Triển khai Quyết định số 28/2018/QĐ-TTg ngày 12/7/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc gửi, nhận văn bản điện tử giữa các cơ quan trong hệ thống hành chính nhà nước, Văn phòng Chính phủ đã phối hợp với các Bộ, ngành, cơ quan, địa phương trong việc kết nối, gửi, nhận văn bản điện tử từ các hệ thống quản lý văn bản và điều hành với Trục liên thông văn bản quốc gia, bước đầu mang lại nhiều kết quả tích cực. Để tiếp tục xây dựng, vận hành Trục liên thông văn bản quốc gia thông suốt, đảm bảo an ninh, an toàn và hiệu quả, đẩy mạnh ứng dụng chữ ký số chuyên dùng công vụ phục vụ gửi, nhận văn bản điện tử và xử lý công việc trên môi trường điện tử, Văn phòng Chính phủ tổ chức Hội nghị tập huấn tại ba miền Bắc, Trung, Nam với các đại biểu tham dự thuộc Văn phòng Trung ương Đảng, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Quốc hội, các bộ, cơ quan ngang bộ và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Đồng chí Đỗ Thái Hà, Phó Cục trưởng Cục Kiểm soát thủ tục hành chính, Văn phòng Chính phủ phát biểu tại Hội nghị
Phát biểu khai mạc Hội nghị, đồng chí Đỗ Thái Hà, Phó Cục trưởng Cục Kiểm soát thủ tục hành chính, Văn phòng Chính phủ đã nêu bật ý nghĩa, giá trị của Trục liên thông văn bản quốc gia, xác định đây là nhiệm vụ hết sức quan trọng hướng tới nền tảng tích hợp, chia sẻ, kết nối các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu của các bộ, ngành, địa phương, giúp cho việc thúc đẩy quá trình chuyển đổi số tại các cơ quan nhà nước, nhằm phục vụ người dân, doanh nghiệp được tốt hơn, góp phần xây dựng Chính phủ điện tử, hướng tới Chính phủ số, nền kinh tế số. Trong đó, chữ ký số chuyên dùng công vụ là một trong những thành phần quan trọng, không thể thiếu, góp phần đảm bảo an ninh, an toàn, xác thực các giao dịch điện tử trên môi trường mạng.
Đồng chí Nguyễn Công Thành, Phó Cục trưởng Cục Kiểm soát thủ tục hành chính, Văn phòng Chính phủ trình bày giải pháp kết nối trên Trục liên thông văn bản quốc gia
Thực hiện quy định tại khoản 5 Điều 24 Luật Giao dịch điện tử năm 2023, ngày 25/6/2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 68/2024/NĐ-CP quy định về chữ ký số chuyên dùng công vụ. Đây là văn bản quy phạm pháp luật quan trọng, quy định chi tiết về cung cấp, quản lý, sử dụng chữ ký số, chứng thư chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng công vụ. Nghị định được xây dựng trên tinh thần kế thừa quy định tại Chương VII Nghị định số 130/2018/NĐ-CP và tích hợp Thông tư số 185/2019/TT-BQP, đồng thời cập nhật, bổ sung các quy định liên quan chữ ký số để đồng bộ với hệ thống quy phạm pháp luật hiện hành.
Thực hiện khoản 1 Điều 14 Nghị định số 39/2022/NĐ-CP ngày 18/6/2022 ban hành quy chế làm việc của Chính phủ, Văn phòng Chính phủ có văn bản hướng dẫn các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương triển khai ký tắt điện tử đối với dự thảo văn bản trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ (văn bản số 3287/VPCP-KSTT ngày 14/5/2024). Để kịp thời triển khai ứng dụng ký số có chức năng ký tắt điện tử, Ban Cơ yếu Chính phủ đã nâng cấp bộ công cụ ký số và có văn bản hướng dẫn các bộ, ngành, địa phương thực hiện ký tắt trên các hệ thống thông tin của cơ quan, đơn vị (văn bản số 202/BCY-CTSBMTT ngày 17/6/2024).
Đồng chí Phạm Xuân Khang, Phó Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ kỹ thuật, Cục Chứng thực số và Bảo mật thông tin (Ban Cơ yếu Chính phủ) trình bày về chữ ký số chuyên dùng công vụ
Với mong muốn hướng dẫn, tuyên truyền rộng rãi tới các Bộ, ngành, địa phương quy định của pháp luật và quy trình nghiệp vụ về chữ ký số chuyên dùng công vụ, tại Hội nghị, báo cáo viên Cục Chứng thực số và Bảo mật thông tin đã trình bày những điểm mới tại Nghị định số 68/2024/NĐ-CP của Chính phủ quy định về chữ ký số chuyên dùng công vụ và hướng dẫn ký tắt điện tử đối với dự thảo văn bản trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Đây là những nội dung quan trọng giúp cho các Bộ, ngành, địa phương triển khai Trục liên thông văn bản quốc gia nói chung và thực hiện cung cấp, quản lý, sử dụng chữ ký số chuyên dùng công vụ nói riêng đạt hiệu quả, chất lượng theo đúng tinh thần chỉ đạo của Chính phủ.
