Kết quả triển khai Quyết định số 28/2018/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về gửi, nhận văn bản điện tử giữa các cơ quan trong hệ thống hành chính nhà nước
Nhìn chung, các bộ, ngành, địa phương đã tích cực trong triển khai gửi, nhận văn bản điện tử theo Quyết định số 28/2018/QĐ-TTg, như Văn phòng Chính phủ, Bộ Tài chính, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Xây dựng; các tỉnh, thành phố: Quảng Ninh, Đồng Nai, Khánh Hòa, Hải Phòng....
Tập đoàn VNPT đã bố trí nguồn nhân lực để thường xuyên hỗ trợ bộ, ngành, địa phương trong quá trình triển khai gửi, nhận văn bản điện tử. Tập đoàn Viettel đã tích cực phối hợp với các đơn vị liên quan nâng cấp phần mềm quản lý văn bản và điều hành của Văn phòng Chính phủ, tích hợp chữ ký số chuyên dùng do Ban Cơ yếu Chính phủ cung cấp, bảo đảm phù hợp với Quyết định số 28/2018/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Gửi, nhận văn bản điện tử trên trục liên thông văn bản quốc gia
Theo Báo cáo, đến tháng 5/2019, 100% các bộ, ngành, cơ quan, địa phương đã kết nối, liên thông và gửi, nhận văn bản điện tử với Trục liên thông văn bản quốc gia. Cụ thể, từ ngày 12/3/2019 đến ngày 27/5/2019, đã có 36.327 văn bản gửi và 105.325 văn bản nhận trên Trục liên thông văn bản quốc gia, trong đó có khoảng 7.919 văn bản điện tử gửi đến Văn phòng Chính phủ và có 5.839 văn bản là có chữ ký số.
Triển khai chữ ký số chuyên dùng trong gửi, nhận văn bản điện tử
Theo thống kê của Ban Cơ yếu Chính phủ về tình hình tích hợp chữ ký số trên phần mềm quản lý văn bản của các bộ, ngành, địa phương (Công văn số 209/BCY-CTSBMTT), hiện nay Ban Cơ yếu Chính phủ đã cung cấp trên 150.000 chứng thư số cho các bộ, ngành, địa phương; trong đó, đã cấp chứng thư số tổ chức cho 17/30 (57%) bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và cho 49/63 (78%) tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Đã cấp 96/154 (62%) chữ ký số cho Lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương và 118/262 (49%) chữ ký số cho Lãnh đạo UBND các tỉnh, thành phố.
Đến nay, Ban Cơ yếu Chính phủ đã nhận được văn bản đề xuất của 12/30 Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và 26/63 địa phương về nhu cầu sử dụng chứng thư số và giải pháp xác thực chữ ký số. Bên cạnh đó, Ban Cơ yếu Chính phủ đã xây dựng bộ công cụ ký số (tuân thủ đúng quy định tại Thông tư 01/2019/TT-BNV) và công khai trên Trang Thông tin điện tử của Ban Cơ yếu Chính phủ để phục vụ các bộ, ngành, địa phương triển khai tích hợp. Theo thống kê, 84/95 (88%) số bộ, ngành, địa phương đã tích hợp chữ ký số chuyên dùng Chính phủ, trong đó có 55/95 (58%) cơ quan đã đáp ứng Thông tư 01/2019/TT-BNV, 29/95 (30%) cơ quan chưa đáp ứng Thông tư 01/2019/TT-BNV và 11/95 (12%) đơn vị chưa tích hợp chữ ký số chuyên dùng Chính phủ.
Nâng cấp phần mềm quản lý văn bản và điều hành
Vụ Tổ chức cán bộ (VPVP) đã phối hợp với Vụ Hành chính, Trung tâm tin học (VPCP), Ban Cơ yếu Chính phủ, Tập đoàn Viettel hiệu chỉnh phần mềm quản lý văn bản và điều hành, tích hợp chữ ký số chuyên dùng đối với tất cả phiếu trình nội bộ và văn bản phát hành từ Văn phòng Chính phủ tới các bộ, ngành, địa phương.
Các bộ, ngành, địa phương đã nâng cấp phần mềm quản lý văn bản và điều hành theo hướng dẫn của Văn phòng Chính phủ: 47/95 cơ quan đã hoàn thành việc nâng cấp phần mềm quản lý văn bản và điều hành, đang chạy chính thức; 30/95 cơ quan đang thực hiện nâng cấp phần mềm; 18 cơ quan còn lại chưa có kế hoạch cụ thể nâng cấp phần mềm.
Phản hồi trạng thái xử lý văn bản theo Quyết định số 28/2018/QĐ-TTg: đã có 83/95 đơn vị phản hồi từ 05 trạng thái trở lên; 10/95 Cơ quan đã phản hồi từ 03 đến 05 trạng thái, 02/95 đơn vị (Văn phòng Trung ương Đảng và Bộ Lao động Thương binh và Xã hội) phản hồi 01 trạng thái “Đã đến”.
