Ngày 18/7/2007, Trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ đã ký Quyết định số 595/QĐ-BCY thành lập Trung tâm Chứng thực điện tử chuyên dùng Chính phủ thuộc Cục Quản lý kỹ thuật nghiệp vụ mật mã. Trung tâm có chức năng tham mưu, duy trì hoạt động của Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ phục vụ các cơ quan thuộc hệ thống chính trị.
Các đồng chí lãnh đạo và cán bộ của Cục Quản lý Kỹ thuật Nghiệp vụ mật mã và Cục Chứng thư số và Bảo mật thông tin tại Lễ Bàn giao Trung tâm Chứng thực điện tử chuyên dùng Chính phủ (năm 2014)
Trước yêu cầu về nâng cao bảo mật và an toàn thông tin trong các cơ quan Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, việc bảo đảm, cung cấp và quản lý chứng thư số cũng không ngừng gia tăng. Thực hiện Nghị định của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ban Cơ yếu Chính phủ và Thông tư của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ công tác của Cục Chứng thực số và Bảo mật thông tin, Cục được thành lập từ tháng 8/2014, trên cơ sở kế thừa, phát triển từ Trung tâm Chứng thực điện tử chuyên dùng Chính phủ. Hiện nay, Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ là Cục Chứng thực số và Bảo mật thông tin trực thuộc Ban Cơ yếu Chính phủ.
Trong triển khai thực hiện nhiệm vụ chính trị vừa qua, Cục Chứng thực số và Bảo mật thông tin đã đạt được một số kết quả nổi bật như sau:
- Đã nghiên cứu, tham mưu xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản quản lý đạt chất lượng, đúng tiến độ, nổi bật là: tham mưu ban hành Chỉ thị số 02/CT-TTg ngày 23/01/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường sử dụng chữ ký số chuyên dùng Chính phủ trong hoạt động của cơ quan nhà nước các cấp. Trên cơ sở đánh giá tình hình thực hiện Nghị định số 26/2007/NĐ-CP đã tham mưu, phối hợp trình Chính phủ ban hành Nghị định số 130/2018/NĐ-CP ngày 27/9/2018 quy định chi tiết thi hành Luật Giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số; tham mưu trình Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành Thông tư số 185/2019/TT-BQP ngày 04/12/2019 hướng dẫn việc cung cấp, quản lý, sử dụng dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ (trước đây là Thông tư 05/2010/TT-BNV và Thông tư 08/2016/TT-BQP).
- Với vai trò là đơn vị thành viên Tổ Công tác giúp Chủ tịch Ủy ban quốc gia về Chính phủ điện tử, thời gian qua, đã tích cực nghiên cứu, xây dựng, triển khai các giải pháp chữ ký số cho Chính phủ điện tử, đặc biệt là cho thiết bị di động tạo thuận lợi cho việc xử lý công việc qua mạng. Phối hợp chặt chẽ với Văn phòng Chính phủ, Bộ Thông tin và Truyền thông và các cơ quan liên quan triển khai các giải pháp kỹ thuật, kịp thời đưa vào khai trương và sử dụng một số hệ thống nền tảng. Trong các hệ thống nền tảng đó có: Chính phủ điện tử như Trục liên thông văn bản quốc gia, cổng dịch vụ công quốc gia, hệ thống họp Chính phủ không giấy tờ (e-Cabinet), triển khai các hệ thống ký, xác thực trên các mạng dùng riêng của Văn phòng Trung ương Đảng Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Tài chính.
- Trong quá trình triển khai, cung cấp chữ ký số chuyên dùng Chính phủ đã chủ động, kịp thời tham mưu Trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ ban hành các văn bản hướng dẫn nghiệp vụ nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai, sử dụng chứng thư số của các cơ quan Đảng, Nhà nước.
- Chủ động tham mưu chủ trương đầu tư, tăng cường năng lực cho hạ tầng kỹ thuật của hệ thống kết hợp với các giải pháp trực hạ tầng kỹ thuật 24/7 an toàn, liên tục, không để xảy ra sự cố bảo đảm truy cập; phối hợp với các cơ quan liên quan thẩm tra các hồ sơ xin cấp phép dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng.
