Đây là một trong những nội dung được chia sẻ tại Tọa đàm chuyên đề "Đánh giá 63 cổng dịch vụ công cấp tỉnh từ góc độ người dùng năm 2024" do Viện Nghiên cứu chính sách và phát triển truyền thông (IPS) phối hợp với Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) tại Việt Nam tổ chức. Đây là năm thứ hai nghiên cứu rà soát này được thực hiện.
Trong lần đánh giá này, nhóm nghiên cứu đã rà soát 63 cổng dịch vụ công từ góc độ của người dùng theo các nhóm tiêu chí đánh giá bốn khía cạnh: giao diện cổng dịch vụ công; tính năng, công cụ hướng dẫn trước khi làm thủ tục hành chính; tính năng, công cụ hỗ trợ thực hiện thủ tục hành chính; việc bảo đảm quyền, lợi ích của người dùng. Việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến được phân tích sâu hơn trên các phương diện: mức độ đáp ứng nhu cầu của người dùng; tính đồng bộ; tính công khai, minh bạch; tính chuyên sâu; tính hiệu quả; một số yếu tố khách quan.
Kết quả nghiên cứu cho thấy đã có những cải thiện đáng ghi nhận trong việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến: Giao diện cổng thông tin, tính năng hướng dẫn, hỗ trợ thực hiện thủ tục hành chính và bảo đảm quyền lợi người dùng đều có những bước tiến nhất định. Một số chức năng cơ bản như: tra cứu, tìm kiếm thông tin đang được tập trung cải thiện trên các cổng dịch vụ công; riêng dịch vụ công trực tuyến trong cung cấp lý lịch tư pháp cho người dân, 30 cổng dịch vụ công đạt mức tốt ở tiêu chí "Mức độ hoàn thiện các tính năng để dịch vụ công được cung cấp trực tuyến toàn trình. Nhiều cổng dịch vụ công đạt mức "tốt" ở hai tiêu chí "Cung cấp thông tin hỗ trợ" và "Mức độ dễ sử dụng của các công cụ tra cứu". Đặc biệt, dịch vụ cung cấp lý lịch tư pháp trực tuyến đã đạt mức "tốt" trên nhiều cổng thông tin.
Tuy nhiên, báo cáo cũng chỉ ra những bất cập đáng kể. Nhiều cổng dịch vụ công vẫn còn khó tiếp cận, thông tin hướng dẫn chưa rõ ràng, và việc thực hiện thủ tục trực tuyến toàn trình vẫn còn nhiều hạn chế. Đáng chú ý, vấn đề bảo vệ dữ liệu cá nhân và quyền riêng tư vẫn là một điểm yếu lớn, với 60/63 cổng dịch vụ công chưa đạt yêu cầu.
Theo báo cáo, một trong những nguyên nhân chính dẫn đến những hạn chế này là do quy trình, thủ tục hành chính vẫn còn phức tạp và chưa được số hóa triệt để. Bên cạnh đó, cơ sở hạ tầng kỹ thuật yếu kém, năng lực cán bộ chưa đồng đều, và thiếu các biện pháp hỗ trợ người dân hiệu quả cũng là những thách thức lớn.
Để giải quyết những vấn đề này, báo cáo khuyến nghị các tỉnh, thành phố cần tập trung vào việc cải thiện giao diện, nâng cao chất lượng thông tin, đơn giản hóa quy trình và tăng cường hỗ trợ người dùng. Quan trọng hơn, cần có sự chuyển đổi tư duy về quản trị số, tập trung vào việc xây dựng các chính sách và triển khai dịch vụ công trực tuyến từ góc độ người dùng, ứng dụng công nghệ một cách linh hoạt để gỡ bỏ rào cản hành chính và đảm bảo dữ liệu được chia sẻ, kết nối hiệu quả.