34 bộ, ngành, địa phương đã thực hiện kết nối liên thông đơn vị cấp 2 có phát sinh gửi, nhận văn bản điện tử qua Trục liên thông văn bản quốc gia; 06 đơn vị đã thực hiện kết nối liên thông đơn vị cấp 3 có phát sinh gửi, nhận văn bản qua Trục liên thông (Cần Thơ, Bình Dương, Bình Thuận, Kiên Giang, Lào Cai, Tiền Giang), chưa phát sinh đơn vị cấp 4 liên thông.
Bảo đảm an toàn, an ninh cho hệ thống Trục liên thông văn bản quốc gia
Vấn đề đảm bảo an toàn, an ninh thông tin văn bản gửi, nhận trên Trục liên thông văn bản quốc gia được Văn phòng Chính phủ đặc biệt quan tâm. Trung tâm Tin học đã phối hợp với Cục An toàn thông tin, Bộ thông tin và Truyền thông thường xuyên rà soát, đánh giá an toàn bảo mật đối với Trục liên thông văn bản quốc gia, đảm bảo an ninh, an toàn tối đa trong hệ thống.
Tồn tại và hạn chế
Bên cạnh các kết quả đã đạt được, việc triển khai Quyết định số 28/2018/QĐ-TTg vẫn còn một số tồn tại, hạn chế như:
Về gửi, nhận văn bản điện tử trên Trục liên thông văn bản quốc gia, còn nhiều đơn vị chưa bố trí được kinh phí cho việc nâng cấp hệ thống. Các bộ, ngành, địa phương còn gặp nhiều khó khăn trong triển khai tích cực chữ ký số chuyên dùng trên Hệ thống quản lý văn bản và điều hành để gửi, nhận văn bản điện tử theo quy định tại Thông tư 01/2019/TT-BNV của Bộ Nội vụ. Các bộ, ngành, địa phương phải tốn nhiều thời gian và công sức nâng cấp phần mềm quản lý văn bản và điều hành. Trong quá trình triển khai gửi, nhận văn bản điện tử trên Trục liên thông văn bản quốc gia còn phát sinh một số lỗi như: không gửi/nhận được văn bản; văn bản gửi không đến được nơi nhận; nhiều văn bản gửi qua Trục liên thông không tuân thủ thời gian gửi, nhận....
Về việc triển khai chữ ký số chuyên dùng tại các bộ, ngành, địa phương, thời gian cấp, đổi chậm dẫn tới nhiều vấn đề phát sinh khi cán bộ thay đổi vị trí việc làm, thay đổi chức vụ, gây khó khăn cho các bộ, ngành, địa phương khi triển khai ký số trên văn bản điện tử. Tỷ lệ sử dụng chữ ký số trong gửi, nhận văn bản điện tử tại một số đơn vị còn hạn chế. Một số đơn vị có tỷ lệ gửi văn bản điện tử có tích hợp chữ ký số còn thấp; nhiều cán bộ Lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương chưa thực sự quan tâm đến triển khai ứng dụng chữ ký số chuyên dùng và chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc gửi, nhận văn bản điện tử có tích hợp chữ ký số. Ngoài ra, chưa cấp phát được đầy đủ 100% chữ ký số chuyên dùng cho các đơn vị, đặc biệt là các sở, ban, ngành và UBND cấp huyện và các đơn vị trực thuộc các bộ, ngành, cơ quan Trung ương dẫn đến việc triển khai gửi, nhận văn bản điện tử có tích hợp chữ ký số chưa đồng bộ và thống nhất.
Từ những tồn tại và hạn chế này, Cục Kiểm soát Thủ tục hành chính có đề nghị, đề xuất cho các đơn vị thực hiện các công tác nhằm tiếp tục triển khai hiệu quả Quyết định số 28/2018/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ trong thời gian tới. Trong đó, Cục Kiểm soát Thủ tục hành chính đề nghị Ban Cơ yếu Chính phủ nghiên cứu, triển khai phân cấp, ủy quyền cho các bộ, ngành, địa phương chủ trì triển khai thực hiện một số hoạt động cung cấp, quản lý dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ theo quy định của pháp luật; nghiên cứu phương án, ứng dụng công nghệ thông tin trong đăng ký, cấp đổi chữ ký số một cách khoa học, rút ngắn thời gian cấp đổi chữ ký số theo quy định tại Nghị định 130/2018/NĐ-CP ngày 27/09/2018 và Chỉ thị số 02/CT-TTg ngày 23/01/2019 của Thủ tướng Chính phủ; hỗ trợ công cụ, hướng dẫn các bộ, ngành, địa phương trong triển khai kỹ thuật ký số trên văn bản điện tử đáp ứng Thông tư 01/2019/TT-BNV; thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn để nâng cao nhận thức và năng lực đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong việc tham mưu, triển khai và sử dụng chữ ký số chuyên dùng chính phủ.
