Trình bày tờ Tờ trình Dự thảo luật Bảo vệ bí mật nhà nước, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm cho biết, triển khai thực hiện Pháp lệnh Bảo vệ bí mật nhà nước số 30/2000/PL-UBTVQH10 được Ủy ban Thường vụ Quốc hội Khóa X thông qua ngày 28/12/2000, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/4/2001, công tác bảo vệ bí mật nhà nước đã đạt nhiều kết quả quan trọng, ý thức trách nhiệm bảo vệ bí mật nhà nước của các cấp, các ngành, của cán bộ, nhân dân được nâng cao; các cơ quan, tổ chức ở trung ương và địa phương đã xây dựng danh mục bí mật nhà nước, quy chế bảo vệ bí mật nhà nước và tăng cường công tác bảo vệ bí mật nhà nước; các cơ quan chức năng đã được kiện toàn về tổ chức, làm tốt công tác hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, xử lý vi phạm; phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn nhiều âm mưu, hoạt động thu thập bí mật nhà nước của các thế lực thù địch.
Những kết quả đạt được nêu trên đã góp phần giữ vững ổn định chính trị, phục vụ đắc lực sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế của đất nước. Tuy nhiên, qua thực tiễn thực hiện công tác bảo vệ bí mật nhà nước và yêu cầu của tình hình, nhiệm vụ mới cho thấy Pháp lệnh và các văn bản hướng dẫn đã bộc lộ những hạn chế, bất cập, chưa đáp ứng được yêu cầu bảo đảm an ninh, trật tự trong giai đoạn hiện nay. Bên cạnh đó, trong bối cảnh quốc tế ngày càng trở nên phức tạp, khó lường, các thế lực thù địch, bọn tội phạm trong và ngoài nước không ngừng gia tăng các hoạt động chống phá. Trước tình hình phức tạp nêu trên, từ mục tiêu, quan điểm chỉ đạo và định hướng của Đảng, Nhà nước ta về bảo vệ bí mật nhà nước trong giai đoạn hiện nay và những năm tiếp theo; đồng thời, để hoàn thiện cơ sở pháp lý về bảo vệ bí mật nhà nước nên việc xây dựng dự án Luật Bảo vệ bí mật nhà nước là yêu cầu khách quan và cần thiết.
Tờ trình cũng nêu rõ, trên cơ sở kế thừa và luật hóa những quy định còn phù hợp; sửa đổi, bổ sung những quy định còn thiếu, chưa bảo đảm khả thi của Pháp lệnh và các văn bản hướng dẫn, Dự thảo Luật Bảo vệ bí mật nhà nước được xây dựng và bố cục thành 5 chương, 39 điều quy định về bí mật nhà nước, hoạt động bảo vệ bí mật nhà nước và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong bảo vệ bí mật nhà nước. Đối tượng áp dụng của luật là các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến bảo vệ bí mật nhà nước.
Trình bày Báo cáo thẩm tra về Dự thảo luật, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và an ninh Võ Trọng Việt nêu rõ, Ủy ban Quốc phòng và an ninh tán thành sự cần thiết ban hành Luật Bảo vệ bí mật nhà nước như Tờ trình của Chính phủ và nhấn mạnh, việc xây dựng và ban hành Luật Bảo vệ bí mật nhà nước nhằm khắc phục những bất cập, hạn chế trong quá trình thực hiện Pháp lệnh Bảo vệ bí mật nhà nước trong thời gian vừa qua.
Đồng thời, trước tình hình thực tế đã có nhiều thay đổi, quyền tiếp cận thông tin, sử dụng thông tin của công dân trong phát triển kinh tế - xã hội đòi hỏi ngày càng cao; mặt khác, sự thách thức của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đòi hỏi phải có những giải pháp cụ thể, phù hợp để bảo đảm công tác bảo vệ bí mật nhà nước.