- Xây dựng kế hoạch, tổ chức bảo đảm cung cấp chứng thư số đáp ứng 100% yêu cầu của các bộ, ngành, địa phương. Phối hợp với các cơ quan liên quan thiết lập hệ thống, xây dựng tài liệu, quy trình và đào tạo, huấn luyện về chuyên môn nghiệp vụ cho cả lực lượng tại chỗ và lực lượng điều động, tăng cường để đưa Ban Bảo đảm kỹ thuật miền Trung và miền Nam đi vào hoạt động ổn định, hiệu quả.
Trong điều kiện nhân lực mỏng, nhu cầu sử dụng chứng thư số tăng đột biến, đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp: tăng thời gian và nhân lực từ các bộ phận khác, áp dụng các giải pháp kỹ thuật như: sử dụng hệ thống thông tin, điện tử hóa quy trình, áp dụng phần mềm đảm bảo cung cấp, sử dụng hệ thống chuyển phát nhanh… để đáp ứng kịp thời yêu cầu nhiệm vụ.
- Tính đến tháng 6/2020, Hệ thống chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ đã đảm bảo cung cấp trên 230.000 chứng thư số cho các bộ, ngành và địa phường trong cả nước. Trong đó, đối với chứng thư số cho tổ chức cấp bộ, ngành, địa phương đã cấp 94/94 đầu mối (đạt 100%) và 375/431 (đạt 87%) chứng thư số cho lãnh đạo. Chứng thư số tổ chức cho cấp cục, vụ, sở và tương đương đã cấp 4.688/5.318 (đạt 88,2%) và chứng thư số cho lãnh đạo 12.567/18.391 (đạt 68,3%). Chứng thư số tổ chức cho cấp xã và tương đương đã cấp 9.144/10.614 (đạt 86,2%) và chứng thư số cho lãnh đạo 3.924/37.149 (đạt 10,6%).
- Phối hợp với các cơ quan Đảng, Nhà nước ứng dụng, triển khai tích hợp chữ ký số, hỗ trợ kỹ thuật trong quá trình sử dụng; triển khai mở khóa thiết bị lưu khóa bí mật cho các địa phương, đơn vị theo yêu cầu. Phối hợp với Văn phòng Chính phủ triển khai đảm bảo chứng thư số cho các đầu mối tham gia kết nối với Trục liên thông văn bản Quốc gia, Cổng dịch vụ công Quốc gia.
Thực hiện việc tuyên truyền, nâng cao nhận thức, hướng dẫn, đào tạo, tập huấn và hỗ trợ kỹ thuật. Tham mưu giúp Trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ tổ chức thành công Hội nghị sơ kết đánh giá tình hình cung cấp, quản lý chứng thư số và dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng phục vụ các cơ quan Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội giai đoạn 2012 - 2017.
Tổ chức huấn luyện và tham gia đào tạo, tập huấn cho nhiều lớp trong cả nước về lĩnh vực chứng thực điện tử. Thường xuyên đẩy mạnh công tác tư vấn, hỗ trợ kỹ thuật trong quá trình sử dụng thông qua các kênh thông tin khác nhau. Phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức các đoàn công tác liên ngành kiểm tra, đánh giá tình hình sử dụng dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng theo Chỉ thị số 15/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ tại các địa phương, đơn vị...
Định hướng trong thời gian tới
Trong thời gian tới, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Lãnh đạo bộ, ngành và địa phương các cấp đang quyết tâm trong việc xây dựng thành công Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số và nền kinh tế số ở Việt Nam. Trong đó, Hệ thống chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ là một nhân tố quan trọng trong các hoạt động này. Các bộ, ngành và địa phương đã hoàn thành việc kết nối liên thông các hệ thống quản lý văn bản, điều hành trên trục liên thông văn bản quốc gia và thực hiện gửi, nhận văn bản điện tử có sử dụng chữ ký số chuyên dùng Chính phủ.
Nhìn chung, các cán bộ, công chức, viên chức, đặc biệt là Lãnh đạo các cấp đã cơ bản nắm rõ vai trò và tầm quan trọng của chữ ký số trong chỉ đạo, lãnh đạo, điều hành và thực hiện nhiệm vụ, vì vậy chữ ký số đã dần đi vào hoạt động thường ngày tại các cơ quan, đơn vị trên cả nước.
