trung thực, khác quan, kịp thời trong việc điều tra, tổng hợp, thống kê, báo cáo kết quả chuyển đổi số; Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến về DTI; Tăng cường ứng dụng CNTT, đảm bảo kinh phí công cho công tác xác định DTI cấp Bộ, tỉnh…
Bộ TT&TT giao trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ cho các cơ quan, đơn vị trực thuộc của Bộ cần phối hợp với Cục Tin học hóa trong việc xây dựng, cập nhật các chỉ số thành phần, chỉ số chính của DTI và thẩm định, xác minh các thông tin, số liệu liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của đơn vị.
Tuệ Minh
09:00 | 04/05/2022
21:00 | 14/07/2022
08:00 | 16/01/2018
08:00 | 05/07/2022
13:00 | 14/07/2022
21:00 | 14/07/2022
10:07 | 07/03/2017
14:00 | 03/06/2022
16:00 | 04/08/2023
Trung Quốc coi việc quản lý Internet theo pháp luật là một phần quan trọng trong việc quản lý toàn diện đất nước. 30 năm qua, Trung Quốc đã đạt được nhiều kết quả trong xây dựng hệ thống pháp luật về quản lý Internet thông qua việc không ngừng hoàn thiện hệ thống quy phạm pháp luật, tăng cường thực thi pháp luật, thúc đẩy hệ thống giám sát và bảo vệ pháp luật về Internet. Trong phần I của bài báo, tác giả sẽ giới thiệu về những nguyên tắc quản lý và quá trình hoàn thiện hệ thống pháp luật về quản lý Internet của Trung Quốc.
14:00 | 14/07/2023
Kể từ khi tổng thống Joe Biden nhậm chức, Mỹ và EU đã hình thành xu hướng mới về hợp tác cơ sở hạ tầng kỹ thuật số thông qua các sáng kiến như B3W, PGII. Việc hợp tác thể hiện các đặc điểm như: Xây dựng các quy tắc hạ tầng kỹ thuật số lấy giá trị phương Tây làm cốt lõi, lấy khu vực "Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương" là trung tâm, đa dạng hóa và thể chế hóa các kênh đầu tư...
10:00 | 23/02/2023
Trong những năm gần đây, tình hình mất an toàn thông tin trên mạng công nghệ thông tin ngày càng trở nên căng thẳng và diễn biến phức tạp trên toàn thế giới. Các cuộc tấn công vào hệ thống mạng công nghệ thông tin diễn ra không ngừng tăng nhanh cả về số lượng, cường độ và độ phức tạp. Các nhóm tội phạm mạng gia tăng với sự hỗ trợ của các tổ chức kinh tế, chính trị,... nguy cơ chiến tranh mạng đã hiện hữu. Điều này đã đặt ra yêu cầu cấp thiết về sự quan tâm đúng mức đối với các giải pháp nhằm đảm bảo an toàn thông tin trên hệ thống mạng công nghệ thông tin.
07:00 | 11/01/2023
Một loạt các sự cố an ninh mạng thời gian qua đã đưa lĩnh vực này trở thành một trong những mối quan tâm hàng đầu, xu hướng này dự kiến sẽ không giảm trong tương lai. Xung đột vũ trang giữa Nga và Ukraine là ví dụ mới nhất về tầm quan trọng ngày càng tăng của an ninh mạng và mối quan hệ nội tại của nó với cạnh tranh địa chính trị. Bài báo tập trung giới thiệu tới bạn đọc hệ thống không gian mạng của Israel, một quốc gia có lãnh thổ nhỏ nhưng lại có kinh nghiệm phong phú về phòng thủ mạng và duy trì được ưu thế tác chiến mạng.