Nghị định quy định chi tiết về xác định bí mật nhà nước và độ mật của bí mật nhà nước; Sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước; Giao, nhận tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước; Mang tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước ra khỏi nơi lưu giữ; Địa điểm tổ chức, phương án bảo vệ và sử dụng phương tiện, thiết bị tại Hội nghị, Hội thảo, cuộc họp có nội dung bí mật nhà nước; Chế độ báo cáo về công tác bảo vệ bí mật nhà nước; Phân công người thực hiện nhiệm vụ bảo vệ bí mật nhà nước.
Theo đó, một số nội dung về bảo vệ bí mật nhà nước được quy định như sau:
Việc xác định bí mật nhà nước và độ mật của bí mật nhà nước
Nghị định quy định người soạn thảo, tạo ra thông tin thuộc danh mục bí mật nhà nước phải đề xuất người đứng đầu cơ quan, tổ chức xác định bí mật nhà nước, độ mật của bí mật nhà nước, nơi nhận, số lượng bản phát hành; được hay không được phép sao, chụp tài liệu tại Tờ trình, Phiếu trình hoặc văn bản xác định độ mật và phải có trách nhiệm bảo vệ nội dung bí mật nhà nước trong quá trình soạn thảo, tạo ra.
Tài liệu bí mật nhà nước phải thể hiện nơi nhận, số lượng bản phát hành, tên người soạn thảo, được phép hoặc không được phép sao, chụp ở mục nơi nhận của tài liệu. Trường hợp văn bản điện tử, người soạn thảo phải tạo dấu chỉ độ mật trên văn bản sau khi được người có thẩm quyền xác định bí mật nhà nước và độ mật của bí mật nhà nước; văn bản điện tử khi in ra để phát hành phải đóng dấu độ mật theo quy định. Người tiếp nhận thông tin thuộc danh mục bí mật nhà nước, nhưng chưa được xác định là bí mật nhà nước phải báo cáo người đứng đầu cơ quan, tổ chức và chuyển đến đơn vị có chức năng xử lý.
Người được giao xử lý phải có văn bản đề xuất người đứng đầu cơ quan, tổ chức xác định bí mật nhà nước, độ mật của bí mật nhà nước, nơi nhận, số lượng bản phát hành, được phép hoặc không được phép sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước. Thông tin tiếp nhận phải được bảo vệ trong quá trình tiếp nhận và xử lý.
Việc sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước
Theo Nghị định số 26/2020/NĐ-CP có 03 hình thức sao: sao y bản chính, sao lục và trích sao. Việc sao chụp phải được tiến hành ở nơi đảm bảo an toàn do người đứng đầu cơ quan trực tiếp quản lý bí mật nhà nước quy định và phải được ghi vào “sổ quản lý, sao chụp bí mật nhà nước”. Chỉ được sao, chụp đúng số bản cho phép và tiêu hủy ngay những bản dư thừa, hỏng.
Phương tiện, thiết bị sử dụng để sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước không được kết nối với mạng Internet, mạng máy tính, mạng viễn thông, trừ trường hợp thực hiện theo quy định pháp luật về cơ yếu. Việc sao, chụp điện mật được thực hiện theo quy định pháp luật về cơ yếu. Mẫu dấu sao, chụp bí mật nhà nước; mẫu văn bản ghi nhận việc chụp bí mật nhà nước, mẫu sổ quản lý sao, chụp bí mật nhà nước được thực hiện theo quy định của Bộ Công an.
Việc giao nhận tài liệu, vật mang bí mật nhà nước
Trước khi giao và sau khi nhận tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước phải đăng ký vào “Sổ đăng ký bí mật nhà nước đi” và “Sổ đăng ký bí mật nhà nước đến” theo quy định. Việc giao nhận phải được quản lý bằng “Sổ chuyển giao bí mật nhà nước”.
Tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước phải làm bì hoặc đóng gói riêng, dùng loại giấy dai, bền khó thấm nước, không nhìn thấu qua được để làm bì, hồ dán phải dính, khó bóc; Tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước độ “tuyệt mật” phải được bảo vệ bằng hai lớp phong bì, bì trong ghi thông tin và đóng dấu theo quy định, bì ngoài đóng dấu ký hiệu chữ “A”; Tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước độ “Tối mật” và “Mật” được bảo vệ bằng một lớp bì, ngoài bì đóng dấu chử “B” và chử “C” tương ứng với độ mật của tài liệu.
