Theo đó, thông tin về người thuộc Quân đội nhân dân, Công an nhân dân, Cơ yếu được cử đi đào tạo trong nước và ngoài nước cần được bảo vệ theo yêu cầu của bên cử đi đào tạo được xác định là bí mật nhà nước độ Tối mật. Quyết định cũng quy định 2 nhóm vấn đề sau được xác định là bí mật nhà nước độ Tối mật trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo:
- Kế hoạch, chương trình hành động, báo cáo, tài liệu kèm theo báo cáo của Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển giáo dục và đào tạo trực tiếp phục vụ chiến lược an ninh, quốc phòng chưa công khai.
- Đề thi chính thức, đề thi dự bị, đáp án đề thi chính thức, đáp án đề thi dự bị của các kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông, thi chọn học sinh giỏi quốc gia, thí chọn đội tuyển Olympic quốc tế và khu vực chưa công khai.
Về bí mật nhà nước độ Mật, Quyết định quy định gồm 7 nhóm vấn đề sau:
- Báo cáo về thực trạng tổ chức các hoạt động giáo dục của các tổ chức tôn giáo có ảnh hưởng đến chính trị, quốc phòng, an ninh chưa công khai;
- Kế hoạch, công văn, báo cáo về công tác dân tộc, tôn giáo có liên quan đến đảm bảo an ninh, trật tự trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo chưa công khai;
- Báo cáo và các công văn chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo về an ninh chính trị đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục và học sinh, sinh viên chưa công khai;
- Hồ sơ về xét tuyển sinh viên tốt nghiệp đại học đi đào tạo sĩ quan dự bị hằng năm chưa công khai;
- Vũ khí bộ binh hoán cải phục vụ cho giáo dục quốc phòng và an ninh;
- Chương trình, dự án, đề án của Bộ Giáo dục và Đào tạo trực tiếp thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh chưa công khai;
- Thông tin về địa điểm ra đề thi và in sao đề thi, các văn bản về nhân sự của hội đồng/ban ra đề thi và in sao đề thi; phương án vận chuyển, bảo quản, lưu giữ và bảo vệ đề thi của các kỳ thi trung học phổ thông quốc gia, thi chọn học sinh giỏi quốc gia, thi chọn đội tuyển Olympic quốc tế và khu vực chưa công khai.
Quyết định 809/QĐ-TTg có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2020.
Phan Thị Chiều
14:00 | 24/11/2020
07:00 | 18/01/2021
16:00 | 13/10/2020
15:00 | 28/07/2020
13:00 | 17/04/2023
13:00 | 15/08/2023
Những tiến bộ công nghệ nhanh chóng của ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) như ChatGPT đang thúc đẩy các nhà lập pháp Liên minh châu Âu (EU) nhanh chóng thống nhất các Đạo luật AI mang tính bước ngoặt. Vừa qua, các nhà lập pháp đứng đầu EU đã đàm phán về Đạo luật AI, trong đó đưa ra các nghĩa vụ quan trọng đối với các nhà cung cấp mô hình ngôn ngữ lớn (LLMs) như ChatGPT, Stable Diffusion (phần mềm AI chuyển đổi văn bản thành hình ảnh) và làm rõ trách nhiệm của bên cung cấp ứng dụng AI.
11:00 | 19/04/2023
Tấn công mạng đã trở nên phổ biến hơn trong các cuộc xung đột vũ trang những năm gần đây. Trước khi xung đột Nga - Ukraine nổ ra vào ngày 24/02/2022, Nga đã phát động tấn công DDoS quy mô lớn và tấn công bằng phần mềm xóa dữ liệu nhằm vào các lĩnh vực quan trọng, bao gồm cả các cơ quan chính phủ Ukraine. Xung đột hai bên không còn giới hạn trong các lực lượng chính phủ mà đã mở rộng sang các tổ chức phi chính phủ và tin tặc tình nguyện. Việc truyền bá thông tin sai lệch cũng diễn ra đồng thời, điều này đã làm thay đổi hình thức chiến tranh, các hoạt động phi quy ước như tấn công mạng, tác động dư luận, đối đầu thông tin,... được kết hợp với xung đột quân sự cường độ cao tạo thành “chiến tranh hỗn hợp”. Để đảm bảo an ninh mạng quốc gia, nắm bắt thế chủ động của chiến tranh mạng trong chiến tranh hiện đại, các quốc gia tiếp tục điều chỉnh chính sách, tăng cường đầu tư cho an ninh mạng, quan tâm hơn đến việc đảm bảo an ninh cơ sở hạ tầng và tăng cường hợp tác.
07:00 | 03/04/2023
Trong những năm gần đây, tội phạm mạng gia tăng ở nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Pháp, ngày càng có nhiều doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trở thành nạn nhân của các cuộc tấn công mạng. Sự gia tăng không ngừng về mức độ tinh vi và cường độ của các cuộc tấn công mạng khiến Pháp cũng như các nước phát triển khác phải tăng cường khả năng chống chịu và áp dụng các biện pháp an ninh mạng cũng như chiến lược an ninh mạng quốc gia.
09:00 | 09/03/2023
Nhận thức được tầm quan trọng của việc quản lý ứng dụng di động, Trung Quốc triển khai đồng bộ nhiều giải pháp để quản lý, dần hình thành các “kho ứng dụng sạch”, góp phần vào quá trình phát triển quốc gia số.