Cùng với đà tăng tỷ lệ sở hữu thẻ thanh toán nói chung và thẻ tín dụng nói riêng, thói quen chi tiêu không dùng tiền mặt tại Việt Nam cũng tăng lên đáng kể.
Khảo sát mới công bố hồi tháng 6 của Visa cho thấy 1/2 số người dùng Việt đã bắt đầu sử dụng thẻ thường xuyên hơn do tác động của đại dịch. Có đến hơn 80% người tiêu dùng hiện nay đang sử dụng thẻ, thanh toán qua mã QR và ví điện tử ít nhất một lần một tuần. Tính thuận tiện luôn là tiêu chí hàng đầu trong sự ưa thích của người tiêu dùng đối với các phương thức thanh toán kỹ thuật số, theo sau đó là an toàn tránh lây nhiễm và bảo mật giao dịch.
Sự phát triển của các hình thức thanh toán kỹ thuật số khiến tội phạm mạng càng nhắm vào lĩnh vực khá mới mẻ này. Có rất nhiều phương thức lừa đảo đã được cảnh báo, song do thị trường còn non trẻ, tỷ lệ người dùng mới khá nhiều, do đó nhiều vụ chiếm đoạt tiền vẫn diễn ra trót lọt.
Trong đó, các vụ đánh cắp tiền từ thẻ tín dụng là phương thức cũ và lâu đời nhất, đã xuất hiện từ khi loại thẻ này ra đời từ hơn chục năm trước. Đối với thẻ dạng này, kẻ gian chỉ cần biết thông tin in trên mặt thẻ là có thể thực hiện hành vi đánh cắp tiền trong tài khoản. Thông tin thẻ đã đầy đủ để có thể dùng để giao dịch trên thương mại điện tử, mua hàng quốc tế, trả phí dịch vụ,...
Do đó, chỉ cần người khác cầm được thẻ tín dụng, hoặc nhanh tay có được thông tin trên thẻ thì nguy cơ mất tiền trong tài khoản rất cao. Nếu không trực tiếp cầm được thẻ tín dụng, kẻ lừa đảo sẽ tìm cách lấy các thông tin này từ xa. Chẳng hạn gần đây nhất, một số người dùng tại Việt Nam nhận được các cuộc gọi mời chào rút tiền từ thẻ tín dụng hoặc mở thẻ tín dụng mới. Sau đó kẻ gian yêu cầu cung cấp thông tin trên thẻ, hoặc chụp ảnh thẻ tín dụng gửi cho chúng, nhiều người còn cung cấp mã OTP, tạo điều kiện cho kẻ gian đánh cắp tiền trong tài khoản.
Trên thực tế, không chỉ các thị trường mới như Việt Nam mới xảy ra lừa đảo thẻ tín dụng. Theo khảo sát gần đây nhất về sự lựa chọn thanh toán của người tiêu dùng, do Ngân hàng Dự trữ Liên bang Atlanta (Mỹ) thực hiện, 3,5% chủ thẻ tín dụng vào năm 2020 cho biết họ đã gặp sự cố mất mát, trộm cắp hoặc gian lận liên quan đến thẻ tín dụng của họ trong 12 tháng qua. Theo thống kê năm 2020 của Cục điều tra dân số với 258 triệu người trưởng thành ở Hoa Kỳ, thời điểm đó có khoảng 203 triệu chủ thẻ tín dụng. Với tỷ lệ 4,7%, trung bình 9,5 triệu người Mỹ mỗi năm là nạn nhân của gian lận thẻ tín dụng.
Trong khi đó, một cuộc khảo sát năm 2021 của các nhà nghiên cứu tại Security.org cho thấy hơn một nửa số người được hỏi (58%) đã từng bị gian lận thẻ tín dụng vào một thời điểm nào đó trong đời, với 9% nói rằng họ đã từng là nạn nhân từ bốn lần trở lên.
Để không trở thành nạn nhân của lừa đảo qua thẻ tín dụng, các ngân hàng đều đưa ra nhiều lời khuyên cho người sử dụng. Mới đây nhất, VPBank đưa ra một số khuyến cáo cụ thể. Chẳng hạn, khách hàng phải luôn kiểm tra các thông tin giao dịch trên hóa đơn trước khi ký xác nhận thanh toán và giữ lại các hóa đơn này để đối chiếu khi cần thiết.
Kèm với đó, phải giám sát kỹ quá trình quẹt thẻ thanh toán, chi tiêu tại các đơn vị chấp nhận thẻ như nhà hàng, siêu thị, quán ăn... để tránh rủi ro bị đánh cắp/lộ thông tin thẻ tín dụng.
Khi nhập mã PIN, phải lấy tay che bàn phím và chú ý không lưu trữ thẻ và mã PIN cùng nơi. Đồng thời tuyệt đối bảo mật thông tin thẻ trong quá trình sử dụng hoặc khi nhập thông tin thanh toán trực tuyến.
