Trước đó, ngày 15/11/2018, tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV đã thông qua Luật Bảo vệ bí mật nhà nước (Luật số 29/2018/QH14), Chủ tịch nước ký Lệnh công bố ngày 29/11/2018 (Lệnh số 8/2018/L-CTN).
Triển khai thực hiện Pháp lệnh, công tác bảo vệ bí mật nhà nước đã đạt nhiều kết quả quan trọng, góp phần giữ vững ổn định chính trị, phục vụ đắc lực sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế của đất nước. Tuy nhiên, qua thực tiễn thực hiện công tác bảo vệ bí mật nhà nước những năm qua và yêu cầu của tình hình, nhiệm vụ mới cho thấy nhiều quy định của Pháp lệnh không còn phù hợp, cần phải sửa đổi, bổ sung. Trên cơ sở kế thừa và luật hóa những quy định còn phù hợp; sửa đổi, bổ sung những quy định còn thiếu, chưa bảo đảm khả thi của Pháp lệnh và các văn bản hướng dẫn, Luật Bảo vệ bí mật nhà nước được xây dựng và bố cục thành 5 Chương, 28 điều.
Trong đó, Chương I gồm 06 điều quy định về phạm vi điều chỉnh; giải thích từ ngữ; nguyên tắc bảo vệ bí mật nhà nước; hợp tác quốc tế về bảo vệ bí mật nhà nước; các hành vi bị nghiêm cấm trong bảo vệ bí mật nhà nước; Chương II gồm 03 điều quy định về phạm vi bí mật nhà nước; phân loại bí mật nhà nước; ban hành danh mục bí mật nhà nước.
Nội dung Chương III gồm 14 điều quy định về các hoạt động xác định bí mật nhà nước và độ mật của bí mật nhà nước; sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước; thống kê, lưu giữ, bảo quản tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước; vận chuyển, giao, nhận tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước; mang tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước ra khỏi nơi lưu giữ; cung cấp, chuyển giao bí mật nhà nước cho cơ quan, tổ chức, người Việt Nam được giao thực hiện nhiệm vụ liên quan trực tiếp đến bí mật nhà nước; cung cấp, chuyển giao bí mật nhà nước cho cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài; hội nghị, hội thảo, cuộc họp có nội dung bí mật nhà nước của cơ quan, tổ chức Việt Nam; hội nghị, hội thảo, cuộc họp có yếu tố nước ngoài tổ chức tại Việt nam có nội dung bí mật nhà nước; thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước; gia hạn thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước; điều chỉnh độ mật; giải mật; tiêu hủy tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước.
Chương IV gồm 03 điều quy định cụ thể về trách nhiệm bảo vệ bí mật nhà nước của cơ quan, tổ chức; trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý bí mật nhà nước; trách nhiệm của người tiếp cận, người trực tiếp quản lý bí mật nhà nước; Chương V gồm 02 điều quy định về hiệu lực thi hành và điều khoản chuyển tiếp.
Đặc biệt, Luật Bảo vệ bí mật nhà nước quy định phạm vi bí mật nhà nước là giới hạn thông tin quan trọng trong các lĩnh vực chưa công khai, nếu bị lộ, bị mất có thể gây nguy hại đến quốc gia, dân tộc. Theo đó, nội dung điều luật này được xây dựng trên cơ sở phân loại lĩnh vực theo quy định tại Luật Tổ chức Chính phủ, đây cũng là kết quả nghiên cứu, rà soát nội dung bí mật nhà nước tại 96 danh mục bí mật nhà nước hiện hành. Trong quá trình xây dựng, nội dung này cũng đã gửi xin ý kiến 39 Bộ, cơ quan ngang Bộ và các cơ quan, tổ chức ở trung ương có liên quan trực tiếp đến việc lập danh mục bí mật nhà nước và đạt được sự đồng thuận cao của các cơ quan, tổ chức.
Bích Thủy
15:00 | 28/07/2020
16:00 | 13/10/2020
15:00 | 15/10/2020
14:00 | 24/11/2020
14:00 | 07/04/2020
15:00 | 23/06/2020
11:00 | 26/10/2017
09:00 | 14/04/2020
14:00 | 23/10/2020
14:00 | 05/07/2023
Năm 2023, chính phủ Vương quốc Anh đã giao nhiệm vụ cho Bộ Khoa học, Đổi mới và Công nghệ (DSIT) thực hiện sứ mệnh của đất nước là trở thành nền kinh tế đổi mới nhất trên thế giới và là một siêu cường về khoa học và công nghệ. Công nghệ lượng tử được xác định là cốt lõi của sứ mệnh này, là một trong năm công nghệ được ưu tiên, đó là lượng tử, trí tuệ nhân tạo, sinh học kỹ thuật, chất bán dẫn và viễn thông tương lai. Ngày 15/3/2023, Chiến lược Lượng tử quốc gia Vương quốc Anh đã được xuất bản. Tạp chí An toàn thông tin xin giới thiệu đến độc giả một số nội dung của bản Chiến lược này.
11:00 | 12/05/2023
Ngày 21/4/2023, Bộ trưởng Bộ Nội vụ đã ký Quyết định ban hành Quy chế bảo đảm an toàn, an ninh thông tin mạng để quy định các chính sách quản lý và các biện pháp nhằm bảo đảm an toàn thông tin (ATTT) mạng và an ninh mạng trong hoạt động chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT), quản lý, quản trị, vận hành, khai thác hệ thống, hạ tầng kỹ thuật CNTT, hệ thống thông tin, phần mềm, cơ sở dữ liệu thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nội vụ.
10:00 | 27/02/2023
Bất ổn chính trị trong năm 2022 dẫn đến những ảnh hưởng và tác động đến tình hình an ninh mạng trên thế giới, trong đó các cuộc tấn công mạng vẫn là mối đe dọa thường trực với các phương thức, kỹ thuật tấn công và quy mô ngày càng lớn hơn. Do vậy, các tổ chức, doanh nghiệp hay cá nhân người dùng nên phải lường trước các mối nguy cơ, cũng như chuẩn bị các phương án sẵn sàng để chủ động đối phó trước các sự cố an ninh mạng. Một việc làm hữu ích về vấn đề này là cố gắng dự đoán các xu hướng và các sự kiện quan trọng có thể xảy ra trong tương lai gần. Bài báo sẽ gửi đến độc giả những dự báo về các hình thức tấn công có chủ đích (APT) có thể xảy ra trong năm 2023 dựa trên những đánh giá và phân tích của Kaspersky.
14:00 | 20/02/2023
Năm 2022 đã qua đi, một mùa xuân mới đang về trên mọi miền Tổ quốc. Một năm cũ với nhiều khó khăn thách thức và nhiều biến động trong mọi lĩnh vực của đời sống trong đó có lĩnh vực bảo mật và an toàn thông tin. Tình hình tội phạm mạng ngày càng gia tăng về số lượng cũng như cách thức, vấn nạn lừa đảo trực tuyến, lộ lọt thông tin cá nhân… trở nên nhức nhối hơn bao giờ hết. Trong bối cảnh đó, Việt Nam đã ban hành những chính sách, hành động quyết liệt, thu được nhiều kết quả nổi bật trong lĩnh vực bảo mật và an toàn thông tin. Bản tin video số đặc biệt chào xuân 2023 sẽ giới thiệu đến Quý độc giả 10 sự kiện an toàn, an ninh mạng Việt Nam nổi bật trong năm qua, dựa trên bình chọn, đánh giá của Tạp chí An toàn thông tin.