Để hoàn thành tốt nhiệm vụ triển khai Hệ thống chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ, Cục Chứng thực số và Bảo mật thông tin định hướng triển khai tốt các nhiệm vụ trọng tâm sau:
- Tập trung xây dựng nguồn nhân lực có trình độ cao, có khả năng làm chủ các công nghệ của lĩnh vực chứng thực điện tử tiên tiến, hiện đại.
- Nâng cấp, phát triển vững chắc hạ tầng kỹ thuật gắn với đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực quản lý và sử dụng dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng, đáp ứng tốt yêu cầu xây dựng Chính phủ điện tử, trong đó tập trung: Tăng cường công tác tham mưu xây dựng hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, hệ thống văn bản quản lý về lĩnh vực chứng thực điện tử chuyên dùng Chính phủ; đẩy mạnh công tác kiểm tra, đánh giá tình hình ứng dụng chữ ký số chuyên dùng tại các bộ, ngành, địa phương; Chủ động tham mưu và triển khai giải pháp tiếp tục tăng cường năng lực cho hạ tầng kỹ thuật của Hệ thống chữ ký số chuyên dùng Chính phủ, đảm bảo hoạt động an toàn, liên tục, không để xảy ra sự cố; Tham mưu thực hiện các nội dung phát triển Chính phủ điện tử.
- Đổi mới quy trình cung cấp, quản lý chứng thư số; nâng cao chất lượng công tác hỗ trợ kỹ thuật, đáp ứng tốt nhất yêu cầu của các cơ quan Đảng, Nhà nước, trong đó tập trung: Đổi mới, nâng cao năng lực hoạt động cung cấp, quản lý chứng thư số nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu ứng dụng và triển khai chứng thư số của các cơ quan Đảng, Nhà nước; triển khai điện tử hóa quy trình cung cấp, quản lý chứng thư số theo quy định của Thông tư số 185/2019/TT-BQP; triển khai phân cấp mạnh cho cơ sở một số nội dung liên quan đến hoạt động cung cấp, bảo đảm chứng thư số và hỗ trợ kỹ thuật; duy trì ổn định, hiệu quả, toàn diện các mặt hoạt động (cung cấp, quản lý chứng thư số, bảo đảm hạ tầng kỹ thuật tại địa bàn và tư vấn, hỗ trợ kỹ thuật cho các địa phương, đơn vị theo địa bàn phân công); đổi mới toàn diện công tác hỗ trợ kỹ thuật, bảo đảm nhanh chóng, thuận tiện; đề xuất các hình thức hỗ trợ kỹ thuật tiên tiến, hiện đại.
- Tiếp tục thực hiện tốt công tác nghiên cứu và phát triển khoa học công nghệ về xác thực và bảo mật thông tin; nghiên cứu, xây dựng và phát triển các ứng dụng xác thực và bảo mật thông tin sử dụng các dịch vụ chứng thực điện tử chuyên dùng Chính phủ.
Trong 13 năm qua, toàn thể cán bộ, nhân viên của Cục Chứng thực số và Bảo mật thông tin đã đoàn kết, chủ động, sáng tạo; có kế hoạch cụ thể, rõ ràng, khoa học, tính khả thi cao; tăng cường công tác phân cấp quản lý, đi sâu đi sát kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để có biện pháp xử lý kịp thời.
Với những kết quả đã đạt được, Cục Chứng thực số và Bảo mật thông tin đã được các cấp ghi nhận và trao tặng các phần thưởng cao quý như: Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ với tập thể Cục Chứng thực số và Bảo mật thông tin; Bằng khen của Bộ trưởng bộ Quốc phòng; Bằng khen Bộ trưởng, chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ; Cờ thi đua, Bằng khen của Trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ đối với nhiều tập thể, cá nhân tại Cục Chứng thực số và Bảo mật thông tin. Những thành tựu của Cục Chứng thực số và Bảo mật thông tin trong suốt 13 năm qua được tạo nên từ sự vun đắp, đoàn kết của tập thể, sự đóng góp, cống hiến của các thế hệ cán bộ, nhân viên của Cục.