Tại các phiên tổ chức ở ba miền, Hội nghị dành nhiều thời gian để trao đổi, thảo luận các quy định mới và những nội dung thực tiễn triển khai còn vướng mắc, đặc biệt trong công tác sử dụng trao đổi văn bản điện tử trên Trục liên thông văn bản quốc gia và việc cung cấp, quản lý, sử dụng chữ ký số chuyên dùng công vụ. Các đại biểu tham gia Hội nghị cũng nhấn mạnh giá trị, tầm quan trọng của chữ ký số chuyên dùng công vụ đối với các hệ thống thông tin như: Trục liên thông văn bản quốc gia, Cổng dịch vụ công quốc gia, Hệ thống thông tin báo cáo Chính phủ, Hệ thống thông tin tại các bộ, ngành, địa phương. Chữ ký số chuyên dùng công vụ góp phần quan trọng đảm bảo an toàn các giao dịch điện tử, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, cải cách hành chính và phát triển Chính phủ điện tử, chuyển đổi số quốc gia. Đây là cơ sở thực tiễn quan trọng xác định Hệ thống chứng thực chữ ký số chuyên dùng công vụ thuộc danh sách các nền tảng số quốc gia và là Hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia.
Phạm Xuân Khang, Cục Chứng thực số và Bảo mật thông tin
08:00 | 21/03/2019
10:00 | 05/02/2024
16:00 | 04/07/2024
10:00 | 04/12/2024
Tấn công mạng, lừa đảo trực tuyến nhắm vào người dùng được nhận định là một vấn đề lớn các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đang phải đối mặt, nhất là trong bối cảnh tất cả các ngành, lĩnh vực đều đang đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số, phát triển chính phủ số, kinh tế số và xã hội số. Theo kết quả đánh giá năm 2024 trong 39 ứng dụng ngân hàng, ví điện tử Việt Nam vẫn có 17 ứng dụng triển khai bảo mật chưa chặt chẽ (chiếm 44%).
07:00 | 23/09/2024
Tăng 15 bậc chỉ trong 2 năm, Việt Nam đang chứng minh sự phát triển vượt trội về Chính phủ điện tử, theo đánh giá của Liên hợp quốc.
10:00 | 10/04/2024
Xác thực không mật khẩu là một phương thức xác thực cho phép người dùng truy cập vào một dịch vụ, ứng dụng, hệ thống công nghệ thông tin mà không cần nhập mật khẩu truyền thống hoặc trả lời các câu hỏi bảo mật. Xác thực không mật khẩu đang được xem là giải pháp xác thực an toàn hiện nay và được dự đoán sẽ trở thành xu hướng trong tương lai. Bài viết này sẽ hướng dẫn độc giả cách thiết lập Passkey cho tài khoản Google để giúp quá trình đăng nhập trở nên thuận lợi, đơn giản và tăng cường khả năng bảo mật tài khoản của người dùng.
15:00 | 20/11/2023
Việc áp dụng và phát triển các công nghệ liên quan đến trí tuệ nhân tạo (AI) đã có những tiến bộ vượt bậc trong năm 2023. Một lĩnh vực dường như đã sẵn sàng được hưởng lợi từ AI là quản lý rủi ro của bên thứ ba, nghĩa là AI có thể cung cấp cho các tổ chức một cách tự động hóa hơn để quản lý rủi ro của nhà cung cấp bên thứ ba, đồng thời đảm bảo tuân thủ quy định phức tạp.
Phần 2 của bài báo trình bày về việc ứng dụng Khung kiểm toán Tokenomics cho Algem, Terra/Luna và Ethereum. Mặc dù vẫn còn một số hạn chế, nhưng khung kiểm toán Tokenomics vẫn góp phần chuẩn hóa và nâng cao tính an toàn trong Tokenomics, hướng tới việc xây dựng một tiêu chuẩn đáng tin cậy cho các hệ thống blockchain công khai dựa trên token.
22:00 | 26/01/2025
Gmail, dịch vụ email phổ biến nhất thế giới sẽ chính thức loại bỏ phương thức xác thực hai yếu tố (2FA) sử dụng mã SMS trong vài tháng tới. Đây là một thay đổi lớn, đánh dấu bước chuyển mình trong cách Google tiếp cận vấn đề bảo mật tài khoản người dùng.
11:00 | 03/03/2025