Phó Chủ tịch Ủy ban gồm: Phó Thủ tướng Chính phủ trực tiếp theo dõi, chỉ đạo lĩnh vực thông tin và truyền thông (Phó Chủ tịch thường trực Ủy ban); Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông.
Các Ủy viên Ủy ban gồm Bộ trưởng các Bộ: Công an, Khoa học và Công nghệ, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Nội vụ, Giáo dục và Đào tạo, Y tế, Công Thương, Xây dựng, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ; Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông.
Ủy ban có chức năng nghiên cứu, đề xuất với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, phối hợp thực hiện các chủ trương, chiến lược, cơ chế, chính sách tạo môi trường pháp lý thúc đẩy tiến trình chuyển đổi số quốc gia, gắn kết chặt chẽ với cải cách hành chính; xây dựng, phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số và đô thị thông minh; tạo thuận lợi cho việc triển khai Cách mạng công nghiệp lần thứ tư tại Việt Nam.
Nhiệm vụ của Ủy ban là nghiên cứu, đề xuất với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phương hướng, giải pháp để giải quyết những vấn đề trong thực hiện các chủ trương, chiến lược, cơ chế, chính sách thúc đẩy tiến trình chuyển đổi số quốc gia, gắn kết chặt chẽ với cải cách hành chính; xây dựng, phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số và đô thị thông minh; tạo thuận lợi cho việc triển khai Cách mạng công nghiệp lần thứ tư tại Việt Nam.
Cho ý kiến về các chiến lược, chương trình, cơ chế, chính sách, đề án, dự án liên quan đến chuyển đổi số; xây dựng, phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số và đô thị thông minh thuộc thẩm quyền quyết định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
Bên cạnh đó, giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp chuyển đổi số, xây dựng, phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số và đô thị thông minh; điều phối việc thực hiện các chiến lược, chương trình, cơ chế, chính sách, đề án, dự án, giải pháp có tính chất liên ngành về chuyển đổi số, xây dựng, phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số và đô thị thông minh; điều phối chung việc triển khai Chương trình Chuyển đổi số quốc gia; theo dõi, điều phối thực hiện các nội dung liên quan của Chiến lược quốc gia về Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến năm 2030.
Giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các chiến lược, chương trình, cơ chế, chính sách, đề án, dự án, giải pháp có tính chất liên ngành về chuyển đổi số, xây dựng, phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số và đô thị thông minh; đôn đốc việc triển khai Chương trình Chuyển đổi số quốc gia.
Sơ kết, đánh giá tình hình, kết quả triển khai các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm về chuyển đổi số; xây dựng, phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số và đô thị thông minh; thực hiện các nhiệm vụ khác theo yêu cầu của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
Tổ chức và hoạt động của Ủy ban
Các thành viên Ủy ban làm việc theo Quy chế hoạt động của Ủy ban. Chủ tịch Ủy ban, Phó Chủ tịch thường trực Ủy ban sử dụng con dấu của Thủ tướng Chính phủ, các thành viên khác sử dụng con dấu của cơ quan mình.
Thành lập Tổ công tác giúp việc Ủy ban (Tổ công tác) đặt tại Bộ Thông tin và Truyền thông do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông làm Tổ trưởng và có Tổ phó gồm Thứ trưởng các Bộ: Thông tin và Truyền thông, Kế hoạch và Đầu tư, Công Thương, Xây dựng; lãnh đạo Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp.
Tổ công tác gồm đại diện lãnh đạo cấp Vụ của các Bộ, cơ quan: Ban Cơ yếu Chính phủ, Công an, Văn phòng Chính phủ, Khoa học và Công nghệ, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Nội vụ, Giáo dục và Đào tạo, Y tế, Công Thương, Xây dựng, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Thông tin và Truyền thông, Tài nguyên và Môi trường, Giao thông vận tải, Quốc phòng, Tư pháp, Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, lãnh đạo và chuyên gia Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam, Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam, Công ty Cổ phần FPT và một số chuyên gia về Chính phủ điện tử, Chính phủ số, chuyển đổi số, kinh tế số, đô thị thông minh, xã hội số trong nước và quốc tế. Trong trường hợp cần thiết, Tổ công tác được huy động các chuyên gia tư vấn trong và ngoài nước để thực hiện nhiệm vụ được giao.