Phát huy truyền thống 75 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, phát huy truyền thống 10 chữ vàng “Trung thành, Tận tụy, Đoàn kết, Kỷ luật, Sáng tạo” của ngành Cơ yếu Việt Nam, phát huy những thành tích công tác đã đạt được toàn thể cán bộ, nhân viên Cục Chứng thực số và Bảo mật thông tin quyết tâm đoàn kết, vượt qua mọi khó khăn, thử thách để phấn đấu hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao, góp phần đưa ngành Cơ yếu Việt Nam và Ban Cơ yếu Chính phủ ngày càng phát triển vững mạnh.
TS. Vũ Huy Hoàng, ThS. Nguyễn Anh Tú (Cục Chứng thực số và Bảo mật thông tin)
18:00 | 11/09/2020
09:00 | 02/02/2022
10:00 | 30/08/2021
10:00 | 17/08/2023
16:00 | 13/10/2020
17:00 | 26/11/2021
09:00 | 25/02/2022
10:19 | 18/07/2017
13:00 | 26/10/2022
10:00 | 20/10/2021
15:00 | 01/10/2024
Trong tháng 9/2024, Đoàn công tác của Ban Cơ yếu Chính phủ do đồng chí Hoàng Văn Thủy, Phó Cục trưởng Cục Chứng thực số và Bảo mật thông tin làm Trưởng đoàn đã kiểm tra, đánh giá tình hình ứng dụng chữ ký số chuyên dùng công vụ trong hoạt động của cơ quan Nhà nước trên địa bàn tỉnh Sơn La năm 2024.
10:00 | 28/08/2024
Kết quả đánh giá 63 cổng dịch vụ công năm 2024 cho thấy, các địa phương đã có một số cải thiện trong việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến so với kết quả rà soát năm 2023, tuy nhiên cũng cần sự đầu tư, cải thiện về nhiều mặt để tăng mức độ thuận tiện, thân thiện, tính tiếp cận, đáp ứng nhu cầu của mọi người dùng.
09:00 | 25/06/2024
Nghị định 13 về bảo vệ dữ liệu cá nhân đã đặt ra cho các doanh nghiệp Việt Nam một loạt các vấn đề cần giải quyết. Tuy nhiên, dường như mọi người mới chú ý đến lĩnh vực tài chính, ngân hàng và những ý kiến về việc tuân thủ Nghị định 13 hầu hết xuất phát từ ngành này. Trong khi đó, những dữ liệu cá nhân nhạy cảm có liên quan tới ngành y tế như tình trạng sức khỏe, đặc điểm di truyền hay đời sống tình dục... của cá nhân lại chưa được quan tâm nhiều.
08:00 | 17/06/2024
Trong thời đại số hiện nay, khi mà cuộc sống của hàng tỷ người trên thế giới ngày càng phụ thuộc vào Internet, khối lượng thông tin cá nhân mà mỗi người lưu trữ trên không gian mạng cũng ngày một lớn thì việc bảo vệ dữ liệu cá nhân trở thành yêu cầu tất yếu của nền kinh tế số toàn cầu.
Liên minh châu Âu (EU) và Ấn Độ đều là những khu vực, cường quốc mạng, nhưng tiến trình khẳng định vị thế của hai bên có nhiều điểm khác biệt. EU có truyền thống lâu đời trong việc bảo vệ quyền riêng tư cá nhân, có thế mạnh về các phát minh an ninh mạng cũng như đề cao các chuẩn mực đa phương trong không gian mạng. Còn quan điểm của Ấn Độ về an ninh mạng liên tục chịu sự chi phối bởi các mối đe dọa mạng nổi lên từ Trung Quốc và Pakistan bên cạnh sự tác động từ ngành công nghệ thông tin trong nước - lĩnh vực đang tìm cách mở rộng thị trường ra bên ngoài phạm vi quốc gia. Bài viết sẽ phân tích sự phát triển của quan hệ an ninh mạng EU-Ấn Độ trong bối cảnh hệ sinh thái chính sách khác nhau giữa hai đối tác; những lĩnh vực hứa hẹn để mở rộng hợp tác song phương, giải quyết vấn đề tội phạm mạng, mở rộng nỗ lực làm sạch không gian mạng nhằm củng cố khả năng phục hồi không gian mạng của cả hai đối tác.
16:00 | 03/01/2025
Việc kiểm tra xem số căn cước của mình có bị lợi dụng hay không là rất quan trọng để bảo vệ quyền lợi và phòng tránh những rủi ro không đáng có.
09:00 | 08/01/2025