Tham dự Hội nghị trực tiếp tại Hà Nội còn có sự tham dự của đại diện lãnh đạo các cơ quan Trung ương (Trung tâm Công nghệ thông tin – Cơ yếu/Văn phòng Trung ương Đảng; Cục Kiểm soát thủ tục hành chính/Văn phòng Chính phủ; Vụ Tin học/Văn phòng Quốc hội;…); đại diện lãnh đạo các cơ quan, đơn vị thuộc các tỉnh, thành phố phía Bắc và đại diện lãnh đạo các cơ quan, đơn vị ngành Cơ yếu Việt Nam. Hội nghị còn thu hút sự tham gia của hơn 6.300 đại biểu đến từ các cơ quan Đảng, chính quyền các cấp từ trung ương đến địa phương, bao gồm các Tỉnh ủy, Thành ủy, Quận ủy, Huyện ủy, Thị ủy; các Sở, ban, ngành cùng các cơ quan chuyên trách về công nghệ thông tin của các Bộ, ngành Trung ương và địa phương.
Đồng chí Nguyễn Đăng Lực, Phó Trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ phát biểu khai mạc Hội nghị
Phát biểu khai mạc tại Hội nghị, Thiếu tướng Nguyễn Đăng Lực, Phó Trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ cho biết, phát triển Chính phủ điện tử, tiến tới Chính phủ số là xu thế tất yếu, khách quan, đang diễn ra mạnh mẽ, sâu rộng trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Thời gian qua, Đảng, Nhà nước ta đã rất coi trọng và xem chuyển đổi số là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, nhiều nghị quyết, chỉ thị, kết luận của Đảng và văn bản quy phạm pháp luật được ban hành, trong đó đều giao nhiệm vụ cho Ban Cơ yếu Chính phủ giúp Bộ trưởng Bộ Quốc phòng thực hiện quản lý nhà nước, phát triển, cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng công vụ. Đặc biệt, ngày 25/6/2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 68/2024/NĐ-CP quy định chi tiết về chữ ký số chuyên dùng công vụ, một công cụ quan trọng nhằm thúc đẩy cải cách hành chính, xây dựng Chính phủ số và chuyển đổi số quốc gia.
Đồng chí Nguyễn Đăng Lực nhấn mạnh việc Chính phủ ban hành Nghị định số 68/2024/NĐ-CP quy định về chữ ký số chuyên dùng công vụ đã tạo cơ sở pháp lý thống nhất, thuận lợi để quản lý, cung cấp, sử dụng chữ ký số, chứng thư chữ ký số, dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng công vụ; giúp nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về cơ yếu; góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật về giao dịch điện tử; bảo đảm xác thực, an toàn thông tin trong việc ứng dụng chữ ký số chuyên dùng công vụ trong các hoạt động quản lý, chỉ đạo, điều hành và tác nghiệp.
Đồng chí Hoàng Văn Thủy, Phó Cục trưởng Cục Chứng thực số và Bảo mật thông tin trình bày các nội dung quan trọng của Nghị định 68/2024/NĐ-CP
Tại Hội nghị, đồng chí Hoàng Văn Thủy, Phó Cục trưởng Cục Chứng thực số và Bảo mật thông tin đã trình bày các nội dung quan trọng của Nghị định 68/2024/NĐ-CP gồm: Sự cần thiết ban hành Nghị định; Mục đích, quan điểm xây dựng Nghị định; Quá trình xây dựng Nghị định; Bố cục, nội dung cơ bản của Nghị định; Một số điểm mới của Nghị định; Kế hoạch triển khai Nghị định và Kiến nghị đối với các Bộ, ngành, địa phương.
Nghị định gồm 06 Chương, 43 Điều và Phụ lục. Cụ thể, Chương I quy định chung; Chương II quy định về hoạt động cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng công vụ; Chương III quy định về cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng công vụ phục vụ phát hành, kiểm tra hộ chiếu và thẻ căn cước có gắn chíp điện tử; Chương IV quy định về sử dụng chữ ký số chuyên dùng công vụ, chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ và dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng công vụ; Chương V quy định về trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức và cá nhân; Chương VI quy định về điều khoản thi hành. Nghị định được xây dựng trên quan điểm kế thừa nội dung của Nghị định số 130/2018/NĐ-CP (Chương VII) và tích hợp những nội dung của Thông tư số 185/2019/TT-BQP đã được thực tiễn kiểm nghiệm còn phù hợp và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.
