Theo Trung tâm Chứng thực điện tử quốc gia, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT), Việt Nam hiện có hơn 1,4 triệu chứng thư số công cộng và hơn 220.000 Chứng thư số chuyên dùng Chính phủ đang hoạt động. Tuy nhiên, các lĩnh vực ứng dụng chữ ký số trong nước còn hạn chế (ở 3 lĩnh vực), chưa áp dụng nhiều vào dịch vụ công, lĩnh vực tài chính, ngân hàng.
Trung tâm Chứng thực điện tử quốc gia cho hay, thị trường chữ ký số cho doanh nghiệp đã đạt tới mức bão hòa, thị trường chữ ký số cá nhân còn rất khiêm tốn (khoảng 10%) trong khi tiềm năng ở thị trường này là rất lớn. Một trong những nguyên nhân được chỉ ra là do chưa có ứng dụng sử dụng chữ ký số cho cá nhân, đồng thời dịch vụ này cũng chưa thể sử dụng trên các thiết bị di động.
Bên cạnh đó, việc chữ ký số công cộng tại Việt Nam chưa liên thông, xác thực chéo được với hệ thống chứng thực chữ ký số quốc tế và các nền tảng phổ biến cũng gây khó khăn trong giao dịch điện tử giữa doanh nghiệp, cá nhân trong nước với doanh nghiệp, cá nhân nước ngoài.
Ông Lê Đức Anh, Giám đốc Trung tâm Tin học và Công nghệ số, Cục Thương mại Điện tử và Kinh tế số, Bộ Công Thương cho rằng, chữ ký số nói riêng và chữ ký điện tử nói chung cần được mở rộng về phạm vi ứng dụng và quy mô xác thực quốc tế, bởi hiện chữ ký số công cộng tại Việt Nam chưa liên thông, chưa xác thực chéo được với hệ thống chứng thực chữ ký số quốc tế và các nền tảng phổ biến. Điều này cũng gây khó khăn trong giao dịch điện tử giữa doanh nghiệp trong nước với doanh nghiệp nước ngoài.
“Hiện chưa có giải pháp liên thông giữa RootCA quốc gia và các tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số quốc tế. Các ứng dụng trên nền tảng trực tuyến để xác thực như chứng thực SSL của CA trong nước còn hạn chế do không được các nền tảng phổ biến công nhận. Ngoài ra chữ ký số trong nước chưa hỗ trợ ký hợp đồng điện tử được với doanh nghiệp không có giấy phép đăng ký kinh doanh tại Việt Nam, cũng là một hạn chế hiện nay”, ông Lê Đức Anh cho hay.
Ông Lê Anh Dũng, Phó Vụ trưởng Vụ Thanh toán, Ngân hàng Nhà nước cho biết, chi phí cho các giải pháp chữ ký số hiện nay trên thị trường vẫn khá cao đối với nhu cầu sử dụng của khách hàng cá nhân và là một khoản đầu tư lớn đối với các ngân hàng.
“Chứng thư số cá nhân chưa phổ biến, theo đó việc áp dụng Hợp đồng điện tử chưa hiệu quả, chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển nền tảng số, sản phẩm số; khách hàng vẫn phải ký tươi lên các thỏa thuận, hợp đồng, khế ước... Việc trao đổi văn bản điện tử được ký điện tử bằng chữ ký số còn nhiều bất cập do các đơn vị áp dụng, ứng xử khác nhau với hình thức văn bản này, cụ thể là từ chối, không chấp nhận do điều kiện hạ tầng và quy định nội bộ…”, ông Dũng nói.
Đại diện Vụ Thanh toán thông tin thêm, nhiều ngân hàng đề xuất việc sử dụng mã xác thực một lần (One-Time Password - OTP) kết hợp đa thành tố (Username & password), yếu tố sinh trắc học (vân tay, khuôn mặt, võng mạc...) để xác thực thỏa thuận, khế ước nhưng lại không đáp ứng quy định của pháp luật về tính pháp lý của chữ ký điện tử.
Theo ông Phạm Quang Hiếu, Trung tâm Chứng thực điện tử quốc gia, một loạt các hiệp định thương mại tự do (FTA) đã có hiệu lực, như CPTPP, EVFTA… do đó, để có thể chủ động hội nhập, luật pháp của Việt Nam cần phải hoàn thiện phù hợp với các điều ước quốc tế đã ký kết hoặc gia nhập.
