Cụ thể, Ban Cơ yếu Chính phủ có 3 cán bộ tham gia vào tổ công tác giúp việc Ủy ban Quốc gia về Chính phủ điện tử: Đồng chí Phó Cục trưởng Đặng Duy Mẫn và Phó Cục trưởng Nguyễn Đông Hưng, Cục Cơ yếu Đảng - Chính quyền; Đồng chí Lê Quang Tùng, Phó Cục trưởng Cục Chứng thực số và Bảo mật thông tin.
Các thành viên sẽ hoạt động theo 5 nhóm của Tổ công tác, bao gồm: Nhóm Thường trực; Nhóm nguồn lực; Nhóm Công nghệ và an toàn, an ninh mạng; Nhóm chính sách và thể chế; Nhóm dữ liệu.
Trước đó, theo quyết định số 1160/QĐ-TTg ngày 31/7/2020 của Thủ tướng Chính phủ, Thiếu tướng Vũ Ngọc Thiềm, Trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ là thành viên của Ủy ban Quốc gia về Chính phủ điện tử.
Ủy ban Quốc gia về Chính phủ điện tử có chức năng, nhiệm vụ nghiên cứu, đề xuất với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về chủ trương, chiến lược, cơ chế, chính sách tạo môi trường pháp lý thúc đẩy xây dựng, phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số, nền kinh tế số và xã hội số; tạo thuận lợi cho việc triển khai Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 tại Việt Nam.
Bên cạnh đó, giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp xây dựng, phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số, nền kinh tế số và xã hội số; Giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ điều phối, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các chiến lược, chương trình, cơ chế, chính sách, đề án, dự án, giải pháp có tính chất liên ngành về xây dựng, phát triển Chính phủ điện tử.
Đồng thời, cho ý kiến về các chiến lược, chương trình, cơ chế, chính sách, đề án, dự án liên quan đến xây dựng, phát triển Chính phủ điện tử, chính quyền điện tử thuộc thẩm quyền quyết định của Thủ tướng Chính phủ; Sơ kết, đánh giá tình hình, kết quả triển khai các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm xây dựng, phát triển Chính phủ điện tử; thực hiện các nhiệm vụ khác theo yêu cầu của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
ĐT
10:00 | 26/02/2021
14:00 | 12/03/2021
08:00 | 10/05/2021
08:00 | 10/05/2021
08:00 | 28/06/2021
15:00 | 19/07/2021
10:00 | 03/03/2025
Thông qua thực hiện công tác giám sát, bảo đảm an ninh mạng, an toàn thông tin, Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao Công an Thành phố Hà Nội phát hiện tình trạng lộ, mất thông tin tài khoản, mật khẩu đăng nhập vào các hệ thống thông tin dùng chung trên địa bàn Hà Nội.
14:00 | 28/02/2025
Hiện nay, các hệ thống trường học đã trở thành mục tiêu phổ biến của tội phạm mạng trong vài năm qua do sự phụ thuộc ngày càng nhiều vào công nghệ và lượng dữ liệu phong phú của trường học. Do đó, ngày 31/01/2024, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Quyết định số 447/QĐ-BGDĐT về việc phê duyệt hướng dẫn bảo đảm an toàn thông tin (ATTT), tham gia môi trường mạng an toàn đối với hoạt động giảng dạy, quản lý giáo dục. Bài viết phân tích các nguy cơ và mối đe dọa ATTT trong hoạt động giáo dục. Qua đó, đề xuất một số giải pháp mà các đối tượng trong giảng dạy và quản lý giáo dục cần quan tâm nâng cao ý thức cảnh giác góp phần phòng ngừa, ngăn chặn đối tượng xấu tấn công gây thiệt hại về thông tin trong hoạt động giáo dục, đáp ứng yêu cầu về ATTT trong tình hình mới.
14:00 | 24/01/2025
Ủy ban châu Âu (EC) đang xem xét lại các cuộc điều tra liên quan đến các công ty công nghệ lớn bao gồm Apple, Meta và Google thuộc Alphabet. Động thái được thực hiện trong bối cảnh các công ty công nghệ lớn kêu gọi Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump phản đối các biện pháp giám sát với những quy định nghiêm ngặt mà Liên minh châu Âu (EU) đặt ra đối với các công ty này.
14:00 | 07/01/2025
Ngày 24/12 , Đại hội đồng đã thông qua Công ước của Liên hợp quốc về chống tội phạm mạng, một hiệp ước toàn cầu mang tính bước ngoặt nhằm tăng cường hợp tác quốc tế để chống tội phạm mạng và bảo vệ xã hội khỏi các mối đe dọa kỹ thuật số.