Tại phiên họp quý I/2018 của Ban điều hành triển khai công tác ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước vào ngày 16/3 vừa qua, đại diện Cục Tin học hóa cho biết, để hướng tới triển khai Chính phủ điện tử một cách đồng bộ và hiệu quả, tháng 5/2015, Bộ TT&TT đã ban hành Khung Kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam phiên bản 1.0 xác định và thống nhất Sơ đồ tổng thể Khung Kiến trúc Chính phủ điện tử của quốc gia. Đây là căn cứ để cơ quan nhà nước các cấp xác định trách nhiệm, vị trí của mình trong sự phát triển Chính phủ điện tử đồng bộ của quốc gia. Bên cạnh đó, đây còn là căn cứ để các Bộ, cơ quang ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng Kiến trúc Chính phủ điện tử chi tiết của mình, tiết kiệm thời gian và nguồn lực, đồng thời đảm bảo sự thống nhất và đồng bộ.
Trên cơ sở Khung Kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam và Kiến trúc Chính phủ điện tử chi tiết của các Bộ/ tỉnh, các cơ quan nhà nước có thể xây dựng, triển khai Kế hoạch ứng dụng CNTT theo lộ trình và trách nhiệm triển khai ở các cấp, bảo đảm sự kết nối, liên thông, chia sẻ, sử dụng lại thông tin, cơ sở hạ tầng thông tin. Ngoài ra, các tổ chức khác cũng có thể tham khảo Khung Kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam để bảo đảm kết nối, liên thông, triển khai đồng bộ các hệ thống thông tin cùng với các cơ quan nhà nước trong phát triển Chính phủ điện tử.
Cũng theo đại diện Cục Tin học hóa, thời gian vừa qua, Bộ TT&TT đã đẩy mạnh việc đôn đốc, hướng dẫn các Bộ, ngành, tỉnh, thành phố xây dựng Kiến trúc Chính phủ điện tử/Chính quyền điện tử. Cùng với việc tổ chức các hội thảo trên cả nước để phổ biến, hướng dẫn các Bộ, ngành, địa phương xây dựng Kiến trúc Chính phủ điện tử (đối với các Bộ) và Kiến trúc Chính quyền điện tử (đối với các tỉnh, thành phố), Bộ TT&TT cũng đã ban hành văn bản hướng dẫn các Bộ, ngành, địa phương xây dựng Kiến trúc Chính phủ điện tử/Chính quyền điện tử.
Đáng chú ý, theo thống kê của Cục Tin hóa, đến thời điểm hiện tại, đã có khoảng trên 50 Bộ, ngành, tỉnh, thành phố triển khai xây dựng Kiến trúc Chính phủ điện tử/Chính quyền điện tử và trên 30 Bộ, ngành, tỉnh, thành phố đã ban hành Kiến trúc Chính phủ điện tử/Chính quyền điện tử.
Trước đó, trong công văn số 1655 ngày 13/2/2018 gửi các Bộ, cơ quan ngang Bộ, các cơ quan thuộc Chính phủ và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Văn phòng Chính phủ đã truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình về việc liên kết, chia sẻ dữ liệu giữa các hệ thống thông tin một cửa điện tử.
Phó Thủ tướng cũng yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương phải khẩn trương ban hành Khung kiến trúc Chính phủ điện tử cấp Bộ, Kiến trúc Chính quyền điện tử cấp tỉnh theo hướng dẫn của Bộ TT&TT, hoàn thành trước tháng 9/2018.
Đối với các dự án CNTT hoặc kế hoạch thuê dịch vụ CNTT được thực hiện từ năm 2018 trở đi, phải có yêu cầu, nội dung về kết nối, chia sẻ và liên thông các cấp. Khi đầu tư hoặc thuê dịch vụ các hệ thống xử lý thủ tục hành chính, phục vụ phát triển Chính phủ điện tử phải tuân thủ Kiến trúc Chính phủ điện tử cấp Bộ (đối với cấp Bộ), Kiến trúc Chính quyền điện tử cấp tỉnh (đối với tỉnh) đã được phê duyệt.