Trao đổi với báo chí, đồng chí Nguyễn Anh Tú, Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ kỹ thuật, Cục Chứng thực số và Bảo mật thông tin đánh giá cao việc ứng dụng chữ ký số chuyên dùng công vụ trong hoạt động hành chính hiện nay. Với sự quyết liệt của lãnh đạo các cấp, trong thời gian tới, việc ứng dụng chữ ký số trong hoạt động hành chính các cấp sẽ thay đổi thời gian, cách thức làm việc trên văn bản giấy, thúc đẩy phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số và cải cách hành chính.
Quốc An
17:00 | 19/07/2024
16:00 | 04/07/2024
10:00 | 21/11/2024
15:00 | 27/11/2024
Ngày 31/10/2024, Ngân hàng Nhà nước ban hành đã Thông tư 50/2024/TT-NHNN quy định về an toàn, bảo mật trong dịch vụ trực tuyến ngân hàng, có hiệu lực từ đầu 2025.
09:00 | 09/08/2024
Mới đây, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 48/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định số 130/2018/NĐ-CP ngày 27/9/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số. Nghị định được ban hành nhằm đảm bảo tiện lợi cho tổ chức, cá nhân khi đăng ký cấp, sử dụng chứng thư số, thúc đẩy phát triển dịch vụ chứng thực chữ ký số, tạo lập nền tảng tin cậy để thực hiện các giao dịch điện tử với cơ quan nhà nước và các hoạt động phát triển kinh tế số.
15:00 | 26/06/2024
Ngày 25/6/2024, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 68/2024/NĐ-CP quy định về chữ ký số chuyên dùng công vụ. Nghị định này quy định chi tiết về dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng công vụ; việc cung cấp, quản lý, sử dụng chữ ký số chuyên dùng công vụ, chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ và dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng công vụ.
10:00 | 08/05/2024
Microsoft đã thông báo rằng người dùng Windows hiện có thể đăng nhập vào tài khoản khách hàng (consumer accounts) của họ bằng Passkey, cho phép người dùng xác thực bằng các phương pháp không cần mật khẩu như Windows Hello, khóa bảo mật FIDO2, dữ liệu sinh trắc học (quét khuôn mặt hoặc dấu vân tay) hoặc mã PIN thiết bị.
Trong thời đại ngày nay, cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật có ngày càng nhiều những cuộc tấn công vào phần cứng và gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng. So với các loại tấn công khác, tấn công qua kênh kề đang được nghiên cứu do khả năng khôi phục lại khóa bí mật trong khi hệ thống vẫn hoạt động bình thường mà không hề làm thay đổi phần cứng. Bài báo này sẽ trình bày một cách sơ lược về những kết quả cuộc tấn công kênh kề lên mã hóa RSA cài đặt trên điện thoại thông minh sử dụng hệ điều hành Android tại Viện Khoa học - Công nghệ mật mã. Nhóm tác giả đã tấn công khôi phục được một phần khóa bí mật của mã hóa RSA cài đặt trên điện thoại thông minh và chứng minh khả năng rò rỉ thông tin qua kênh kề.
14:00 | 11/09/2024
Tấn công mạng, lừa đảo trực tuyến nhắm vào người dùng được nhận định là một vấn đề lớn các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đang phải đối mặt, nhất là trong bối cảnh tất cả các ngành, lĩnh vực đều đang đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số, phát triển chính phủ số, kinh tế số và xã hội số. Theo kết quả đánh giá năm 2024 trong 39 ứng dụng ngân hàng, ví điện tử Việt Nam vẫn có 17 ứng dụng triển khai bảo mật chưa chặt chẽ (chiếm 44%).
10:00 | 04/12/2024