Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Lê Hồng Sơn đề nghị các cơ quan báo chí TP mở chuyên trang, chuyên mục để tuyên truyền các dịch vụ công
Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tiếp và trực tuyến tới khoảng 600 điểm cầu UBND các quận, huyện, thị xã; UBND xã, phường, thị trấn. Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Lê Hồng Sơn – Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Đề án 06 TP Hà Nội chủ trì hội nghị.
Thực hiện Quyết định số 06/QĐ-TTg ngày 06/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Phát triển ứng dụng dữ liệu dân cư; định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030”, UBND TP đã có Quyết định số 2549/QĐ-UBND ngày 21/7/2022 ban hành Quy trình: Đăng ký khai sinh, Đăng ký kết hôn, Đăng ký khai tử trên Cổng Dịch vụ công, chia sẻ Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND cấp xã.
Phát biểu tại hội nghị, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Lê Hồng Sơn cho biết, ngành Tư pháp đã có nhiều cải tiến để đưa 3 dịch vụ công Đăng ký khai sinh - Đăng ký kết hôn - Đăng ký khai tử đi vào cuộc sống. Đây là các dịch vụ vô cùng thiết yếu, gắn bó suốt cuộc đời người dân. Hà Nội được T.Ư chọn làm điểm, đây là nhiệm vụ chính trị quan trọng, trách nhiệm rất cao, nên phải làm thực chất, để người dân được hưởng lợi ích từ đề án này.
Theo Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Lê Hồng Sơn, để triển khai nghiêm túc, hiệu quả 3 quy trình, các quận, huyện, thị xã phải tổ chức thực hiện việc tiếp nhận, giải quyết hồ sơ điện tử trên Cổng Dịch vụ công, Một cửa điện tử theo quy trình do UBND TP ban hành. Đây là việc khó, việc mới, do đó, lãnh đạo các quận, huyện, phường, xã phải thường xuyên đôn đốc, kiểm tra, giám sát, chỉ đạo; vừa làm, vừa hoàn thiện việc thực hiện 3 quy trình. Dữ liệu dân cư, dữ liệu hộ tịch phải được đảm bảo an toàn.
Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Lê Hồng Sơn cũng đề nghị lãnh đạo các quận, huyện, phường, xã phải đánh giá toàn diện về quy trình, nguồn nhân lực, hạ tầng kỹ thuật, trang thiết bị để có giải pháp thực hiện đạt hiệu quả. Chỉ đạo công chức trên địa bàn gương mẫu sử dụng các dịch vụ công trực tuyến; tiếp nhận phản ánh của công dân trong sử dụng dịch vụ công, tập hợp, kiến nghị, đề xuất điều chỉnh về quy trình, thủ tục.
Sở Tư pháp phải tích cực phối hợp với các đơn vị tập huấn nghiệp vụ cho công chức UBND cấp xã, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc triển khai thực hiện 3 quy trình. Định kỳ tổng hợp, báo cáo UBND TP, Bộ Tư pháp về tình hình, kết quả thực hiện.
Ngoài ra, các đơn vị phải thường xuyên tổ chức tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về 3 quy trình. Các cơ quan báo chí TP tích cực vào cuộc, mở chuyên trang, chuyên mục để tuyên truyền… Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Lê Hồng Sơn nhấn mạnh.
Gia Minh
10:00 | 20/01/2022
17:00 | 26/11/2021
15:00 | 19/06/2020
13:00 | 30/11/2019
09:00 | 03/06/2020
09:00 | 15/11/2024
Trong bối cảnh tội phạm công nghệ cao gia tăng, mạo danh cơ quan Nhà nước để lừa đảo qua điện thoại khiến nhiều người dân và doanh nghiệp bị ảnh hưởng, Bộ Thông tin và Truyền thông đã chỉ đạo triển khai giải pháp định danh cuộc gọi, giúp người dân nhận diện các cuộc gọi chính thức từ các cơ quan Nhà nước, từ đó giảm thiểu rủi ro bị lừa đảo.
08:00 | 24/10/2024
Các chuyên gia bảo mật tại Sophos (Anh) vừa cảnh báo về sự gia tăng của các cuộc tấn công quishing, sử dụng mã QR độc hại để lừa đảo và chiếm đoạt thông tin người dùng.
09:00 | 05/09/2024
Trong bối cảnh nước ta đang thúc đẩy chuyển đổi số mạnh mẽ, Giao diện lập trình ứng dụng (Application Programming Interface -API) ngày càng được sử dụng rộng rãi, bao gồm các ứng dụng di động, dịch vụ đám mây và thiết bị IoT. Khi việc sử dụng API tăng lên, tổ chức phải đối mặt với nhiều mối đe dọa bảo mật tiềm ẩn liên quan đến API như tấn công chèn mã (Injection), vượt qua cơ chế xác thực và kiểm soát truy cập (Broken Access Control and Authentication) cũng như thực thi mã hóa không đầy đủ. Bài viết sẽ thông tin tới độc giả tầm quan trọng của bảo mật API, các loại tấn công vào API và một số giải pháp giúp bảo mật API toàn diện.
10:00 | 23/08/2024
Tỷ lệ người trưởng thành Việt Nam sử dụng chữ ký số đã tăng trưởng ấn tượng hơn 4 lần trong giai đoạn 2022 - 2024, đạt 13,5%. Tuy nhiên, con số này vẫn còn cách xa mục tiêu 50% đề ra trong Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số, xã hội số, cho thấy còn nhiều việc phải làm để phổ cập công cụ quan trọng này.
Trong thời đại ngày nay, cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật có ngày càng nhiều những cuộc tấn công vào phần cứng và gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng. So với các loại tấn công khác, tấn công qua kênh kề đang được nghiên cứu do khả năng khôi phục lại khóa bí mật trong khi hệ thống vẫn hoạt động bình thường mà không hề làm thay đổi phần cứng. Bài báo này sẽ trình bày một cách sơ lược về những kết quả cuộc tấn công kênh kề lên mã hóa RSA cài đặt trên điện thoại thông minh sử dụng hệ điều hành Android tại Viện Khoa học - Công nghệ mật mã. Nhóm tác giả đã tấn công khôi phục được một phần khóa bí mật của mã hóa RSA cài đặt trên điện thoại thông minh và chứng minh khả năng rò rỉ thông tin qua kênh kề.
14:00 | 11/09/2024
Sáng ngày 29/11/2024, tại Hà Nội, Ban Cơ yếu Chính phủ đã tổ chức Hội nghị toàn quốc (theo hình thức trực tiếp và trực tuyến) với nội dung trọng tâm tuyên truyền và phổ biến Nghị định số 68/2024/NĐ-CP ban hành ngày 25/6/2024 của Chính phủ. Thiếu tướng Nguyễn Đăng Lực, Phó Trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ đã tới tham dự và chỉ đạo Hội nghị.
14:00 | 29/11/2024