Ngày 25/02/2021, Hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Hệ thống Sản xuất, cấp và quản lý Căn cước công dân đã chính thức được bấm nút vận hành, đánh dấu mốc lịch sử quan trọng của đất nước nói chung, của Bộ Công an nói riêng trong tiến trình xây dựng Chính phủ điện tử, hướng tới chính phủ số, nền kinh tế số và xã hội số. Đây là những dự án có ý nghĩa quan trọng trong tiến trình xây dựng Chính phủ điện tử, góp phần đổi mới công tác quản lý nhà nước, cải cách hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp trong phát triển kinh tế - xã hội.
Việc đưa hai hệ thống này chính thức đi vào hoạt động có vai trò, ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với cả Chính phủ và người dân. Hai hệ thống được xây dựng trên cơ sở mục đích tạo ra một hệ thống thông tin lõi của toàn bộ công dân Việt Nam, để từ đó, các ngành, các địa phương xây dựng, phát triển các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu thuộc thẩm quyền để quản lý dân cư bằng phương thức hiện đại, đồng thời làm căn cứ cho cơ quan nhà nước khai thác, giúp giảm bớt các giấy tờ, đơn giản hóa việc khai báo thông tin của người dân, doanh nghiệp.
Đảm bảo an toàn mức độ cao Hệ thống cơ sở dữ liệu Quốc gia về dân cư và căn cước công dân
Để giải quyết vấn đề đặc biệt quan trọng là bảo mật và xác thực thông tin, ngay trong quá trình xây dựng hai dự án lớn này, lãnh đạo Bộ Công an đã có nhiều buổi làm việc với Ban Cơ yếu Chính phủ để bàn phương án, giải pháp tối ưu. Lãnh đạo Ban Cơ yếu Chính phủ xác định đây là hai dự án hết sức quan trọng, có quy mô lớn, phạm vi rộng, do vậy Lãnh đạo Ban đã giao các đơn vị chức năng tổ chức nghiên cứu, thử nghiệm thống nhất giải pháp, tổ chức sản xuất và triển khai bảo mật cho dự án với nguyên tắc “hiện đại, đồng bộ, bảo mật cao, tiết kiệm, tránh lãng phí”.
Vấn đề an toàn, an ninh thông tin của Hệ thống cơ sở dữ liệu Quốc gia về dân cư được đảm bảo ở mức độ cao về hệ thống máy chủ, thiết bị mạng, bảo mật... Về đường truyền, xác thực/ký số toàn vẹn dữ liệu và bảo mật kênh truyền do Ban Cơ yếu Chính phủ cung cấp. Hệ thống đáp ứng an toàn thông tin cấp độ 4.
Các đại biểu thể hiện sự quyết tâm trong xây dựng Chính phủ điện tử
Đối với Dự án sản xuất, cấp, quản lý Căn cước công dân: Hệ thống được kế thừa hạ tầng bảo mật và xác thực từ Hệ thống cơ sở dữ liệu Quốc gia về dân cư; Bảo đảm an toàn căn cước công dân gắn chíp điện tử bảo đảm toàn vẹn, chống sao chép, chống giả mạo bằng giải pháp chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ; Bảo mật lưu trữ dữ liệu căn cước công dân được thu thập tại địa phương.
Trong thời gian tới, Ban Cơ yếu Chính phủ sẽ tiếp tục hỗ trợ, đào tạo cho cán bộ của Bộ Công an vận hành, quản trị, khắc phục sự cố trong quá trình vận hành sử dụng; đồng thời phối hợp với Bộ Công an bảo đảm kỹ thuật và mở rộng phạm vi của hệ thống khi có yêu cầu.
Gia Minh
21:00 | 12/02/2021
14:00 | 12/03/2021
08:00 | 10/05/2021
13:00 | 21/06/2021
08:00 | 28/06/2021
15:00 | 19/07/2021
17:00 | 23/06/2021
14:00 | 14/12/2022
08:00 | 08/07/2021
12:00 | 03/03/2021
07:00 | 04/03/2021
10:00 | 28/10/2020
15:00 | 21/07/2020
09:00 | 24/06/2021
09:00 | 25/01/2022
13:00 | 08/03/2022
19:00 | 25/02/2021
13:00 | 09/10/2023
Trong bối cảnh đẩy mạnh phát triển Chính quyền số để thúc đẩy chuyển đổi kinh tế số, xã hội số, phát huy hiệu quả chuyển đổi số để nâng cao năng lực, hiệu lực trong hoạt động của bộ máy nhà nước ở địa phương, đòi hỏi lực lượng cơ yếu tỉnh Điện Biên phải nỗ lực nhiều hơn nữa, nâng cao chất lượng, hiệu quả trong công tác tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương về hoạt động cơ yếu và những nội dung liên quan đến định hướng, chiến lược phát triển trong lĩnh vực bảo mật, an toàn thông tin.
12:00 | 03/03/2023
Dự thảo Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi) dự kiến được Quốc hội xem xét, thông qua tại Kỳ họp thứ Năm tới. Để bảo đảm tính thống nhất trong hệ thống pháp luật, phù hợp với thực tiễn, cần rà soát, chỉnh lý dự thảo Luật này theo hướng quy định rõ hơn trách nhiệm của Ban Cơ yếu Chính phủ về chữ ký số chuyên dùng công vụ.
10:00 | 03/03/2023
Trong bối cảnh các mối đe dọa trực tuyến liên tục thay đổi và đã phát triển đáng kể trong vài năm qua, với sự mở rộng của các hoạt động như mã độc tống tiền, lừa đảo tiền điện tử, các loại phần mềm gián điệp, trojan,… Trong năm 2022, thông qua các chiến dịch tấn công mạng, thị phần tội phạm đã và đang hình thành những loại hình mới, phương thức mới, với phần lớn theo đuổi các mục tiêu chung, đó là lợi nhuận tài chính hay các tác động đến chính trị. Tuy nhiên, cách thức thực hiện các cuộc tấn công mạng lại thay đổi theo từng năm, và việc hiểu được những thay đổi trong chiến thuật và công cụ của tin tặc có thể giúp các tổ chức cải thiện khả năng bảo mật. Bài báo sẽ đưa ra những dự đoán một số nội dung chính về bối cảnh mối đe dọa trực tuyến đối với người dùng vào năm 2023 dựa trên những báo cáo đánh giá và phân tích dự báo của hãng bảo mật Kaspersky.
10:00 | 23/02/2023
Trong những năm gần đây, tình hình mất an toàn thông tin trên mạng công nghệ thông tin ngày càng trở nên căng thẳng và diễn biến phức tạp trên toàn thế giới. Các cuộc tấn công vào hệ thống mạng công nghệ thông tin diễn ra không ngừng tăng nhanh cả về số lượng, cường độ và độ phức tạp. Các nhóm tội phạm mạng gia tăng với sự hỗ trợ của các tổ chức kinh tế, chính trị,... nguy cơ chiến tranh mạng đã hiện hữu. Điều này đã đặt ra yêu cầu cấp thiết về sự quan tâm đúng mức đối với các giải pháp nhằm đảm bảo an toàn thông tin trên hệ thống mạng công nghệ thông tin.