Ngày 25/02/2021, Hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Hệ thống Sản xuất, cấp và quản lý Căn cước công dân đã chính thức được bấm nút vận hành, đánh dấu mốc lịch sử quan trọng của đất nước nói chung, của Bộ Công an nói riêng trong tiến trình xây dựng Chính phủ điện tử, hướng tới chính phủ số, nền kinh tế số và xã hội số. Đây là những dự án có ý nghĩa quan trọng trong tiến trình xây dựng Chính phủ điện tử, góp phần đổi mới công tác quản lý nhà nước, cải cách hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp trong phát triển kinh tế - xã hội.
Việc đưa hai hệ thống này chính thức đi vào hoạt động có vai trò, ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với cả Chính phủ và người dân. Hai hệ thống được xây dựng trên cơ sở mục đích tạo ra một hệ thống thông tin lõi của toàn bộ công dân Việt Nam, để từ đó, các ngành, các địa phương xây dựng, phát triển các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu thuộc thẩm quyền để quản lý dân cư bằng phương thức hiện đại, đồng thời làm căn cứ cho cơ quan nhà nước khai thác, giúp giảm bớt các giấy tờ, đơn giản hóa việc khai báo thông tin của người dân, doanh nghiệp.
Đảm bảo an toàn mức độ cao Hệ thống cơ sở dữ liệu Quốc gia về dân cư và căn cước công dân
Để giải quyết vấn đề đặc biệt quan trọng là bảo mật và xác thực thông tin, ngay trong quá trình xây dựng hai dự án lớn này, lãnh đạo Bộ Công an đã có nhiều buổi làm việc với Ban Cơ yếu Chính phủ để bàn phương án, giải pháp tối ưu. Lãnh đạo Ban Cơ yếu Chính phủ xác định đây là hai dự án hết sức quan trọng, có quy mô lớn, phạm vi rộng, do vậy Lãnh đạo Ban đã giao các đơn vị chức năng tổ chức nghiên cứu, thử nghiệm thống nhất giải pháp, tổ chức sản xuất và triển khai bảo mật cho dự án với nguyên tắc “hiện đại, đồng bộ, bảo mật cao, tiết kiệm, tránh lãng phí”.
Vấn đề an toàn, an ninh thông tin của Hệ thống cơ sở dữ liệu Quốc gia về dân cư được đảm bảo ở mức độ cao về hệ thống máy chủ, thiết bị mạng, bảo mật... Về đường truyền, xác thực/ký số toàn vẹn dữ liệu và bảo mật kênh truyền do Ban Cơ yếu Chính phủ cung cấp. Hệ thống đáp ứng an toàn thông tin cấp độ 4.
Các đại biểu thể hiện sự quyết tâm trong xây dựng Chính phủ điện tử
Đối với Dự án sản xuất, cấp, quản lý Căn cước công dân: Hệ thống được kế thừa hạ tầng bảo mật và xác thực từ Hệ thống cơ sở dữ liệu Quốc gia về dân cư; Bảo đảm an toàn căn cước công dân gắn chíp điện tử bảo đảm toàn vẹn, chống sao chép, chống giả mạo bằng giải pháp chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ; Bảo mật lưu trữ dữ liệu căn cước công dân được thu thập tại địa phương.
Trong thời gian tới, Ban Cơ yếu Chính phủ sẽ tiếp tục hỗ trợ, đào tạo cho cán bộ của Bộ Công an vận hành, quản trị, khắc phục sự cố trong quá trình vận hành sử dụng; đồng thời phối hợp với Bộ Công an bảo đảm kỹ thuật và mở rộng phạm vi của hệ thống khi có yêu cầu.
Gia Minh
21:00 | 12/02/2021
14:00 | 12/03/2021
08:00 | 10/05/2021
13:00 | 21/06/2021
08:00 | 28/06/2021
15:00 | 19/07/2021
17:00 | 23/06/2021
14:00 | 14/12/2022
08:00 | 08/07/2021
12:00 | 03/03/2021
07:00 | 04/03/2021
10:00 | 28/10/2020
15:00 | 21/07/2020
09:00 | 24/06/2021
09:00 | 25/01/2022
13:00 | 08/03/2022
19:00 | 25/02/2021
13:00 | 17/06/2024
Tại hội nghị sơ kết 2 năm thực hiện chương trình phối hợp giữa UBND TP. HCM và Đại học Quốc gia TP. HCM, giai đoạn 2022 - 2025 diễn ra sáng ngày 11/6, Chủ tịch UBND TP. HCM Phan Văn Mãi đề nghị các Sở, ngành cần làm ngay một kế hoạch, chiến lược bài bản, toàn diện về phát triển, ứng dụng trí tuệ nhân tạo cho thành phố.
10:00 | 05/06/2024
Vừa qua, Cơ quan An ninh mạng và Cơ sở hạ tầng Hoa Kỳ (CISA) đã bổ sung lỗ hổng có định danh là CVE-2023-43208 - một lỗ hổng thực thi mã từ xa không được xác thực vào danh mục Các lỗ hổng bị khai thác đã biết (KEV). Lỗ hổng này đã ảnh hưởng đến sản phẩm Mirth Connect của phần mềm chăm sóc sức khỏe NextGen Healthcare.
08:00 | 24/05/2024
Đồng Nai là tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về quốc phòng, an ninh. Với ưu thế công nghiệp, hạ tầng kinh tế - xã hội phát triển, những năm qua tỉnh Đồng Nai đã chủ động chuyển đổi số mạnh mẽ trên mọi lĩnh vực, đạt được nhiều kết quả quan trọng.
14:00 | 22/05/2024
Ngày 17/5, tại hội nghị thường niên của Ủy ban Bộ trưởng Hội đồng châu Âu (EC), với sự tham gia của các bộ trưởng ngoại giao của 46 quốc gia thành viên, EC đã thông qua hiệp ước toàn cầu đầu tiên mang tính ràng buộc về mặt pháp lý liên quan các quy định quản lý việc sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI).