Tại phiên họp, Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng chỉ đạo các Sở TT&TT khẩn trương tham mưu cho lãnh đạo tỉnh, thành phố triển khai ngay các nội dung tại văn bản 1145 ngày 19/4/2021 của Bộ TT&TT hướng dẫn, đôn đốc các địa phương xây dựng kế hoạch triển khai và hoàn thành chỉ tiêu cung cấp 100% dịch vụ công đủ điều kiện lên trực tuyến mức 4 trong năm 2021. Cụ thể, để hoàn thành chỉ tiêu 100% DVC trực tuyến mức độ 4 trong năm 2021, các Sở TT&TT cần xây dựng kế hoạch triển khai theo từng tháng; Nghiên cứu, vận dụng kinh nghiệm triển khai của một số tỉnh đã thực hiện thành công. Đặc biệt, cần phối hợp chặt chẽ với Cục Tin học hóa, Bộ TT&TT trong quá trình triển khai.
Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Huy Dũng phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị
Theo Cục Tin học hóa, các tỉnh Tây Ninh, Nam Định, Đà Nẵng là những tỉnh có tỉ lệ DVC trực tuyến mức độ 4 cao: Tây Ninh (96,86% với 1.818 DVC mức 4); Nam Định (79,61% với 1.382 DVC mức 4), Đà Nẵng (68,12% với 1.237 DVC mức 4).
Kinh nghiệm triển khai thành công DVC trực tuyến mức độ 4 của một số tỉnh thành cho thấy, yếu tố quan trọng số một là sự quyết tâm của lãnh đạo các cấp. Sự quyết tâm của người đứng đầu là động lực thúc đẩy bộ máy bên dưới thực hiện các nhiệm vụ đã được đề ra. Yếu tố thứ hai liên quan đến công nghệ, đó là sự sẵn sàng của các nền tảng như: Cổng DVC, Hệ thống một cửa điện tử, LGSP…. Tiếp theo là sự chuẩn hóa của các thủ tục hành chính; sự phối hợp của Tỉnh - Bộ - Doanh nghiệp. Bài học cuối cùng nhưng cũng rất quan trọng là: Sau triển khai cung cấp 100% dịch vụ công đủ điều kiện lên trực tuyến mức độ 4, cần triển khai mạnh công tác tuyên truyền, hướng dẫn cho người dân, doanh nghiệp về lợi ích của việc sử dụng dịch vụ công trực tuyến.
Tại phiên họp, đại diện Sở TT&TT Quảng Ninh cũng chia sẻ kinh nghiệm triển khai DVC trực tuyến của tỉnh mình. Cụ thể, trong tổng số 1.865 thủ tục hành chính, tỉnh đã cung cấp 1.678 DVC trực tuyến mức độ 3 và 4, 643 DVC mức độ 4. Số lượng hồ sơ trực tuyến phát sinh tăng từ mức 2% (năm 2017) lên mức 42% (tính đến tháng 4/2021). Dự kiến đến tháng 6/2021, tỉ lệ DVC trực tuyến của tỉnh Quảng Ninh sẽ đạt 77,6%.
Sở TT&TT Quảng Ninh mong muốn Bộ TT&TT hỗ trợ tạo điều kiện tích hợp DVC trực tuyến của tỉnh vào Cổng DVC quốc gia. Số lượng DVC của tỉnh đã đạt đủ điều kiện tích hợp là 1.600 nhưng mới chỉ có 500 DVC được tích hợp vào Cổng DVC quốc gia, đại diện lãnh đạo Sở Quảng Ninh kiến nghị.
