Hiện nay, trí tuệ nhân tạo đã có những ứng dụng hữu ích đối với đời sống hiện đại. Nhất là khi dịch đại dịch COVID-19 ngày càng có diễn biến phức tạp, giá trị của hệ thống AI tự học lại càng được nâng cao trong hệ thống y tế. Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng tin rằng trí tuệ nhân tạo sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết những vấn đề biến đổi khí hậu.
Nhưng mặt khác, trí tuệ nhân tạo đang vấp phải sự đánh giá trái chiều từ phía dư luận khi cho rằng các hệ thống này sẽ ảnh hưởng đến việc làm của nhiều người, đồng thời công nghệ nhận dạng khuôn mặt bị lạm dụng để giám sát thay vì dùng mở khóa điện thoại đơn thuần. Điều này sẽ phát sinh nhiều vấn đề nghiêm trọng.
Do đó, Ủy ban Châu Âu phải xây dựng các quy tắc rõ ràng cho việc sử dụng công nghệ này trong một số lĩnh vực nhạy cảm và ứng dụng riêng lẻ sẽ bị cấm hoàn toàn, theo thông tin tờ Frankfurter Allgemeine Zeitung (Đức) vừa đăng tải.
Cụ thể, sẽ không được sử dụng trí tuệ nhận tạo để tác động đến hành vi, ý kiến hoặc quyết định của con người, tránh bị thiệt thòi hoặc tổn hại. Ngoài ra, sử dụng trí tuệ nhân tạo để phát hiện ra những điểm yếu này cho mục đích tương tự hoặc giám sát người khác cũng là hành vi bị cấm.
Ủy ban châu Âu sẽ chính thức đề xuất một dự thảo bao gồm nhiều quy định cụ thể sẽ trực tiếp áp dụng cho tất cả quốc gia thành viên của Liên minh châu Âu. Các trường hợp vi phạm sẽ phải đối mặt với án phạt rất cao, khoản tiền phạt áp dụng đối với công ty vi phạm có thể lên tới 4% doanh thu toàn cầu hàng năm.
Tất nhiên, vẫn có ngoại lệ đối với lệnh cấm, nhưng tiền đề là duy trì trật tự công cộng và phải có quy định rõ ràng. Didier Reindale, Ủy viên châu Âu phụ trách luật, cách đây vài ngày đã nhấn mạnh rằng trong trường hợp xảy ra tấn công khủng bố, ít nhất phải có khoảng thời gian ngoại lệ.
Các ứng dụng có rủi ro cao trong lĩnh vực nhạy cảm phải đáp ứng những tiêu chuẩn tối thiểu, trước khi được sử dụng tại thị trường chung châu Âu. Trong đó, bao gồm công nghệ nhận dạng được dùng ở nơi công cộng hoặc việc sử dụng trí thông minh nhân tạo đánh giá mức độ tín nhiệm, thuê hoặc thăng chức cho nhân viên, thu được lợi ích xã hội hoặc theo dõi tội phạm.
Trong tất cả các tình huống trên, con người nên có quyền kiểm soát đối với việc ra quyết định cuối cùng. Ngoài ra, cần đảm bảo rằng dữ liệu do trí tuệ nhân tạo cung cấp là trung lập, tránh phân biệt đối xử với một số nhóm nhất định.
Theo Ủy ban Châu Âu, danh sách ứng dụng có rủi ro cao sẽ được sửa đổi thường xuyên nhằm đảm bảo các ứng dụng có thể gây ra hậu quả không thể đảo ngược đối với con người trong điều kiện khắc nghiệt sẽ được đưa vào danh sách chung. Mặt khác, các ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong xử lý công việc cũng phải công khai rõ ràng, chẳng hạn như người dùng cần được báo về những robot AI phản hồi trên đường dây nóng không phải là người thật. Tuy nhiên, hiện rất khó để xác định các hành vi gian lận cụ thể trong bối cảnh đó.