Phân công người thực hiện nhiệm vụ bảo vệ bí mật nhà nước
Cũng theo quy định tại Nghị định số 26/2020/NĐ-CP thì các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm phân công người thực hiện nhiệm vụ bảo vệ bí mật nhà nước, cụ thể: Văn phòng Trung ương và Ban Đảng; cơ quan trung ương của tổ chức chính trị xã hội; Văn phòng Quốc hội; Văn phòng Chủ tịch nước; Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao; Kiểm toán Nhà nước; Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm phân công người thực hiện nhiệm vụ chuyên trách bảo vệ bí mật nhà nước tại văn phòng hoặc đơn vị hành chính, tổng hợp.
Các đơn vị thuộc, trực thuộc các cơ quan, tổ chức nêu trên; “Tỉnh ủy, Thành ủy, Thị ủy, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh; Huyện ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm phân công người thực hiện nhiệm vụ kiêm nhiệm bảo vệ bí mật nhà nước tại văn phòng hoặc đơn vị hành chính, tổng hợp.”
Người thực hiện nhiệm vụ chuyên trách và kiêm nhiệm bảo vệ bí mật nhà nước phải đáp ứng tiêu chuẩn quy định và được hưởng chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật.
Ngoài ra nghị định còn quy định về địa điểm, phương án bảo vệ và phương tiện, thiết bị sử dụng tại hội nghị, hội thảo, cuộc họp có nội dung bí mật nhà nước; thời hạn bảo vệ, gia hạn bí mật nhà nước; cách điều chỉnh độ mật và giải mật bí mật nhà nước; tiêu hủy tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước....
Nghị định số 33/2002/NĐ-CP ngày 28/3/2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh bảo vệ bí mật nhà nước sẽ hết hiệu lực kể từ ngày Nghị định số 26/2020/NĐ-CP có hiệu lực thi hành.
Bích Thủy
09:00 | 14/04/2020
10:00 | 02/07/2020
14:00 | 07/04/2020
16:00 | 13/10/2020
15:00 | 15/10/2020
14:00 | 23/10/2020
11:00 | 26/10/2017
16:00 | 01/12/2023
Tại Diễn đàn "Hành trình đến thế giới trí tuệ nhân tạo" vừa diễn ra tại thủ đô Moscow vào ngày 24/11 Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố rằng, sự phát triển của trí tuệ nhân tạo đã mở ra một trang mới trong lịch sử nhân loại, mà các lệnh cấm và biện pháp ngăn chặn trong lĩnh vực này là vô nghĩa.
10:00 | 15/11/2023
Việc triển khai thí điểm chương trình “Trường học an toàn trên địa bàn tỉnh Lào Cai” được Sở TT&TT Lào Cai và Công ty cổ phần An ninh mạng SCS - SafeGate khởi động nhằm trang bị giải pháp bảo vệ an toàn trên mạng cho 23 trường ở các xã Gia Phú, Ngũ Chỉ Sơn, Tả Phời và Tân Thượng.
10:00 | 10/08/2023
Vấn đề về an ninh mạng ngày càng trở nên quan trọng và là một trong những yếu tố quyết định môi trường an ninh của nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Cộng hoà Séc. An ninh mạng bao gồm tổng thể các biện pháp về tổ chức, chính trị, luật pháp, kỹ thuật, giáo dục và các công cụ nhằm cung cấp không gian mạng an toàn, được bảo vệ linh hoạt ở Cộng hòa Séc, vì lợi ích của cả hai khu vực công và tư nhân.
14:00 | 05/07/2023
Năm 2023, chính phủ Vương quốc Anh đã giao nhiệm vụ cho Bộ Khoa học, Đổi mới và Công nghệ (DSIT) thực hiện sứ mệnh của đất nước là trở thành nền kinh tế đổi mới nhất trên thế giới và là một siêu cường về khoa học và công nghệ. Công nghệ lượng tử được xác định là cốt lõi của sứ mệnh này, là một trong năm công nghệ được ưu tiên, đó là lượng tử, trí tuệ nhân tạo, sinh học kỹ thuật, chất bán dẫn và viễn thông tương lai. Ngày 15/3/2023, Chiến lược Lượng tử quốc gia Vương quốc Anh đã được xuất bản. Tạp chí An toàn thông tin xin giới thiệu đến độc giả một số nội dung của bản Chiến lược này.