Số liệu do chính các chatbot AI cung cấp cho thấy, khoảng 60% các truy vấn mà người dùng gửi đến được bổ sung bằng dữ liệu người dùng dưới dạng tập tin, bảng tính, tài liệu tải lên hoặc nhập liệu trực tiếp. Có nghĩa là một phần đáng kể trong tương tác với AI liên quan đến việc người dùng muốn phân tích hoặc xử lý dữ liệu của riêng họ thay vì chỉ tìm kiếm thông tin chung. Điều này đặt ra những lo ngại về vấn đề bảo mật thông tin.
GS. Toby Walsh tại Viện Trí tuệ nhân tạo, Đại học New South Wales, Australia cho biết: “Bạn nên biết rằng bất cứ điều gì bạn nhập vào đó, bạn đang chia sẻ nó, vì vậy, bạn nên rất cẩn thận khi chia sẻ bất kỳ thông tin nhạy cảm, bất kỳ thông tin riêng tư nào”.
Sự phát triển của các mô hình AI mã nguồn mở được chia sẻ công khai cũng dẫn đến những lo ngại sẽ bị AI bị lợi dụng.
GS. Angela Zhang tại Đại học Nam California, Mỹ cho rằng: “Luôn có một mối lo ngại tiềm ẩn với các mô hình mã nguồn mở vì chúng có khả năng rơi vào tay những kẻ xấu”.
Ngoài ra, trong trường hợp thiếu quản trị hiệu quả, các nền tảng AI có thể làm phức tạp thêm các nguy cơ bị lợi dụng tạo ra các thông tin lừa đảo, tiến hành các cuộc tấn công đánh cắp thông tin hay làm gia tăng chia rẽ, phân biệt dựa trên các phân tích xu hướng truyền thông xã hội.
Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonia Guterres khẳng định: “Nếu không được quản lý, AI có thể được sử dụng như một công cụ lừa dối. Nó có thể phá vỡ nền kinh tế và thị trường lao động, làm suy giảm niềm tin vào các thể chế và tạo ra những tác động đáng ngại trên chiến trường”.
Ông Borge Brende, Chủ tịch Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) cho biết: “Tôi nghĩ những thuật toán này nên được con người kiểm soát chứ không phải để thuật toán kiểm soát con người”.
Bên cạnh đó, giới chuyên gia cũng lo ngại về độ tin cậy của các thông tin phản hồi, mức độ chất lượng dữ liệu đào tạo đầu vào của các nền tảng AI, thậm chí là các thành kiến hoặc ảnh hưởng thể chế trong việc phát triển mô hình này.
Hiện chính phủ các quốc gia đều đang tìm cách kiểm soát các ứng dụng AI khi công nghệ này ngày càng được sử dụng rộng rãi hơn, nhằm đảm bảo sử dụng AI theo hướng có lợi cho con người, đồng thời hạn chế tối đa những rủi ro tiềm ẩn. Vừa qua, kể từ ngày 02/2/2025, những quy định đầu tiên của Đạo luật Trí tuệ nhân tạo của Liên minh châu Âu đã có hiệu lực thi hành.
Ở quy mô quốc tế, Liên hợp quốc đang xây dựng hai cơ chế mới để làm nền móng cho khuôn khổ quản trị toàn cầu về AI trong tương lai.
Phong Thu (Tổng hợp)
12:00 | 26/02/2025
16:00 | 28/01/2025
09:00 | 21/02/2025
14:00 | 10/12/2024
14:00 | 28/02/2025
08:00 | 15/11/2024
14:00 | 28/02/2025
Ngày 21/02, Chính phủ ban hành Nghị định số 23/2025/NĐ-CP quy định về chữ ký điện tử và dịch vụ tin cậy. Nghị định này quy định về chữ ký điện tử và dịch vụ tin cậy, trừ chữ ký số chuyên dùng công vụ và dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng công vụ. Nghị định áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia trực tiếp hoặc có liên quan đến chữ ký điện tử và dịch vụ tin cậy.
10:00 | 21/11/2024
Vào ngày 29/11/2024 tới đây, tại Hà Nội, Ban Cơ yếu Chính phủ sẽ tổ chức Hội nghị toàn quốc với nội dung trọng tâm tuyên truyền và phổ biến Nghị định số 68/2024/NĐ-CP ban hành ngày 25/6/2024 của Chính phủ. Nghị định này quy định chi tiết về chữ ký số chuyên dùng công vụ, một công cụ quan trọng nhằm thúc đẩy cải cách hành chính, xây dựng Chính phủ số và chuyển đổi số quốc gia. Hội nghị sẽ diễn ra theo hình thức trực tiếp và trực tuyến.
10:00 | 10/04/2024
Xác thực không mật khẩu là một phương thức xác thực cho phép người dùng truy cập vào một dịch vụ, ứng dụng, hệ thống công nghệ thông tin mà không cần nhập mật khẩu truyền thống hoặc trả lời các câu hỏi bảo mật. Xác thực không mật khẩu đang được xem là giải pháp xác thực an toàn hiện nay và được dự đoán sẽ trở thành xu hướng trong tương lai. Bài viết này sẽ hướng dẫn độc giả cách thiết lập Passkey cho tài khoản Google để giúp quá trình đăng nhập trở nên thuận lợi, đơn giản và tăng cường khả năng bảo mật tài khoản của người dùng.
14:00 | 01/03/2024
Ngày 06/01/2022, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ việc chuyển đổi số (CĐS) quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 (gọi tắt là Đề án 06). Mục tiêu tổng quát của Đề án là ứng dụng Cơ sở dữ liệu (CSDL) quốc gia về dân cư, hệ thống định danh và xác thực điện tử, thẻ căn cước công dân (CCCD) gắn chip điện tử trong công cuộc CĐS quốc gia một cách linh hoạt, sáng tạo, phù hợp Chương trình CĐS quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Đối với Ban Cơ yếu Chính phủ (CYCP), để thực hiện cải cách hành chính, chuyển đổi số mạnh mẽ, toàn diện, Ban đã thực hiện triển khai hệ thống định danh tập trung căn cứ theo Nghị định số 59/2022/NĐ-CP nhằm đảm bảo quá trình CĐS của Ban CYCP được thống nhất, đồng bộ, qua đó góp phần vào sự phát triển của các dịch vụ công toàn trình phục vụ các cơ quan Đảng, Nhà nước thực hiện CĐS thành công.
Phần 2 của bài báo trình bày về việc ứng dụng Khung kiểm toán Tokenomics cho Algem, Terra/Luna và Ethereum. Mặc dù vẫn còn một số hạn chế, nhưng khung kiểm toán Tokenomics vẫn góp phần chuẩn hóa và nâng cao tính an toàn trong Tokenomics, hướng tới việc xây dựng một tiêu chuẩn đáng tin cậy cho các hệ thống blockchain công khai dựa trên token.
22:00 | 26/01/2025
Ngày 21/02, Chính phủ ban hành Nghị định số 23/2025/NĐ-CP quy định về chữ ký điện tử và dịch vụ tin cậy. Nghị định này quy định về chữ ký điện tử và dịch vụ tin cậy, trừ chữ ký số chuyên dùng công vụ và dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng công vụ. Nghị định áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia trực tiếp hoặc có liên quan đến chữ ký điện tử và dịch vụ tin cậy.
14:00 | 28/02/2025