Hội nghị sẽ tập trung tuyên truyền, phổ biến và thảo luận các nội dung quan trọng xoay quanh Nghị định 68/2024/NĐ-CP của Chính phủ quy định về chữ ký số chuyên dùng công vụ, nhằm tạo sự thống nhất trong quản lý, triển khai và sử dụng chữ ký số chuyên dùng công vụ trong thời gian tới. Thúc đẩy áp dụng chứng thư số và dịch vụ chứng thực chữ ký số trong các cơ quan Đảng, Nhà nước. Đồng thời góp phần cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin, tiến tới xây dựng Chính phủ điện tử và Chính phủ số. Đây là một bước tiến quan trọng để các cơ quan Đảng và Nhà nước đồng bộ hóa quy trình quản lý, khai thác hiệu quả tiềm năng công nghệ số, từ đó thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia.
Với sự quan tâm, chỉ đạo sát sao từ các cấp lãnh đạo Đảng và Nhà nước, cùng sự phối hợp chặt chẽ của các ban, Bộ, ngành, địa phương, mặc dù còn nhiều khó khăn, Ban Cơ yếu Chính phủ cam kết sẽ tích cực triển khai đồng bộ các giải pháp từ cơ cấu tổ chức, phát triển công nghệ, kỹ thuật nhằm thúc đẩy triển khai chứng thực chữ ký số chuyên dùng công vụ, thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phục vụ cải cách hành chính trong các cơ quan Đảng, Nhà nước phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số, thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia.
Hội nghị sẽ được phát trực tuyến và dự kiến thu hút sự tham gia của hơn 6.000 đại biểu đến từ các cơ quan Đảng, chính quyền các cấp từ trung ương đến địa phương, bao gồm các Tỉnh ủy, Thành ủy, Quận, Huyện ủy, Thị ủy; các Sở, ban, ngành cùng các cơ quan chuyên trách về công nghệ thông tin của các Bộ, ngành Trung ương. Hội nghị sẽ do Lãnh đạo Ban Cơ yếu Chính phủ chủ trì, cùng các đại biểu đại diện ngành Cơ yếu Việt Nam.
Thông tin liên hệ Đồng chí Ngô Thị Minh, Cục Chứng thực số và Bảo mật thông tin, Ban Cơ yếu Chính phủ Điện thoại: 0934.636.579 Email: ntminh@bcy.gov.vn Địa chỉ đăng ký đại biểu tham dự và tài liệu Hội nghị: https://dichvucong.ca.gov.vn/ |
Ngô Minh
15:00 | 01/10/2024
16:00 | 04/07/2024
14:00 | 10/01/2025
14:00 | 29/11/2024
15:00 | 26/06/2024
17:00 | 27/09/2024
13:00 | 30/07/2024
Hiện nay, mật mã đang được sử dụng ngày càng phổ biến, giúp nâng cao hiệu quả trong đảm bảo an toàn thông tin. Hệ mật RSA với độ dài khóa 2048 bit đang được sử dụng rộng rãi ở Việt Nam và trong hệ thống chứng thực số công vụ (CTSCV). Việc nâng cấp mật mã toàn diện bao gồm cả thuật toán, phần cứng, phần mềm, chính sách trong hệ thống chứng thực số công vụ từ đầu năm 2024 sẽ tiếp tục nâng cao độ an toàn về bảo mật cho các giao dịch điện tử của các cơ quan Đảng, Nhà nước, góp phần quan trọng công cuộc chuyển đổi số, xây dựng Chính phủ số.
09:00 | 21/05/2024
Ngày 27/11/2023, kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XV đã thông qua Luật Căn cước (Luật số 26/2023/QH15) có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2024. Luật Căn cước gồm 7 chương 46 điều quy định về Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước; thẻ căn cước, căn cước điện tử; giấy chứng nhận căn cước; quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
13:00 | 09/08/2023
Ngày 2/8, Trung tâm Chứng thực điện tử quốc gia (NEAC), Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) đã tổ chức lễ trao Giấy phép cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng theo mô hình ký số từ xa cho Công ty cổ phần giải pháp thanh toán Việt Nam (VNPAY).
15:00 | 04/08/2023
Quy định về định danh điện tử và dịch vụ tin cậy (eIDAS) của Liên minh châu Âu (EU) được ban hành vào năm 2014 nhằm mục đích nâng cao lòng tin đối với các giao dịch điện tử trên thị trường nội khối, bằng cách cung cấp nền tảng pháp lý chung cho giao dịch điện tử đảm bảo an toàn giữa người dân, doanh nghiệp, cơ quan nhà nước và quốc tế trong thị trường nội khối. Từ đó tăng cường hiệu quả của các dịch vụ trực tuyến công và tư, kinh doanh điện tử và thương mại điện tử trong EU. Trong phần I của bài báo, tác giả sẽ giải thích rõ hơn về quy định eIDAS và sổ cái phân tán (Distributed Ledger Technology - DLT).
Liên minh châu Âu (EU) và Ấn Độ đều là những khu vực, cường quốc mạng, nhưng tiến trình khẳng định vị thế của hai bên có nhiều điểm khác biệt. EU có truyền thống lâu đời trong việc bảo vệ quyền riêng tư cá nhân, có thế mạnh về các phát minh an ninh mạng cũng như đề cao các chuẩn mực đa phương trong không gian mạng. Còn quan điểm của Ấn Độ về an ninh mạng liên tục chịu sự chi phối bởi các mối đe dọa mạng nổi lên từ Trung Quốc và Pakistan bên cạnh sự tác động từ ngành công nghệ thông tin trong nước - lĩnh vực đang tìm cách mở rộng thị trường ra bên ngoài phạm vi quốc gia. Bài viết sẽ phân tích sự phát triển của quan hệ an ninh mạng EU-Ấn Độ trong bối cảnh hệ sinh thái chính sách khác nhau giữa hai đối tác; những lĩnh vực hứa hẹn để mở rộng hợp tác song phương, giải quyết vấn đề tội phạm mạng, mở rộng nỗ lực làm sạch không gian mạng nhằm củng cố khả năng phục hồi không gian mạng của cả hai đối tác.
16:00 | 03/01/2025
Việc kiểm tra xem số căn cước của mình có bị lợi dụng hay không là rất quan trọng để bảo vệ quyền lợi và phòng tránh những rủi ro không đáng có.
09:00 | 08/01/2025