Chỉ tính riêng trong tháng 7/2022, Trục liên thông văn bản quốc gia đã gửi, nhận 620.830 văn bản điện tử, trong đó, văn bản điện tử gửi là 135.164 văn bản, nhận 485.666 văn bản.
Lũy kế 7 tháng đầu năm, số lượng văn bản điện tử gửi, nhận là 3,56 triệu văn bản. Nếu tính từ khi khai trương (ngày 12/3/2019) đến nay, hệ thống có tổng số hơn 13,1 triệu văn bản điện tử được gửi và nhận giữa các cơ quan hành chính nhà nước trên trục liên thông văn bản quốc gia.
Cùng với đó, số lượng thủ tục hành chính được thực hiện trực tuyến cũng tăng mạnh. Tính đến ngày 27/7/2022, tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến đủ kiều kiện đưa lên mức độ 4 là 97,3% (chiếm 54,33% tổng số thủ tục hành chính).
Cổng Dịch vụ công quốc gia từ ngày 20/6/2022 đến ngày 20/7/2022 đã có trên 293 nghìn tài khoản đăng ký; trên 4 triệu hồ sơ đồng bộ trạng thái; trên 479 nghìn lượt thực hiện các dịch vụ tiện ích; trên 324 nghìn hồ sơ trực tuyến thực hiện từ cổng và trên 126 nghìn giao dịch thanh toán trực tuyến với số tiền hơn 307 tỷ đồng.
Các Bộ, ngành, địa phương cũng đã xây dựng, kết nối chia sẻ dữ liệu qua Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia. Đến tháng 12/2020, 22/22 Bộ, cơ quan ngang Bộ; 63/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã có Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu cấp Bộ/tỉnh và kết nối với Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia, đạt tỷ lệ 100%.
Tổng số giao dịch thực hiện thông qua Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia từ khi khai trương đến nay là 553.969.478. Tính từ đầu năm nay, trung bình hằng ngày có khoảng 1,7 triệu giao dịch thực hiện thông qua Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia.
Tuệ Minh
11:00 | 29/07/2021
11:00 | 12/04/2020
13:00 | 12/02/2020
16:00 | 05/09/2022
Tài khoản định danh điện tử là tập hợp gồm tên đăng nhập (chính là mã số định danh cá nhân của công dân), mật khẩu (được gửi qua tin nhắn SMS cho mỗi cá nhân) hoặc hình thức xác thực khác được tạo lập bởi hệ thống định danh và xác thực điện tử của Bộ Công an. Tài khoản này được quản lý và xác thực trên ứng dụng định danh điện tử quốc gia (VNeID) do Bộ Công an phát triển. Khi sử dụng VNeID, người dân cần chú ý một số điều để đảm bảo an toàn cho tài khoản định danh điện tử.
11:00 | 11/09/2021
Với các chiến dịch tiêm chủng vắc-xin COVID-19 đang tiếp tục diễn ra gấp rút ở các quốc gia trên thế giới, một cuộc tranh luận toàn cầu đang nổi lên về ý tưởng phát hành tài liệu số thể hiện tình trạng tiêm chủng của mỗi cá nhân. Mục đích đầu tiên được đưa ra bởi các quốc gia đã thực hiện tốt việc tiêm chủng vắc-xin COVID-19 (trong đó có Israel) và các ngành công nghiệp du lịch, nhằm cung cấp một phương thức để mở lại các tuyến du lịch trong nước và du lịch quốc tế một cách an toàn hơn.
19:00 | 09/09/2021
Hội đồng Bình chọn Lãnh đạo Công nghệ thông tin và Chuyển đổi số tiêu biểu năm 2021 vừa công bố và vinh danh 18 Lãnh đạo chuyển đổi số tiêu biểu năm 2021. Ông Lê Quang Tùng, Phó Cục trưởng Cục Chứng thực số và Bảo mật thông tin, Ban Cơ yếu Chính Phủ là một trong 10 lãnh đạo khối Trung ương được vinh danh lần này.
17:00 | 26/04/2021
Ngày 24/4/2021, tại Hà Nội, Lễ công bố và trao Giải thưởng Sao Khuê 2021 đã được Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) tổ chức. Từ gần 300 đề cử của 161 doanh nghiệp, qua 3 vòng đánh giá, Hội đồng giám khảo đã lựa chọn được 180 nền tảng, dịch vụ, giải pháp CNTT xuất sắc để trao Giải thưởng Sao Khuê 2021 bao gồm: 25 nền tảng, 32 dịch vụ và 123 sản phẩm giải pháp.
Chuyển đổi số hiện là xu thế tất yếu trên toàn thế giới. Tại Việt Nam, quá trình chuyển đổi số đã bắt đầu diễn ra và đã đạt được những kết quả tích cực ở cả 3 trụ cột là Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số. Chuyển đổi số là quá trình áp dụng các công nghệ mới trong hệ sinh thái công nghệ số. Bài viết nghiên cứu tổng quan về một số công nghệ nền tảng cũng như xu hướng chuyển đổi số ở Việt Nam.
09:00 | 13/12/2022
Hiện nay, trong bối cảnh các cuộc tấn công mạng ngày càng gia tăng cả về số lượng lẫn quy mô nhắm vào đối tượng là người dùng sử dụng Smartphone, các phương thức tấn công cũng vì thế được tin tặc thay đổi và phát triển với mức độ tinh vi hơn, đặc biệt là các phần mềm, ứng dụng độc hại được sử dụng để theo dõi, đánh cắp thông tin dữ liệu. Do đó, mỗi cá nhân nên trang bị những kỹ năng cần thiết giúp nhận biết và bảo vệ các thiết bị smartphone của chính mình. Để làm rõ điều này, bài báo sau đây sẽ cung cấp đến độc giả cách thức phát phát hiện phần mềm gián điệp dựa vào các dấu hiệu và một số tùy chọn để gỡ bỏ, ngăn chặn các cuộc tấn công độc hại.
07:00 | 11/01/2023