Ủy ban Quốc phòng và an ninh nhận thấy nội dung dự thảo Luật Bảo vệ bí mật nhà nước phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng; phù hợp với Hiến pháp, bảo đảm tính thống nhất trong hệ thống pháp luật. Tuy nhiên, đề nghị cơ quan trình Dự thảo tiếp tục rà soát một số quy định về quyền cơ bản của công dân và các quy định khác để bảo đảm thống nhất, phù hợp với các văn bản pháp luật có liên quan như Luật An ninh quốc gia, Luật Cơ yếu, Luật Tiếp cận thông tin, Luật Lưu trữ, Luật An toàn thông tin mạng và dự thảo Luật An ninh mạng, Luật Quốc phòng (sửa đổi) đang được trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 4.
Về khái niệm bí mật nhà nước, Ủy ban ban thẩm tra nhận thấy, khái niệm “bí mật nhà nước” có ý nghĩa quan trọng, làm căn cứ để xác định các loại thông tin cần bảo vệ theo quy định của Luật này và các hình thức, biện pháp bảo vệ, quyền hạn, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân… Đồng thời, khái niệm “bí mật nhà nước” gắn với khái niệm “thông tin”, vì vậy, đề nghị cơ quan soạn thảo nghiên cứu xây dựng khái niệm “bí mật nhà nước” rõ hơn, bao hàm đầy đủ các loại thông tin cần xác định là bí mật nhà nước (trong đó bao gồm cả thông tin không do cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền tạo ra), làm căn cứ để thực hiện công tác quản lý, bảo vệ bí mật nhà nước theo Luật này đạt hiệu quả cao.
Về danh mục bí mật nhà nước, Uỷ ban thẩm tra cơ bản tán thành quy định về thẩm quyền quyết định danh mục bí mật nhà nước như dự thảo Luật. Cụ thể, Thủ tướng Chính phủ quyết định danh mục bí mật nhà nước. Tuy nhiên, để bảo đảm tính khả thi, phù hợp với thực tiễn tổ chức bộ máy trong hệ thống chính trị của nước ta hiện nay, về nội dung quy định người có trách nhiệm lập danh mục bí mật nhà nước, đề nghị nghiên cứu quy định rõ Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội có trách nhiệm lập danh mục bí mật nhà nước của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, cơ quan của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Văn phòng Quốc hội; Chánh Văn phòng Trung ương Đảng có trách nhiệm lập danh mục bí mật nhà nước của Ban chấp hành trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, các cơ quan của Trung ương Đảng; Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ có trách nhiệm lập danh mục bí mật nhà nước của Chính phủ và Văn phòng Chính phủ; đồng thời đề nghị xác định rõ cơ quan có trách nhiệm lập danh mục bí mật nhà nước của Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Đối với danh mục bí mật nhà nước thuộc lĩnh vực quốc phòng, đề nghị quy định giao Bộ trưởng Bộ Quốc phòng lập và trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.
Về phân loại bí mật nhà nước, Uỷ ban thẩm tra tán thành việc phân loại bí mật nhà nước theo 03 cấp độ như dự thảo Luật là: Tuyệt mật, Tối mật và Mật; tuy nhiên, đề nghị nghiên cứu đánh giá hiệu quả việc áp dụng các quy định này của Pháp lệnh hiện hành để xây dựng dự thảo bảo đảm tính khả thi cao khi Luật có hiệu lực.
Về thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước, Ủy ban thẩm tra cơ bản tán thành quy định về thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước như dự thảo luật quy định. Theo đó, thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước được tính từ ngày đóng dấu chỉ độ mật của bí mật nhà nước. Căn cứ vào yêu cầu bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc, thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước quy định cụ thể: 30 năm đối với bí mật nhà nước độ Tuyệt mật; 20 năm đối với bí mật nhà nước độ Tối mật; 10 năm đối với bí mật nhà nước độ Mật. Tuy nhiên, Ủy ban thẩm tra đề nghị cơ quan soạn thảo tiếp tục nghiên cứu để quy định cụ thể hơn nhằm bảo đảm công tác quản lý, bảo vệ bí mật nhà nước được chặt chẽ, phù hợp, đáp ứng yêu cầu của hoạt động này trong tình hình mới.