Các Bộ, cơ quan ngang bộ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xây dựng các phần mềm dịch vụ công trực tuyến, phần mềm 1 cửa điện tử thống nhất trên cơ sở tổ chức lại các phần mềm hiện có; bảo đảm việc triển khai do 1 đơn vị đầu mối thuộc Bộ, cơ quan ngang bộ, UBND cấp tỉnh tổ chức thực hiện và mỗi Bộ, cơ quan ngang Bộ, mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương sử dụng thống nhất 1 phần mềm của Bộ, tỉnh. Việc xây dựng phần mềm phải bảo đảm tuân thủ các hướng dẫn, quy định, quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật của Bộ TT&TT và các Bộ, ngành khác.
Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ TT&TT khẩn trương hoàn thành xây dựng nền tảng tích hợp dữ liệu quốc gia (NGSP), hướng dẫn các Bộ, ngành, địa phương kết nối, tích hợp dữ liệu thông qua nền tảng này; công khai kế hoạch xây dựng nền tảng NGSP để các Bộ, ngành, địa phương phối hợp triển khai, cung cấp các chuẩn kỹ thuật để kết nối, chia sẻ dữ liệu; đồng thời chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ và các Bộ, ngành, địa phương có liên quan đề xuất giải pháp phần mềm một cửa điện tử thống nhất.
BM
Theo Ictnews
08:00 | 07/09/2018
14:00 | 30/08/2018
10:00 | 11/09/2018
15:00 | 06/07/2018
15:00 | 01/10/2024
Trong tháng 9/2024, Đoàn công tác của Ban Cơ yếu Chính phủ do đồng chí Hoàng Văn Thủy, Phó Cục trưởng Cục Chứng thực số và Bảo mật thông tin làm Trưởng đoàn đã kiểm tra, đánh giá tình hình ứng dụng chữ ký số chuyên dùng công vụ trong hoạt động của cơ quan Nhà nước trên địa bàn tỉnh Sơn La năm 2024.
15:00 | 25/03/2024
Ngày 21/3, Bộ Quốc phòng đã có văn bản trả lời kiến nghị của cử tri tỉnh Quảng Nam với nội dung: "Đề nghị chỉ đạo thống nhất về giá trị pháp lý của chữ ký số, hồ sơ điện tử (hiện nay, nhiều cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức tín dụng chưa áp dụng thống nhất nội dung này và bắt buộc phải sử dụng chữ ký thông thường, hồ sơ giấy song song với chữ ký số, hồ sơ điện tử)".
14:00 | 06/09/2023
Chữ ký Office Open XML (OOXML), một tiêu chuẩn Ecma/ISO được sử dụng trong các ứng dụng Microsoft Office và mã nguồn mở OnlyOffice có một số lỗi bảo mật và có thể dễ dàng bị giả mạo.
11:00 | 10/11/2022
Tính đến hết ngày 7/11, tổng số hồ sơ đăng ký cấp tài khoản định danh điện tử đã được Bộ Công an tiếp nhận là trên 13,8 triệu hồ sơ.
Trong thời đại ngày nay, cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật có ngày càng nhiều những cuộc tấn công vào phần cứng và gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng. So với các loại tấn công khác, tấn công qua kênh kề đang được nghiên cứu do khả năng khôi phục lại khóa bí mật trong khi hệ thống vẫn hoạt động bình thường mà không hề làm thay đổi phần cứng. Bài báo này sẽ trình bày một cách sơ lược về những kết quả cuộc tấn công kênh kề lên mã hóa RSA cài đặt trên điện thoại thông minh sử dụng hệ điều hành Android tại Viện Khoa học - Công nghệ mật mã. Nhóm tác giả đã tấn công khôi phục được một phần khóa bí mật của mã hóa RSA cài đặt trên điện thoại thông minh và chứng minh khả năng rò rỉ thông tin qua kênh kề.
14:00 | 11/09/2024
Tăng 15 bậc chỉ trong 2 năm, Việt Nam đang chứng minh sự phát triển vượt trội về Chính phủ điện tử, theo đánh giá của Liên hợp quốc.
07:00 | 23/09/2024