Toàn cảnh Hội thảo
Quản lý văn bản, tài liệu là một trong những nhiệm vụ cơ bản của cơ quan nhà nước nhằm đảm bảo hiệu quả cải cách hành chính, chứng minh tính minh bạch và trách nhiệm giải trình các hoạt động bằng thông tin văn bản.
Dưới sự tác động của khoa học công nghệ, bên cạnh tài liệu truyền thống, tài liệu điện tử ra đời với những tính năng và đặc điểm khác biệt. Người dùng cần hiểu rõ quan niệm, những đặc điểm của tài liệu điện tử, các yêu cầu về việc quản lý tài liệu điện tử để nâng cao hiệu quả quản lý về văn thư và lưu trữ trong bối cảnh xây dựng và vận hành Chính phủ điện tử, Chính phủ số hiện nay.
Tài liệu số đã và đang hình thành trong hoạt động của các cơ quan, tổ chức. Bên cạnh những thuận lợi trong việc truy cập, sử dụng thì tài liệu số cũng đang là thách thức lớn trong việc bảo mật, quản lý và lưu trữ, bảo quản lâu dài cho sử dụng theo thời gian.
Từ năm 2020, Ban Cơ yếu Chính phủ đã phối hợp với Cục Văn thư lưu trữ nhà nước, Bộ Nội vụ triển khai chữ ký số tại các Bộ, ngành, địa phương theo Quyết định số 458/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án "Lưu trữ tài liệu điện tử của các cơ quan nhà nước giai đoạn 2020 - 2025".
Thực hiện chương trình hợp tác giữa Ban Cơ yếu Chính phủ với Cục Lưu trữ, Văn phòng Trung ương Đảng và Cục Văn thư lưu trữ nhà nước, Bộ Nội vụ; Cục Lưu trữ đã tổ chức Hội thảo với chuyên đề “Bảo mật, xác thực trong lưu trữ điện tử tại các cơ quan Đảng” gồm có hai chuyên đề chính, bao gồm:
Chuyên đề “Giới thiệu giải pháp đảm bảo lưu trữ lâu dài hồ sơ, tài liệu có chữ ký số” do đồng chí Nguyễn Anh Tú, Giám đốc Trung tâm hỗ trợ kỹ thuật, Cục Chứng thực số và bảo mật thông tin (CTS&BMTT), Ban Cơ yếu Chính phủ trình bày. Nội dung chính bao gồm chia sẻ hiện trạng triển khai chữ ký số của Ban Cơ yếu Chính phủ tại các Bộ, ngành, địa phương trong thời gian vừa qua; Vấn đề về lưu trữ tài liệu điện tử có chữ ký số, cụ thể về vấn đề quản lý tài liệu điện tử nói chung và lưu trữ điện tử nói riêng; Các tiêu chuẩn chung về lưu trữ điện tử và một số giải pháp kỹ thuật đã được triển khai thực tế theo Quyết định số 458/QĐ-TTg.
Đồng chí Đặng Vũ Dũng, Phó Trưởng phòng hỗ trợ kỹ thuật, Cục Cơ yếu Đảng - Chính quyền, Ban Cơ yếu Chính phủ chủ trì chuyên đề “Giới thiệu các sản phẩm mật mã, bảo mật của Ban Cơ yếu Chính phủ triển khai tại các cơ quan Đảng”. Trong đó có nhiều nhóm sản phẩm triển khai bảo mật cho các hệ thống thông tin chuyên ngành như sản phẩm mã file, sản phẩm bảo mật dữ liệu lưu trữ, sản phẩm bảo mật luồng IP, sản phẩm mã thoại/Fax, sản phẩm USB lưu giữ an toàn, sản phẩm an ninh an toàn, mô hình bảo mật mạng LAN.Hội thảo đã lắng nghe các diễn giả trình bày về các vấn đề bảo mật thông tin, xác thực chữ ký số trong lưu trữ điện tử, đồng thời phiên thảo luận cũng đã giúp các đại biểu tham dự trao đổi, hỏi đáp để các cơ quan quản lý có liên quan giải đáp các vấn đề khó khăn mà các tổ chức gặp phải trong việc triển khai ứng dụng trên hệ thống.
