Tham dự buổi tọa đàm có ông Lê Quang Tùng, Phó Cục trưởng Cục Chứng thực số và bảo mật thông tin, Ban Cơ yếu Chính phủ và ông Đỗ Thái Hòa, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Hà Giang.
Chương trình chuyển đổi số quốc gia và Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số giai đoạn 2021 - 2025 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt từ tháng 6 năm 2020 đã xác định rõ quan điểm lấy người dân là trung tâm của chuyển đổi số. Một trong những chỉ tiêu, nhiệm vụ quan trọng trong xây dựng Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số là đưa 100% dịch vụ công đủ điều kiện lên cung cấp trực tuyến mức độ 4. Trong đó, chữ ký số là công cụ cần thiết để hỗ trợ cũng như thúc đẩy quá trình nhiệm vụ nêu trên.
Nắm bắt được tầm quan trọng của chữ ký số trong quá trình chuyển đổi số, Cục Chứng thực số và bảo mật thông tin đã tham mưu cho Ban Cơ yếu Chính phủ hoàn thiện hành lang pháp lý để quản lý và phát triển dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ, từng bước kiện toàn bộ máy, tổ chức để thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ.
Chữ ký số chuyên dùng do Ban Cơ yếu Chính phủ cấp sử dụng trong trao đổi công việc lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành trên nhiều hệ thống, sử dụng trong các loại hình giao dịch điện tử của cơ quan Đảng, Nhà nước. Cùng với quá trình đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý điều hành trao đổi văn bản tài liệu của cơ quan nhà nước, việc triển khai sử dụng chữ ký số cho văn bản điện tử đảm bảo an toàn, tạo được môi trường làm việc hiện đại, tiết kiệm thời gian và chi phí, nâng cao hiệu quả công việc, tăng tính công khai, minh bạch trong quản lý, điều hành, góp phần tích cực trong cải cách hành chính và phát triển chính phủ điện tử.
Dự kiến Tọa đàm “Vai trò chữ ký số chuyên dùng trong thời kỳ chuyển đổi số quốc gia” sẽ chia sẻ những kết quả triển khai chữ ký số chuyên dùng trong thời gian qua và những tác động của công tác này tới công cuộc chuyển đổi số quốc gia. Đồng thời, độc giả sẽ được lắng nghe chia sẻ câu chuyện thực tiễn của ông Đỗ Thái Hòa về tỉnh Hà Giang trong công tác chuyển đổi số. Hà Giang hiện là một trong những địa phương đang có những bước chuyển mình trong công tác xây dựng Chính quyền số đáng chú ý.
Toạ đàm sẽ được tường thuật trực tiếp vào 14:00 ngày 15/11 trên Tạp chí điện tử và livestream trên fanpage của Tạp chí. Quý độc giả quan tâm vui lòng gửi câu hỏi tại đây.
Bích Thủy
17:00 | 14/10/2022
14:00 | 17/10/2022
09:00 | 15/11/2022
07:00 | 16/11/2022
07:00 | 23/09/2024
Tăng 15 bậc chỉ trong 2 năm, Việt Nam đang chứng minh sự phát triển vượt trội về Chính phủ điện tử, theo đánh giá của Liên hợp quốc.
12:00 | 19/06/2024
Nghị định 13 về bảo vệ dữ liệu cá nhân đã đặt ra cho các doanh nghiệp Việt Nam một loạt các vấn đề cần giải quyết. Tuy nhiên, dường như mọi người mới chú ý đến lĩnh vực tài chính, ngân hàng và những ý kiến về việc tuân thủ Nghị định 13 hầu hết xuất phát từ ngành này. Trong khi đó, những dữ liệu cá nhân nhạy cảm có liên quan tới ngành y tế như tình trạng sức khỏe, đặc điểm di truyền hay đời sống tình dục... của cá nhân lại chưa được quan tâm nhiều.
09:00 | 16/08/2023
Sáng 14/8, tại Hà Nội, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh đã phối hợp với Ban Cơ yếu Chính phủ mở lớp nâng cao kỹ năng ứng dụng CNTT dành cho cán bộ chuyên trách CNTT trong Hệ thống Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.
17:00 | 05/07/2023
Ngày 30/6/2023, Cục Chứng thực số và Bảo mật thông tin, Ban Cơ yếu Chính phủ và Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Lạng Sơn đã phối hợp tổ chức Hội nghị bồi dưỡng công tác quản lý, sử dụng chứng thư số, chữ ký số chuyên dùng Chính phủ trong các cơ quan nhà nước năm 2023.
Liên minh châu Âu (EU) và Ấn Độ đều là những khu vực, cường quốc mạng, nhưng tiến trình khẳng định vị thế của hai bên có nhiều điểm khác biệt. EU có truyền thống lâu đời trong việc bảo vệ quyền riêng tư cá nhân, có thế mạnh về các phát minh an ninh mạng cũng như đề cao các chuẩn mực đa phương trong không gian mạng. Còn quan điểm của Ấn Độ về an ninh mạng liên tục chịu sự chi phối bởi các mối đe dọa mạng nổi lên từ Trung Quốc và Pakistan bên cạnh sự tác động từ ngành công nghệ thông tin trong nước - lĩnh vực đang tìm cách mở rộng thị trường ra bên ngoài phạm vi quốc gia. Bài viết sẽ phân tích sự phát triển của quan hệ an ninh mạng EU-Ấn Độ trong bối cảnh hệ sinh thái chính sách khác nhau giữa hai đối tác; những lĩnh vực hứa hẹn để mở rộng hợp tác song phương, giải quyết vấn đề tội phạm mạng, mở rộng nỗ lực làm sạch không gian mạng nhằm củng cố khả năng phục hồi không gian mạng của cả hai đối tác.
16:00 | 03/01/2025
Việc kiểm tra xem số căn cước của mình có bị lợi dụng hay không là rất quan trọng để bảo vệ quyền lợi và phòng tránh những rủi ro không đáng có.
09:00 | 08/01/2025