T.U
09:00 | 13/06/2019
11:00 | 17/06/2019
08:00 | 21/06/2019
08:00 | 23/04/2019
08:00 | 26/07/2019
08:00 | 13/09/2019
17:00 | 27/05/2019
18:00 | 03/01/2020
16:00 | 18/04/2019
13:00 | 26/10/2022
08:00 | 10/05/2021
08:00 | 27/07/2022
09:00 | 30/12/2019
16:00 | 03/01/2025
Liên minh châu Âu (EU) và Ấn Độ đều là những khu vực, cường quốc mạng, nhưng tiến trình khẳng định vị thế của hai bên có nhiều điểm khác biệt. EU có truyền thống lâu đời trong việc bảo vệ quyền riêng tư cá nhân, có thế mạnh về các phát minh an ninh mạng cũng như đề cao các chuẩn mực đa phương trong không gian mạng. Còn quan điểm của Ấn Độ về an ninh mạng liên tục chịu sự chi phối bởi các mối đe dọa mạng nổi lên từ Trung Quốc và Pakistan bên cạnh sự tác động từ ngành công nghệ thông tin trong nước - lĩnh vực đang tìm cách mở rộng thị trường ra bên ngoài phạm vi quốc gia. Bài viết sẽ phân tích sự phát triển của quan hệ an ninh mạng EU-Ấn Độ trong bối cảnh hệ sinh thái chính sách khác nhau giữa hai đối tác; những lĩnh vực hứa hẹn để mở rộng hợp tác song phương, giải quyết vấn đề tội phạm mạng, mở rộng nỗ lực làm sạch không gian mạng nhằm củng cố khả năng phục hồi không gian mạng của cả hai đối tác.
09:00 | 11/10/2024
Sáng 07/10, tại Hà Nội, Ủy ban Quốc phòng và An ninh đã tổ chức phiên họp toàn thể lần thứ 13 thẩm tra dự án Luật Dữ liệu.
09:00 | 05/09/2024
Trong bối cảnh nước ta đang thúc đẩy chuyển đổi số mạnh mẽ, Giao diện lập trình ứng dụng (Application Programming Interface -API) ngày càng được sử dụng rộng rãi, bao gồm các ứng dụng di động, dịch vụ đám mây và thiết bị IoT. Khi việc sử dụng API tăng lên, tổ chức phải đối mặt với nhiều mối đe dọa bảo mật tiềm ẩn liên quan đến API như tấn công chèn mã (Injection), vượt qua cơ chế xác thực và kiểm soát truy cập (Broken Access Control and Authentication) cũng như thực thi mã hóa không đầy đủ. Bài viết sẽ thông tin tới độc giả tầm quan trọng của bảo mật API, các loại tấn công vào API và một số giải pháp giúp bảo mật API toàn diện.
14:00 | 25/07/2024
Trong giao dịch giấy tờ truyền thống, chữ ký tay là phương tiện để xác thực nguồn gốc và nội dung của văn bản. Chữ ký tay còn có khả năng chống chối bỏ, nghĩa là người gửi sau khi đã ký vào văn bản thì không thể chối bỏ chữ ký của mình và văn bản sau khi được ký thì không thể thay đổi được nội dung. Đối với văn bản điện tử chữ ký tay không còn đảm bảo được các tính năng nói trên, vì vậy chữ ký số điện tử (gọi tắt là chữ ký số) được sử dụng để thay thế vai trò của chữ ký tay. Bài viết sau đây giới thiệu mô hình các cơ chế chữ ký số khôi phục thông điệp đựa trên phân tích số nguyên quy định tại TCVN 12855-2: 2020.
Liên minh châu Âu (EU) và Ấn Độ đều là những khu vực, cường quốc mạng, nhưng tiến trình khẳng định vị thế của hai bên có nhiều điểm khác biệt. EU có truyền thống lâu đời trong việc bảo vệ quyền riêng tư cá nhân, có thế mạnh về các phát minh an ninh mạng cũng như đề cao các chuẩn mực đa phương trong không gian mạng. Còn quan điểm của Ấn Độ về an ninh mạng liên tục chịu sự chi phối bởi các mối đe dọa mạng nổi lên từ Trung Quốc và Pakistan bên cạnh sự tác động từ ngành công nghệ thông tin trong nước - lĩnh vực đang tìm cách mở rộng thị trường ra bên ngoài phạm vi quốc gia. Bài viết sẽ phân tích sự phát triển của quan hệ an ninh mạng EU-Ấn Độ trong bối cảnh hệ sinh thái chính sách khác nhau giữa hai đối tác; những lĩnh vực hứa hẹn để mở rộng hợp tác song phương, giải quyết vấn đề tội phạm mạng, mở rộng nỗ lực làm sạch không gian mạng nhằm củng cố khả năng phục hồi không gian mạng của cả hai đối tác.
16:00 | 03/01/2025
Việc kiểm tra xem số căn cước của mình có bị lợi dụng hay không là rất quan trọng để bảo vệ quyền lợi và phòng tránh những rủi ro không đáng có.
09:00 | 08/01/2025