Khách hàng không nên cho người khác mượn, sử dụng, sở hữu và quản lý thẻ. Không lưu trữ/chia sẻ bản sao mặt trước và mặt sau thẻ. Không chụp ảnh/lưu ảnh thẻ trên điện thoại và gửi qua mạng xã hội.
Khi thanh toán tại quầy, không để nhân viên thu ngân cầm thẻ của mình ra khỏi tầm mắt, luôn thực hiện thanh toán trước mặt và trong tầm kiểm soát.
Không cung cấp thông tin thẻ (số thẻ, ngày hiệu lực, mã số PIN, địa chỉ, họ tên chủ thẻ...), thông tin cá nhân hay mật khẩu dưới bất kỳ hình thức nào, cho bất cứ ai, kể cả nhân viên ngân hàng.
Sự thuận tiện, thanh toán nhanh chóng chính là các ưu điểm của nền thanh toán kỹ thuật số hiện đại, song người dùng cần hiểu rõ một số nguyên tắc cơ bản như trên để việc sử dụng các công cụ thanh toán diễn ra an toàn hơn.
Trần Bắc
13:00 | 12/02/2020
14:00 | 16/06/2022
10:00 | 15/08/2021
14:00 | 14/07/2023
Kể từ khi tổng thống Joe Biden nhậm chức, Mỹ và EU đã hình thành xu hướng mới về hợp tác cơ sở hạ tầng kỹ thuật số thông qua các sáng kiến như B3W, PGII. Việc hợp tác thể hiện các đặc điểm như: Xây dựng các quy tắc hạ tầng kỹ thuật số lấy giá trị phương Tây làm cốt lõi, lấy khu vực "Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương" là trung tâm, đa dạng hóa và thể chế hóa các kênh đầu tư...
10:00 | 02/06/2023
Cách mạng màu (Colour revolution) là thuật ngữ chỉ các cuộc bạo lực chính trị có tổ chức, chính biến phi vũ trang ở quốc gia có chủ quyền nhằm lật đổ nhà nước đương nhiệm, gây ra khủng hoảng chính trị, đồng thời lập ra bộ máy cầm quyền mới của lực lượng đối lập được Mỹ và phương Tây hậu thuẫn. Từ lâu, Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) đã âm mưu thực hiện "các cuộc cách mạng màu" cũng như các hoạt động gián điệp trên khắp thế giới, mặc dù thông tin chi tiết về các hoạt động này luôn không rõ ràng. Gần đây, một báo cáo mới do Trung tâm ứng phó khẩn cấp Virus máy tính quốc gia của Trung Quốc và công ty an ninh mạng Trung Quốc 360 công bố vào ngày 04/5/2023 đã tiết lộ các phương tiện kỹ thuật chính mà CIA sử dụng để lập kế hoạch và thúc đẩy tình trạng bất ổn trên toàn thế giới.
13:00 | 29/05/2023
Tháng 9/2022, Nga thành lập và đưa vào vận hành trung tâm quốc gia về phát triển trí tuệ nhân tạo với nhiệm vụ là lựa chọn và hỗ trợ các giải pháp công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) một cách hiệu quả nhất. Các khoản đầu tư được chính phủ Nga đầu tư vào việc phát triển công nghệ AI từ nay đến năm 2030 là khoảng 24,6 tỷ rúp, 100 tỷ rúp khác sẽ được Ngân hàng Sberbank quản lý và đầu tư tiếp theo những hướng khác nhau. Đầu tháng 2/2023, Bộ Phát triển Kinh tế Nga đã khởi động lại một số chương trình của dự án liên bang "Trí tuệ nhân tạo". Đặc biệt, có kế hoạch lựa chọn một vài trung tâm nghiên cứu để giải quyết các vấn đề ứng dụng trong lĩnh vực AI. Sự hỗ trợ mạnh mẽ về tài chính cho lĩnh vực AI ngay cả trong thời kỳ khủng hoảng hiện nay sẽ là tiền đề mạnh mẽ để đưa Nga trở thành một cường quốc về công nghệ trí tuệ nhân tạo trên thế giới
23:00 | 22/01/2023
Gartner đã đưa ra dự đoán về 10 xu hướng công nghệ chiến lược hàng đầu cho năm 2023, trong đó tập trung vào ba chủ đề: tối ưu hóa, mở rộng quy mô và tiên phong. Việc cắt giảm chi phí bằng cách tối ưu hóa công nghệ thông tin (CNTT), mở rộng mạng lưới để mang lại giá trị và tăng trưởng cho doanh nghiệp cũng như thay đổi hướng đi của chính doanh nghiệp cũng nằm trong 10 xu hướng công nghệ hàng đầu mà Gartner đã dự đoán.