Dự án Luật Căn cước gồm 7 Chương, 46 Điều sẽ được trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 5, biểu quyết thông qua tại Kỳ họp thứ 6.
Một trong những nội dung đáng chú ý mà dự án Luật Căn cước đề cập, đó là giải pháp để bảo đảm việc khai thác thông tin tích hợp trong "thẻ căn cước" (tên gọi thay cho CCCD đang lưu hành) được an toàn, bảo mật, thuận lợi.
Theo Bộ Công an, thông tin của người dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước và lưu trữ trong thẻ căn cước là thông tin cần bảo vệ. Luật Căn cước đã xác định rõ nguyên tắc này, đồng thời Bộ Công an có thiết bị chuyên dụng để khai thác dữ liệu từ thẻ căn cước gắn chíp bảo đảm an toàn. Việc khai thác dữ liệu cũng đảm bảo các tiêu chuẩn sau:
- Những thiết bị chuyên dụng đó đã được Bộ Công an đánh giá đạt tiêu chuẩn, sử dụng phần mềm chuyên dụng, có mã hóa bảo mật và được quản lý theo mã số riêng, truy nguồn gốc được chủ thể sử dụng.
Chip điện tử trên mặt sau của CCCD đang lưu hành
- Việc khai thác thông tin trong thẻ căn cước được phân cấp, phân quyền, bảo đảm từng thành phần chỉ được phép khai thác trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao. Quan trọng hơn, chủ thẻ đồng ý bằng xác thực vân tay, khuôn mặt trên thiết bị hoặc qua ứng dụng VNeID, thì đối phương mới được khai thác.
- Trường hợp người dân bị mất thẻ căn cước mà bị ai đó sử dụng thẻ, cũng không khai thác được thông tin tích hợp trong chíp điện tử. Còn người bị mất thẻ căn cước mà chưa có điều kiện xin cấp lại, thì có thể giao dịch bằng căn cước điện tử (ứng dụng VNeID).
Cũng theo dự thảo Luật Căn cước, công dân có thể tự tích hợp thông tin của nhiều loại giấy tờ (thẻ bảo hiểm y tế, sổ bảo hiểm xã hội, giấy phép lái xe, giấy khai sinh, giấy chứng nhận kết hôn...) qua 2 biện pháp:
- Nạp thông tin tích hợp vào chíp, mã QR trên thẻ căn cước khi người dân làm thẻ mới hoặc đổi, cấp lại thẻ tại cơ quan công an các cấp.
- Nạp thông tin tích hợp vào căn cước điện tử (tài khoản định danh điện tử trên ứng dụng VNeID). Việc tích hợp này được thực hiện trực tuyến, không tốn chi phí và người dân có thể tự thao tác theo hướng dẫn của ứng dụng.
Theo dự thảo Luật Căn cước, cơ quan chức năng đề xuất sửa đổi một số thông tin ở mặt trước thẻ căn cước, gồm: Đổi "Quê quán" thành "Nơi đăng ký khai sinh"; đổi "Nơi thường trú" thành "Nơi cư trú".
Tại mặt sau của CCCD, đổi thông tin về chữ ký và danh tính của Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, thành dòng chữ “Nơi cấp: Bộ Công an”. Còn dữ liệu sinh trắc học vân tay (ngón trỏ trái và ngón trỏ phải) cũng cần lược bỏ.
Nếu đề xuất về mẫu thẻ gắn chip mới được thông qua, người dân sẽ có thêm một mẫu CCCD để sử dụng. Những ai đã được cấp thẻ thì vẫn được lưu hành, sử dụng cho đến hết thời hạn ghi trên thẻ.
Gia Minh
14:00 | 14/12/2022
14:00 | 03/06/2022
08:00 | 25/08/2021
14:00 | 20/02/2023
Năm 2022, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục ban hành các Quyết định, Chỉ thị về phát triển Chính phủ điện tử, chuyển đổi số quốc gia thể hiện sự quyết tâm, quyết liệt trong việc xây dựng thành công Chính phủ điện tử, hướng tới Chính phủ số, nền kinh tế số, xã hội số tại Việt Nam. Trong đó, chữ ký số chuyên dùng Chính phủ tiếp tục đóng vai trò quan trọng, góp phần đảm bảo an toàn các giao dịch điện tử, tạo môi trường làm việc hiện đại, nâng cao hiệu quả công việc.
15:00 | 18/11/2022
Đây là chủ đề của buổi Tọa đàm do Tạp chí An toàn thông tin tổ chức vào sáng ngày 10/11, với sự tham dự của ông Lê Quang Tùng, Phó Cục trưởng Cục Chứng thực số và bảo mật thông tin, Ban Cơ yếu Chính phủ và ông Đỗ Thái Hòa, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Hà Giang.
14:00 | 31/08/2021
Hiện nay, tuy các nền tảng blockchain phổ biến được thiết kế với mục đích chủ yếu xoay quanh việc quản lý tiền và các tài sản mã hóa, nhưng công nghệ này có thể được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Một trong số những ứng dụng nổi bật nhất của công nghệ blockchain là hỗ trợ Chính phủ điện tử, mang đến nhiều thay đổi tích cực cho lĩnh vực công.
18:00 | 22/07/2021
Chứng nhận QTSP là một trong những chứng nhận quan trọng nhất trong quy định về định danh điện tử và dịch vụ tin cậy eIDAS của Liên minh châu Âu và sẽ là tiền đề cho việc hợp pháp hóa các hợp đồng điện tử, văn bản điện tử, chứng từ điện tử ký kết giữa các cá nhân, tổ chức Việt Nam và đối tác EU, thúc đẩy giao thương, thương mại điện tử, giao dịch điện tử xuyên biên giới.
Trong thời đại số, sự phát triển của các công nghệ như trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence - AI), Metaverse, Web 3.0, tiền điện tử (Stablecoin), mạng xã hội, truyền thông 6G, Big data, Blockchain và Internet of Things (IoT) đang thúc đẩy sự thay đổi toàn diện về cách thức quản lý, trao đổi và sử dụng thông tin. Những công nghệ này đang trở thành những công cụ quan trọng để tạo ra những hệ thống thông tin an toàn, thông minh, hiệu quả và đáng tin cậy trong nhiều lĩnh vực. Trong giới hạn nội dung bài báo này, tác giả sẽ giới thiệu về xu hướng kết hợp công nghệ Blockchain với công nghệ IoT và AI trong tương lai gần để tạo ra những giải pháp, sản phẩm khoa học công nghệ mới cho thế giới kỹ thuật số.
10:00 | 26/05/2023
Sáng ngày 30/5, chương trình Kỳ họp thứ 5, Quốc hội đã tiến hành phiên toàn thể ở hội trường giải trình, tiếp thu, chỉnh lý Dự thảo Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi).
08:00 | 31/05/2023