Bộ Thông tin và Truyền thông làm nhiệm vụ thường trực của Ủy ban và Tổ công tác; bảo đảm các điều kiện cần thiết cho hoạt động của Ủy ban và Tổ công tác.
Tổ trưởng Tổ công tác trình Chủ tịch Ủy ban phê duyệt danh sách thành viên Ủy ban, lãnh đạo Tổ công tác, Kế hoạch hoạt động và Quy chế hoạt động của Ủy ban; phê duyệt danh sách thành viên và ban hành Quy chế hoạt động của Tổ công tác.
Các thành viên của Ủy ban và Tổ công tác làm việc theo chế độ kiêm nhiệm và được hưởng các chế độ theo quy định hiện hành.
Tuệ Minh
(Theo chinhphu.vn)
16:00 | 23/12/2008
10:00 | 25/10/2021
10:00 | 13/07/2020
14:00 | 31/08/2021
14:00 | 06/09/2023
Chữ ký Office Open XML (OOXML), một tiêu chuẩn Ecma/ISO được sử dụng trong các ứng dụng Microsoft Office và mã nguồn mở OnlyOffice có một số lỗi bảo mật và có thể dễ dàng bị giả mạo.
12:00 | 11/08/2023
Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) đề nghị các Bộ, ngành, địa phương triển khai Kho dữ liệu điện tử của cá nhân, tổ chức trên Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính để lưu dữ liệu giải quyết dịch vụ công, phục vụ chia sẻ, tái sử dụng.
16:00 | 17/04/2023
Chiều 17/4/2023, tại Hà Nội, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh đã phối hợp với Ban Cơ yếu Chính phủ mở lớp “Đào tạo kỹ năng sử dụng chứng thư số, chữ ký số cho cán bộ công chức, viên chức tại Trung tâm Học viện” dành cho cán bộ, công chức tại Học viện, trọng tâm là các đồng chí thực hiện công tác văn thư của các đơn vị trực thuộc Học viện trung tâm.
15:00 | 14/04/2023
Sự tăng trưởng nhanh chóng của các thiết bị kết nối Internet (Internet of Things-IoT) đã và đang thay đổi cách thức sống, làm việc và cả cách tạo ra, chia sẻ, thu thập, sử dụng dữ liệu của người dùng. Hiện tại có trên 14 tỷ thiết bị IoT trên toàn thế giới, con số này ước tính sẽ còn tăng cao lên tới 27 tỷ thiết bị vào năm 2025. Dự kiến trong năm 2023, thế giới sẽ chứng kiến các thiết bị IoT được triển khai rộng rãi trên nhiều mặt với nhiều công nghệ và nhiều ứng dụng mới. Cùng với sự tăng trưởng đó, vấn đề bảo mật dữ liệu và cách thức doanh nghiệp cần thích nghi để đáp ứng những yêu cầu, quy định được đặt ra là rất cần thiết. Dưới đây là những xu hướng IoT chủ yếu có thể kể đến trong năm 2023.
Trong thời đại ngày nay, cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật có ngày càng nhiều những cuộc tấn công vào phần cứng và gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng. So với các loại tấn công khác, tấn công qua kênh kề đang được nghiên cứu do khả năng khôi phục lại khóa bí mật trong khi hệ thống vẫn hoạt động bình thường mà không hề làm thay đổi phần cứng. Bài báo này sẽ trình bày một cách sơ lược về những kết quả cuộc tấn công kênh kề lên mã hóa RSA cài đặt trên điện thoại thông minh sử dụng hệ điều hành Android tại Viện Khoa học - Công nghệ mật mã. Nhóm tác giả đã tấn công khôi phục được một phần khóa bí mật của mã hóa RSA cài đặt trên điện thoại thông minh và chứng minh khả năng rò rỉ thông tin qua kênh kề.
14:00 | 11/09/2024
Kết quả đánh giá 63 cổng dịch vụ công năm 2024 cho thấy, các địa phương đã có một số cải thiện trong việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến so với kết quả rà soát năm 2023, tuy nhiên cũng cần sự đầu tư, cải thiện về nhiều mặt để tăng mức độ thuận tiện, thân thiện, tính tiếp cận, đáp ứng nhu cầu của mọi người dùng.
10:00 | 28/08/2024