Báo cáo của IPS và UNDP không chỉ là một bản đánh giá mà còn là lời kêu gọi hành động. Để xây dựng một chính phủ điện tử hiệu quả, phục vụ người dân tốt hơn, cần có sự chung tay của cả hệ thống chính trị, từ việc hoàn thiện khung pháp lý, đầu tư vào cơ sở hạ tầng, nâng cao năng lực cán bộ cho đến thay đổi tư duy về quản trị số.
Đây là một chặng đường dài và đầy thách thức, nhưng với sự quyết tâm và nỗ lực không ngừng, chúng ta hoàn toàn có thể xây dựng một hệ thống dịch vụ công trực tuyến hiện đại, minh bạch và thân thiện, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người dân và doanh nghiệp, góp phần vào sự phát triển bền vững của đất nước.
Hữu Hùng
10:00 | 08/05/2024
12:00 | 22/08/2023
12:00 | 11/08/2023
08:00 | 10/02/2024
14:00 | 05/03/2024
Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp không gian mạng Việt Nam - VNCERT/CC, Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT) đưa ra cảnh báo về hình thức lừa đảo mới nhắm vào các cá nhân, tổ chức sử dụng chữ ký số. Bằng việc gửi mail thông báo chữ ký số của cá nhân, tổ chức đã hết hạn, đối tượng lừa đảo yêu cầu người dùng thực hiện thao tác gia hạn để lừa chiếm đoạt tài sản.
08:00 | 10/02/2024
Để góp phần hoàn thành các mục tiêu chuyển đổi số (CĐS) quốc gia, trong năm 2023, Ban Cơ yếu Chính phủ (Ban CYCP) đã tích cực chủ động phối hợp với các cơ quan bộ, ngành, địa phương triển khai các nhiệm vụ xác thực, bảo mật thông tin phục vụ cải cách thủ tục hành chính (TTHC), CĐS, hoàn thành các mục tiêu theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
15:00 | 26/10/2023
Mỹ có kế hoạch tạm dừng xuất khẩu các chip trí tuệ nhân tạo tiên tiến hơn do Nvidia và các công ty khác thiết kế đến Trung Quốc. Đây là một trong một loạt biện pháp được công bố nhằm tìm cách ngăn Trung Quốc tiếp nhận các công nghệ tiên tiến của Mỹ để tăng cường tiềm lực quân sự.
07:00 | 14/02/2023
Nghị quyết số 18-NQ/TW về chuyển đổi số, xây dựng thành phố Hà Nội thông minh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 đã nêu rõ mục tiêu đến năm 2030, Hà Nội sẽ cơ bản trở thành thành phố thông minh, hiện đại, từng bước kết nối với mạng lưới đô thị thông minh trong khu vực và thế giới.
Trong thời đại ngày nay, cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật có ngày càng nhiều những cuộc tấn công vào phần cứng và gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng. So với các loại tấn công khác, tấn công qua kênh kề đang được nghiên cứu do khả năng khôi phục lại khóa bí mật trong khi hệ thống vẫn hoạt động bình thường mà không hề làm thay đổi phần cứng. Bài báo này sẽ trình bày một cách sơ lược về những kết quả cuộc tấn công kênh kề lên mã hóa RSA cài đặt trên điện thoại thông minh sử dụng hệ điều hành Android tại Viện Khoa học - Công nghệ mật mã. Nhóm tác giả đã tấn công khôi phục được một phần khóa bí mật của mã hóa RSA cài đặt trên điện thoại thông minh và chứng minh khả năng rò rỉ thông tin qua kênh kề.
14:00 | 11/09/2024
Từ ngày 04 - 26/7/2024, tại Hà Nội, Văn phòng Chính phủ đã tổ chức Hội nghị tập huấn giải pháp chia sẻ dữ liệu trên Trục liên thông văn bản quốc gia. Tại Hội nghị, báo cáo viên của Cục Chứng thực số và Bảo mật thông tin, Ban Cơ yếu Chính phủ đã hướng dẫn, tuyên truyền tới các Bộ, ngành, địa phương những quy định mới về chữ ký số chuyên dùng công vụ, hướng dẫn ký tắt điện tử đối với dự thảo văn bản trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
15:00 | 05/08/2024