Trước bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 và sự nổi lên của nền kinh tế số tại Việt Nam, chữ ký điện tử được xem như một trong những công cụ đắc lực nhất phục vụ công cuộc chuyển đổi số. Do đó, cần nhanh chóng hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về chữ ký điện tử nhằm thúc đẩy thanh toán số.
Tuệ Minh
15:00 | 07/08/2020
11:00 | 18/08/2020
09:00 | 26/05/2020
15:00 | 18/11/2019
08:00 | 11/08/2021
11:00 | 13/09/2021
17:00 | 26/11/2021
18:00 | 03/01/2020
15:00 | 06/10/2022
13:11 | 04/08/2016
13:00 | 28/09/2020
10:00 | 20/10/2021
15:00 | 26/06/2024
Từ ngày 01/7/2024 tới đây, Cục Chứng thực số và Bảo mật thông tin, Ban Cơ yếu Chính phủ sẽ chuyển trụ sở làm việc mới về Lô CN27A, Khu Công nghệ cao Hòa Lạc, Thạch Thất, Hà Nội.
07:00 | 30/10/2023
Kể từ ngày 27/10, tất cả các số điện thoại của các đơn vị thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông (Bộ TT&TT) gọi đến người dân sẽ đều hiển thị tên định danh “BO TTTT”. Tương tự, cuộc gọi của doanh nghiệp viễn thông tới khách hàng cũng hiển thị tên định danh của nhà mạng.
09:00 | 23/08/2023
Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ tại phiên họp thường kỳ tháng 4/2023 về đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số, hoàn thiện các điều kiện hình thành công dân số, tỉnh Thừa Thiên Huế đã kích hoạt chiến dịch cấp chữ ký số cho người dân.
15:00 | 04/08/2023
Quy định về định danh điện tử và dịch vụ tin cậy (eIDAS) của Liên minh châu Âu (EU) được ban hành vào năm 2014 nhằm mục đích nâng cao lòng tin đối với các giao dịch điện tử trên thị trường nội khối, bằng cách cung cấp nền tảng pháp lý chung cho giao dịch điện tử đảm bảo an toàn giữa người dân, doanh nghiệp, cơ quan nhà nước và quốc tế trong thị trường nội khối. Từ đó tăng cường hiệu quả của các dịch vụ trực tuyến công và tư, kinh doanh điện tử và thương mại điện tử trong EU. Trong phần I của bài báo, tác giả sẽ giải thích rõ hơn về quy định eIDAS và sổ cái phân tán (Distributed Ledger Technology - DLT).
Liên minh châu Âu (EU) và Ấn Độ đều là những khu vực, cường quốc mạng, nhưng tiến trình khẳng định vị thế của hai bên có nhiều điểm khác biệt. EU có truyền thống lâu đời trong việc bảo vệ quyền riêng tư cá nhân, có thế mạnh về các phát minh an ninh mạng cũng như đề cao các chuẩn mực đa phương trong không gian mạng. Còn quan điểm của Ấn Độ về an ninh mạng liên tục chịu sự chi phối bởi các mối đe dọa mạng nổi lên từ Trung Quốc và Pakistan bên cạnh sự tác động từ ngành công nghệ thông tin trong nước - lĩnh vực đang tìm cách mở rộng thị trường ra bên ngoài phạm vi quốc gia. Bài viết sẽ phân tích sự phát triển của quan hệ an ninh mạng EU-Ấn Độ trong bối cảnh hệ sinh thái chính sách khác nhau giữa hai đối tác; những lĩnh vực hứa hẹn để mở rộng hợp tác song phương, giải quyết vấn đề tội phạm mạng, mở rộng nỗ lực làm sạch không gian mạng nhằm củng cố khả năng phục hồi không gian mạng của cả hai đối tác.
16:00 | 03/01/2025
Thực hiện quy định của pháp luật về chữ ký số chuyên dùng công vụ và nhiệm vụ được giao, thời gian qua Cục Chứng thực số và Bảo mật thông tin/Ban Cơ yếu Chính phủ đã nỗ lực, tập trung triển khai cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số cho các cơ quan, đơn vị, cán bộ, công chức, viên chức thuộc hệ thống chính trị tham gia hoạt động công vụ. Việc sử dụng chữ ký số chuyên dùng công vụ đã trở thành nhiệm vụ thường xuyên của cán bộ, công chức, viên chức và là công cụ không thể thiếu phục vụ công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, tác nghiệp.
14:00 | 10/01/2025