Về đấu tranh phát hiện, ngăn chặn thiệt hại do lộ, mất bí mật nhà nước, nhiều ý kiến cho rằng, dự thảo Luật mới chỉ tập trung quy định các biện pháp bảo vệ nhằm phòng, chống lộ, mất bí mật nhà nước. Trong khi đó, nhiều trường hợp bị lộ, bị mất bí mật nhà nước nhưng không được phát hiện, xử lý kịp thời, để các thế lực thù địch khai thác, sử dụng bí mật nhà nước gây phương hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc. Vì vậy, Ủy ban thẩm tra đề nghị bổ sung quy định về hoạt động của các cơ quan chức năng nhằm phát hiện việc lộ, mất bí mật nhà nước để kịp thời đưa ra biện pháp khắc phục, hạn chế hậu quả. Đồng thời, quy định về các biện pháp hạn chế thiệt hại do việc lộ, mất bí mật nhà nước gây ra (như hủy bỏ, điều chỉnh, đình chỉ việc sử dụng bí mật nhà nước).
Đánh giá hồ sơ dự án Luật đã được xây dựng theo quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, nội dung Tờ trình và dự thảo Luật cơ bản đã được Chính phủ tiếp thu ý kiến Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại phiên họp thứ 13 (tháng 8/2017) và ý kiến thẩm tra sơ bộ của cơ quan chủ trì thẩm tra, đủ điều kiện trình Quốc hội thảo luận, cho ý kiến tại kỳ họp thứ tư, tuy nhiên Ủy ban Quốc phòng và an ninh đề nghị cơ quan soạn thảo tiếp tục rà soát, chỉnh sửa về mặt kỹ thuật văn bản và nghiên cứu bổ sung nội dung dự thảo Luật để bảo đảm thống nhất và logic giữa nội dung các quy định trong dự thảo Luật và thống nhất với hệ thống pháp luật.
Theo Quochoi.vn
10:00 | 01/12/2017
11:00 | 16/04/2020
08:00 | 04/05/2020
09:00 | 15/06/2020
08:00 | 24/11/2017
10:00 | 02/07/2020
08:00 | 01/06/2020
15:00 | 23/06/2020
13:00 | 13/08/2024
Với sự thông qua của Thượng viện Mỹ, dự luật bảo vệ trẻ em khỏi nội dung trực tuyến nguy hiểm đã chính thức trở thành hiện thực, đánh dấu một bước tiến quan trọng trong việc giải quyết vấn nạn nhức nhối về an toàn trực tuyến cho trẻ em. Dự luật này không chỉ đặt ra những quy định chặt chẽ hơn cho các nền tảng trực tuyến mà còn thể hiện cam kết mạnh mẽ của chính phủ Mỹ trong việc bảo vệ thế hệ tương lai.
09:00 | 09/08/2024
Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) vừa công bố phương án tổ chức Kỳ thi và xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông từ năm 2025. Bên cạnh việc thay đổi cách xếp phòng, xây dựng thư viện câu hỏi “mở”,... thì việc thay đổi cách thức vận chuyển đề thi được xem là một trong những điểm mới đột phá của Bộ GDĐT tại kỳ thi quốc gia quan trọng này.
07:00 | 21/06/2024
Trong bối cảnh nhiều nước trên thế giới đang chạy đua với việc thiết lập quy định đảm bảo ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) một cách an toàn song song với giảm thiểu những rủi ro mà mô hình công nghệ đang phát triển nhanh chóng này có thể gây ra, nhiều công ty tại Hàn Quốc đang thiết lập biện pháp đáp ứng những nỗ lực toàn cầu nói trên, đồng thời thúc đẩy tính cạnh tranh và sáng tạo.
10:00 | 05/06/2024
Vừa qua, Cơ quan An ninh mạng và Cơ sở hạ tầng Hoa Kỳ (CISA) đã bổ sung lỗ hổng có định danh là CVE-2023-43208 - một lỗ hổng thực thi mã từ xa không được xác thực vào danh mục Các lỗ hổng bị khai thác đã biết (KEV). Lỗ hổng này đã ảnh hưởng đến sản phẩm Mirth Connect của phần mềm chăm sóc sức khỏe NextGen Healthcare.