Đồng chí Đinh Hữu Long, Phó Cục trưởng Cục Lưu trữ, Văn phòng Trung ương Đảng phát biểu tại Hội thảo
Phát biểu bế mạc Hội thảo, đồng chí Đinh Hữu Long, Phó Cục trưởng Cục Lưu trữ, Văn phòng Trung ương Đảng đánh giá cao các sản phẩm và giải pháp bảo mật của Ban Cơ yếu Chính phủ. Đồng chí nhấn mạnh, ở Việt Nam hiện nay tài liệu điện tử và tài liệu giấy vẫn đang tồn tại song trùng, hầu như không có đơn vị nào chỉ sử dụng một loại hình lưu trữ văn bản. Đối với tài liệu giấy, việc xác định độ mật, luân chuyển, bảo mật, lưu trữ cơ bản đã thực hiện được, tuy nhiên, đối với tài liệu văn bản điện tử thì mới chỉ đang ở những bước thử nghiệm ban đầu, còn cần nghiên cứu nhiều hơn nữa, nhất là việc bảo mật cho chữ ký số chuyên dùng chính phủ.
Đồng chí mong muốn thời gian tới hai bên sẽ hợp tác chặt chẽ hơn nữa để cùng nghiên cứu, triển khai thành công các giải pháp bảo mật và xác thực tài liệu lưu trữ số lâu dài, vĩnh viễn.
Bích Thủy
09:00 | 25/02/2022
10:00 | 02/06/2022
10:00 | 14/04/2020
11:58 | 18/01/2013
17:00 | 14/10/2022
15:00 | 06/10/2022
Thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, thay mặt Chính phủ, Bộ trưởng Bộ TT&TT đã ký tờ trình Quốc hội dự án Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi).
10:00 | 22/11/2021
Hệ thống danh tính số (DTS) quốc gia là nền tảng hạ tầng số trong chương trình chuyển đổi số quốc gia, được triển khai nhằm tạo điều kiện cho sự phát triển toàn diện bằng cách cung cấp phương tiện đáng tin cậy để chứng minh danh tính cá nhân, tổ chức, hỗ trợ tiếp cận dịch vụ. Bên cạnh các lợi ích mang lại, hệ thống DTS quốc gia có thể phát sinh một số nguy cơ mất an toàn như: một số rủi ro về an toàn, bảo mật, quyền riêng tư và rủi ro về tính bền vững, cùng với sự lỗi thời về kỹ thuật, công nghệ khi bắt đầu thiết kế và triển khai hệ thống này không được đầy đủ.
09:00 | 23/09/2021
Bộ Thông tin và Truyền thông đang lấy ý kiến góp ý của nhân dân với dự thảo Nghị định quy định về việc cung cấp dịch vụ số của cơ quan nhà nước.
16:00 | 03/09/2021
Vào thập kỷ 1980, các tổ chức/doanh nghiệp và một số cá nhân bắt đầu sử dụng máy FAX để truyền đi các tài liệu quan trọng. Mặc dù chữ ký trên các tài liệu này vẫn thể hiện trên giấy nhưng quá trình truyền và nhận chúng hoàn toàn dựa trên tín hiệu điện tử. Hiện nay, chữ ký điện tử có thể bao hàm các cam kết gửi bằng email, nhập các số định dạng cá nhân (PIN) vào các máy ATM, ký bằng bút điện tử với thiết bị màn hình cảm ứng tại các quầy tính tiền hay ký các hợp đồng điện tử online.
Chuyển đổi số hiện là xu thế tất yếu trên toàn thế giới. Tại Việt Nam, quá trình chuyển đổi số đã bắt đầu diễn ra và đã đạt được những kết quả tích cực ở cả 3 trụ cột là Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số. Chuyển đổi số là quá trình áp dụng các công nghệ mới trong hệ sinh thái công nghệ số. Bài viết nghiên cứu tổng quan về một số công nghệ nền tảng cũng như xu hướng chuyển đổi số ở Việt Nam.
09:00 | 13/12/2022
Hiện nay, trong bối cảnh các cuộc tấn công mạng ngày càng gia tăng cả về số lượng lẫn quy mô nhắm vào đối tượng là người dùng sử dụng Smartphone, các phương thức tấn công cũng vì thế được tin tặc thay đổi và phát triển với mức độ tinh vi hơn, đặc biệt là các phần mềm, ứng dụng độc hại được sử dụng để theo dõi, đánh cắp thông tin dữ liệu. Do đó, mỗi cá nhân nên trang bị những kỹ năng cần thiết giúp nhận biết và bảo vệ các thiết bị smartphone của chính mình. Để làm rõ điều này, bài báo sau đây sẽ cung cấp đến độc giả cách thức phát phát hiện phần mềm gián điệp dựa vào các dấu hiệu và một số tùy chọn để gỡ bỏ, ngăn chặn các cuộc tấn công độc hại.
07:00 | 11/01/2023