Khuyến nghị các giải pháp kỹ thuật đẩy mạnh cung cấp Dịch vụ công trực tuyến mức độ 4- Triển khai Cổng dịch vụ công và hệ thống Một cửa điện tử trên cùng một nền tảng đáp ứng các yêu cầu và quy định hiện hành (Thông tư 18/2019/TT-BTTTT và Thông tư 22/2019/TT-BTTTT). - Triển khai theo mô hình cung cấp dịch vụ phần mềm trên nền tảng điện toán đám mây SaaS (Software-as-a-Service) đáp ứng các yêu cầu và quy định hiện hành. - Kết nối Cổng DVC và HTTT một cửa điện tử cấp tỉnh với Hệ thống thu thập, đánh giá việc sử dụng thông tin và DVC trực tuyến (Hệ thống EMC) do Bộ TT&TT xây dựng để theo dõi thực tế triển khai cung cấp DVC trực tuyến của các địa phương. - Kết nối LGSP của tỉnh với Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia do Bộ TT&TT quản lý của để khai thác các CSDLQG, HTTT có quy mô, phạm vi từ Trung ương đến địa phương nhằm tăng cường kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa các cơ quan nhà nước, bảo đảm việc thực hiện thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công trực tuyến cho người dân và doanh nghiệp. |
Gia Minh
19:00 | 16/04/2021
11:00 | 29/08/2021
10:00 | 28/10/2021
11:00 | 06/07/2022
15:00 | 23/03/2021
22:00 | 01/01/2021
18:00 | 30/12/2020
14:00 | 05/05/2022
11:00 | 10/11/2022
17:00 | 18/12/2020
07:00 | 07/11/2024
Khung kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam phiên bản 3.0 hướng tới Chính phủ số đã được Bộ TT&TT ra quyết định sửa đổi, bổ sung vai trò của nền tảng chia sẻ, điều phối dữ liệu của Trung tâm Dữ liệu quốc gia.
17:00 | 27/09/2024
Sáng 25/9, Đoàn công tác của Ban Cơ yếu Chính phủ đã làm việc với Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Kiên Giang để kiểm tra, đánh giá tình hình ứng dụng chữ ký số chuyên dùng công vụ trên địa bàn tỉnh năm 2024. Đồng chí Hoàng Văn Thủy, Phó Cục trưởng Cục Chứng thực số và Bảo mật thông tin làm trưởng đoàn.
10:00 | 08/05/2024
Microsoft đã thông báo rằng người dùng Windows hiện có thể đăng nhập vào tài khoản khách hàng (consumer accounts) của họ bằng Passkey, cho phép người dùng xác thực bằng các phương pháp không cần mật khẩu như Windows Hello, khóa bảo mật FIDO2, dữ liệu sinh trắc học (quét khuôn mặt hoặc dấu vân tay) hoặc mã PIN thiết bị.
09:00 | 01/04/2024
Lược đồ chữ ký số dựa trên hàm băm là một trong những lược đồ chữ ký số kháng lượng tử đã được Viện Tiêu chuẩn và Công nghệ Quốc gia Mỹ (NIST) chuẩn hóa trong tiêu chuẩn đề cử FIPS 205 (Stateless Hash Based Digital Signature Standard) vào tháng 8/2023. Bài báo này sẽ trình bày tổng quan về sự phát triển của của lược đồ chữ ký số dựa trên hàm băm thông qua việc phân tích đặc trưng của các phiên bản điển hình của dòng lược đồ chữ ký số này.
Liên minh châu Âu (EU) và Ấn Độ đều là những khu vực, cường quốc mạng, nhưng tiến trình khẳng định vị thế của hai bên có nhiều điểm khác biệt. EU có truyền thống lâu đời trong việc bảo vệ quyền riêng tư cá nhân, có thế mạnh về các phát minh an ninh mạng cũng như đề cao các chuẩn mực đa phương trong không gian mạng. Còn quan điểm của Ấn Độ về an ninh mạng liên tục chịu sự chi phối bởi các mối đe dọa mạng nổi lên từ Trung Quốc và Pakistan bên cạnh sự tác động từ ngành công nghệ thông tin trong nước - lĩnh vực đang tìm cách mở rộng thị trường ra bên ngoài phạm vi quốc gia. Bài viết sẽ phân tích sự phát triển của quan hệ an ninh mạng EU-Ấn Độ trong bối cảnh hệ sinh thái chính sách khác nhau giữa hai đối tác; những lĩnh vực hứa hẹn để mở rộng hợp tác song phương, giải quyết vấn đề tội phạm mạng, mở rộng nỗ lực làm sạch không gian mạng nhằm củng cố khả năng phục hồi không gian mạng của cả hai đối tác.
16:00 | 03/01/2025
Việc kiểm tra xem số căn cước của mình có bị lợi dụng hay không là rất quan trọng để bảo vệ quyền lợi và phòng tránh những rủi ro không đáng có.
09:00 | 08/01/2025