Ủy ban Châu Âu cho biết mục đích của các khuyến nghị này là xây dựng niềm tin khi sử dụng trí tuệ nhân tạo và sự an toàn của việc lập kế hoạch kinh tế. Chỉ bằng cách này, EU mới có thể tận dụng được tiềm năng to lớn của mình.
Tất nhiên, dự thảo luật mới cũng vấp phải những lời chỉ trích từ thành viên Nghị viện châu Âu. Nghị sĩ Đảng Xanh Alexandra Gesser nói: “Dự thảo luật này của Ủy ban châu Âu không đủ sắc bén về một số điểm chính”. Ông chỉ ra rằng nếu máy móc đánh giá và quản lý con người thì sự phân biệt đối xử sẽ ở khắp mọi nơi.
Dự thảo luật cần phải nhận được sự chấp thuận từ Nghị viện châu Âu và Hội đồng Bộ trưởng của Liên minh châu Âu mới có hiệu lực.
Tuệ Minh
16:00 | 26/05/2021
13:00 | 22/06/2021
11:00 | 09/04/2021
09:00 | 24/01/2022
09:00 | 12/04/2021
09:00 | 30/11/2021
15:00 | 30/12/2021
16:00 | 14/05/2021
11:00 | 16/05/2021
16:00 | 04/08/2023
Trung Quốc coi việc quản lý Internet theo pháp luật là một phần quan trọng trong việc quản lý toàn diện đất nước. 30 năm qua, Trung Quốc đã đạt được nhiều kết quả trong xây dựng hệ thống pháp luật về quản lý Internet thông qua việc không ngừng hoàn thiện hệ thống quy phạm pháp luật, tăng cường thực thi pháp luật, thúc đẩy hệ thống giám sát và bảo vệ pháp luật về Internet. Trong phần I của bài báo, tác giả sẽ giới thiệu về những nguyên tắc quản lý và quá trình hoàn thiện hệ thống pháp luật về quản lý Internet của Trung Quốc.
07:00 | 03/07/2023
TikTok đang là một trong những ứng dụng được nhiều người dùng yêu thích không chỉ tại Việt Nam mà còn trên khắp thế giới. Tuy nhiên, việc TikTok phát triển mạnh không đi đôi với trách nhiệm giữ gìn, quản lý nền tảng lành mạnh, an toàn với người dùng. Ứng dụng này đã xuất hiện nhiều nội dung chứa thông tin chống phá Nhà nước, vi phạm pháp luật, các nội dung độc hại, lừa đảo, phản cảm, vi phạm về các chính sách bảo mật và an toàn thông tin, tạo thành trào lưu gây ảnh hưởng xấu trong xã hội. Các quốc gia trên thế giới đang ngày càng siết chặt hơn các quy định nhằm kiểm soát tốt hơn sự nguy hiểm tiềm ẩn từ ứng dụng này. Tại Việt Nam, Chính phủ và các bộ, ban, ngành cũng đã vào cuộc để đưa ra các biện pháp ngăn chặn những ảnh hưởng xấu độc mà TikTok có thể mang lại.
07:00 | 03/04/2023
Trong những năm gần đây, tội phạm mạng gia tăng ở nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Pháp, ngày càng có nhiều doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trở thành nạn nhân của các cuộc tấn công mạng. Sự gia tăng không ngừng về mức độ tinh vi và cường độ của các cuộc tấn công mạng khiến Pháp cũng như các nước phát triển khác phải tăng cường khả năng chống chịu và áp dụng các biện pháp an ninh mạng cũng như chiến lược an ninh mạng quốc gia.
15:00 | 03/01/2023
Sức mạnh không gian mạng quốc gia (National Cyber Power) là khái niệm mới được đề cập trong những năm gần đây. Việc nâng cao năng lực sức mạnh trên không gian mạng trở thành cuộc đua của nhiều nước, trong đó có cả Việt Nam. Phần I của bài bảo tập trung trình bày về các chỉ số đánh giá sức mạnh không gian mạng một quốc gia theo một số tổ chức uy tín trên thế giới.