Đoàn công tác của Ban Cơ yếu Chính phủ làm việc với tỉnh Sơn La
Làm việc với đoàn, phía tỉnh Sơn La có đồng chí Đặng Ngọc Hậu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, cùng lãnh đạo một số sở, ban, ngành của tỉnh.
Từ năm 2017, UBND tỉnh Sơn La đã tập trung chỉ đạo tuyên truyền, phổ biến, quán triệt và tổ chức triển khai thực hiện sử dụng chữ ký số chuyên dùng công vụ phục vụ công tác quản lý, điều hành, xử lý công việc và cung cấp dịch vụ công trực tuyến tại cơ quan, đơn vị trên địa bàn.
Đến nay, toàn tỉnh có 6.632 chứng thư số chuyên dùng đang hoạt động, trong đó 5.503 chứng thư số cá nhân với 4.837 thiết bị Token, 490 thiết bị SIM-PKI, 176 chứng thư số tập trung; 1.129 chứng thư số tổ chức. Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính tỉnh Sơn La đã được tích hợp chữ ký số phục vụ sử dụng dịch vụ công trực tuyến của người dân và nghiệp vụ giải quyết thủ tục hành chính của cơ quan Nhà nước.
Hạ tầng kỹ thuật và các hệ thống, ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh về cơ bản đáp ứng yêu cầu triển khai sử dụng chữ ký số chuyên dùng. Công tác tuyên truyền, đào tạo, tập huấn để nâng cao nhận thức và năng lực chuyên môn của cán bộ, công chức, viên chức trong việc tham mưu, triển khai và sử dụng chữ ký số chuyên dùng công vụ được triển khai thường xuyên, hiệu quả.
Đồng chí Đặng Ngọc Hậu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La phát biểu tại buổi làm việc
Hiện nay, tỉnh Sơn La đang tiếp tục triển khai đăng ký cấp chứng thư số cho công chức thực hiện công tác chuyên môn tại các sở, ngành, địa phương, viên chức ngành y tế, ngành giáo dục với mục tiêu 100% cán bộ, công chức, viên chức đều sử dụng chứng thư số chuyên dùng trong hoạt động công vụ.
Tỉnh Sơn La kiến nghị với Ban Cơ yếu Chính phủ có giải pháp, hướng dẫn, chuyển giao và phân cấp cho Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Sơn La được thực hiện các yêu cầu chứng thực liên quan đến gia hạn, thay đổi thông tin, khôi phục thiết bị chứng thư số; Phân thêm quyền, chức năng tra cứu thông tin chứng thư số vào tài khoản quản trị của các cơ quan quản lý trực tiếp trên hệ thống đăng ký, quản lý yêu cầu chứng thực chữ ký số; Phân công bố trí đầu mối phụ trách hỗ trợ tỉnh Sơn La trong việc thực hiện các yêu cầu chứng thực, hỗ trợ những khó khăn vướng mắc trong quá trình sử dụng chữ ký số tại địa phương; Hỗ trợ các đơn vị trong việc giải quyết các thủ tục liên quan đến việc cấp mới, hủy bỏ, mở khóa,…chứng thư số.
Phạm Xuân Khang, Cục Chứng thực số và Bảo mật thông tin
10:00 | 21/11/2024
17:00 | 03/10/2023
17:00 | 05/07/2023
14:00 | 17/03/2023
08:00 | 24/05/2022
14:00 | 11/09/2024
Trong thời đại ngày nay, cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật có ngày càng nhiều những cuộc tấn công vào phần cứng và gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng. So với các loại tấn công khác, tấn công qua kênh kề đang được nghiên cứu do khả năng khôi phục lại khóa bí mật trong khi hệ thống vẫn hoạt động bình thường mà không hề làm thay đổi phần cứng. Bài báo này sẽ trình bày một cách sơ lược về những kết quả cuộc tấn công kênh kề lên mã hóa RSA cài đặt trên điện thoại thông minh sử dụng hệ điều hành Android tại Viện Khoa học - Công nghệ mật mã. Nhóm tác giả đã tấn công khôi phục được một phần khóa bí mật của mã hóa RSA cài đặt trên điện thoại thông minh và chứng minh khả năng rò rỉ thông tin qua kênh kề.
10:00 | 14/05/2024
Một trong những ưu tiên của Cơ quan Kỹ thuật số Italia giai đoạn hiện nay là triển khai ví ID kỹ thuật số chứa các tài liệu do chính phủ cấp, cũng như tăng tốc và điều chỉnh việc sử dụng AI trong khu vực công.
08:00 | 04/05/2024
Công ty lưu trữ đám mây DropBox cho biết tin tặc đã xâm nhập vào hệ thống nền tảng Chữ ký điện tử DropBox Sign và giành được quyền truy cập vào mã thông báo xác thực (Authentication tokens), khóa MFA, mật khẩu băm và thông tin khách hàng.
15:00 | 20/11/2023
Việc áp dụng và phát triển các công nghệ liên quan đến trí tuệ nhân tạo (AI) đã có những tiến bộ vượt bậc trong năm 2023. Một lĩnh vực dường như đã sẵn sàng được hưởng lợi từ AI là quản lý rủi ro của bên thứ ba, nghĩa là AI có thể cung cấp cho các tổ chức một cách tự động hóa hơn để quản lý rủi ro của nhà cung cấp bên thứ ba, đồng thời đảm bảo tuân thủ quy định phức tạp.
Liên minh châu Âu (EU) và Ấn Độ đều là những khu vực, cường quốc mạng, nhưng tiến trình khẳng định vị thế của hai bên có nhiều điểm khác biệt. EU có truyền thống lâu đời trong việc bảo vệ quyền riêng tư cá nhân, có thế mạnh về các phát minh an ninh mạng cũng như đề cao các chuẩn mực đa phương trong không gian mạng. Còn quan điểm của Ấn Độ về an ninh mạng liên tục chịu sự chi phối bởi các mối đe dọa mạng nổi lên từ Trung Quốc và Pakistan bên cạnh sự tác động từ ngành công nghệ thông tin trong nước - lĩnh vực đang tìm cách mở rộng thị trường ra bên ngoài phạm vi quốc gia. Bài viết sẽ phân tích sự phát triển của quan hệ an ninh mạng EU-Ấn Độ trong bối cảnh hệ sinh thái chính sách khác nhau giữa hai đối tác; những lĩnh vực hứa hẹn để mở rộng hợp tác song phương, giải quyết vấn đề tội phạm mạng, mở rộng nỗ lực làm sạch không gian mạng nhằm củng cố khả năng phục hồi không gian mạng của cả hai đối tác.
16:00 | 03/01/2025
Việc kiểm tra xem số căn cước của mình có bị lợi dụng hay không là rất quan trọng để bảo vệ quyền lợi và phòng tránh những rủi ro không đáng có.
09:00 | 08/01/2025