Ngày 22/10, Trung tâm Chứng thực điện tử Quốc gia thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông đã tổ chức Lễ kỷ niệm 10 năm thành lập và phát triển (2014 - 2024). Tham dự có Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, cùng các Thứ trưởng Phạm Đức Long, Nguyễn Thanh Lâm, Bùi Hoàng Phương và đại diện lãnh đạo các Bộ, ban, ngành cùng một số doanh nghiệp đã hỗ trợ, đồng hành với Trung tâm.
Cách đây 10 năm, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định thành lập Trung tâm Chứng thực điện tử Quốc gia trực thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông, trên cơ sở tổ chức lại Trung tâm Chứng thực chữ ký số Quốc gia thuộc Cục Ứng dụng CNTT (nay là Cục Chuyển đổi số Quốc gia). Chúc mừng các thế hệ công chức, viên chức, người lao động của Trung tâm Chứng thực điện tử Quốc gia, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh, 10 năm thành lập Trung tâm cũng như 17 năm phát triển của chữ ký số tại Việt Nam là một hành trình tự hào, là sự cống hiến không ngừng nghỉ của một tập thể luôn phấn đấu vì sự phát triển của hạ tầng số quốc gia.
Thứ trưởng Bộ TT&TT Phạm Đức Long tặng hoa cảm ơn các lãnh đạo, cán bộ đã hỗ trợ, đồng hành cùng sự phát triển của Trung tâm Chứng thực điện tử Quốc gia
Ông Đào Đình Khả, Giám đốc đầu tiên của Trung tâm đã kể lại những bước khởi đầu nhiều khó khăn và đáng tự hào của đơn vị, từ một nhóm nhân sự nhỏ được tập hợp để triển khai nhiệm vụ đầy thách thức là xây dựng ROOT-CA quốc gia, cho đến việc triển khai các chiến dịch tuyên truyền để thay đổi nhận thức của doanh nghiệp, tổ chức về sử dụng chữ ký số, chữ ký điện tử trong giao dịch trực tuyến. Đến nay, 100% doanh nghiệp, tổ chức đã sử dụng chữ ký số.
Theo Đại tá Hồ Văn Hương, Cục trưởng Cục Quản lý mật mã dân sự và Kiểm định sản phẩm mật mã, Ban Cơ yếu Chính phủ, việc Bộ Thông tin và Truyền thông cấp phép cho 25 tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng (CA công cộng) và xác thực điện tử, dịch vụ cấp dấu thời gian, đã góp phần quan trọng trong công cuộc chuyển đổi số, phát triển kinh tế số và xã hội số tại Việt Nam.
Tại buổi lễ, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phổ cập chữ ký số và coi đây là hạ tầng thiết yếu cho chuyển đổi số quốc gia. Để đạt được mục tiêu 100% người trưởng thành Việt Nam có chữ ký số vào năm 2025, Bộ trưởng đề xuất phương thức tiếp cận đột phá như tận dụng những ứng dụng đã phổ biến rộng rãi như thẻ ngân hàng rộng rãi, số điện thoại động để kết thúc công việc sử dụng chữ số. Cách làm này đã được nhiều quốc gia áp dụng thành công. Bộ trưởng tin rằng, với việc quyết định tâm trí và cách làm sáng tạo, mục tiêu phổ cập chữ số sẽ hoàn toàn khả thi, góp phần quan trọng vào sự phát triển nhanh chóng và bền vững của hạ tầng số quốc gia.
Bên cạnh đó, Bộ Thông tin và Truyền thông cũng đang yêu cầu các Bộ, ngành khác tích hợp chữ ký số vào các dịch vụ công thiết yếu như y tế, giáo dục, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tiếp cận và sử dụng chữ ký số.
Tiếp thu những chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng, Giám đốc Trung tâm Chứng thực điện tử Quốc gia Tô Thị Thu Hương thay mặt tập thể cán bộ, viên chức và người lao động hứa sẽ tiếp tục phát huy truyền thống, nỗ lực không ngừng, đoàn kết cùng nhau đổi mới, năng động sáng tạo. Mục tiêu hướng tới là hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao, làm tiền đề cho sự phát triển bền vững, khẳng định vị thế của Trung tâm là đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực chứng thực chữ ký số và xác thực điện tử, dịch vụ tin cậy.
Theo thống kê, qua 10 năm, từ 9 CA công cộng, đến nay, thị trường đã có sự góp mặt của 25 CA công cộng; từ 307.000 chứng thư số được cấp năm 2014, đến năm 2024 là hơn 11,5 triệu chứng thư số; tốc độ thu phí và nộp ngân sách nhà nước tăng đều 12% qua các năm. Cùng với đó, nhân sự NEAC từ chưa đến 10 người thời điểm năm 2014, đến nay đã là 52 viên chức, người lao động.
Xuân Quỳnh
10:00 | 23/08/2024
09:00 | 09/08/2024
10:00 | 31/12/2024
14:00 | 25/07/2024
16:00 | 04/07/2024
15:00 | 26/06/2024
09:00 | 21/05/2024
Ngày 27/11/2023, kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XV đã thông qua Luật Căn cước (Luật số 26/2023/QH15) có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2024. Luật Căn cước gồm 7 chương 46 điều quy định về Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước; thẻ căn cước, căn cước điện tử; giấy chứng nhận căn cước; quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
15:00 | 16/01/2024
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Quyết định số 1682/QĐ-TTg ngày 26/12/2023 kiện toàn Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ.
09:00 | 27/12/2023
Trong bối cảnh kỹ thuật số phát triển nhanh chóng ngày nay, nhiều tổ chức, doanh nghiệp (TC/DN) đang trải qua những chuyển đổi quan trọng để ứng dụng công nghệ kỹ thuật số vào tất cả các lĩnh vực hoạt động kinh doanh nhằm thích ứng tốt hơn với nhu cầu của khách hàng và nhà đầu tư. Quá trình này được gọi là “chuyển đổi kỹ thuật số”. Một khía cạnh quan trọng của sự chuyển đổi này là điện toán đám mây, khi nó mang đến nhiều lợi ích như khả năng mở rộng, tiết kiệm chi phí và tăng hiệu quả. Tuy nhiên, khi chuyển đổi dữ liệu lên đám mây cũng mang đến những thách thức bảo mật mới mà các TC/DN cần phải giải quyết. Vì thế, xây dựng chiến lược và áp dụng các thực tiễn bảo mật đám mây phù hợp là mục tiêu mà các TC/DN nên hướng đến nhằm bảo vệ dữ liệu được an toàn hiệu quả.
17:00 | 05/07/2023
Ngày 30/6/2023, Cục Chứng thực số và Bảo mật thông tin, Ban Cơ yếu Chính phủ và Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Lạng Sơn đã phối hợp tổ chức Hội nghị bồi dưỡng công tác quản lý, sử dụng chứng thư số, chữ ký số chuyên dùng Chính phủ trong các cơ quan nhà nước năm 2023.
Liên minh châu Âu (EU) và Ấn Độ đều là những khu vực, cường quốc mạng, nhưng tiến trình khẳng định vị thế của hai bên có nhiều điểm khác biệt. EU có truyền thống lâu đời trong việc bảo vệ quyền riêng tư cá nhân, có thế mạnh về các phát minh an ninh mạng cũng như đề cao các chuẩn mực đa phương trong không gian mạng. Còn quan điểm của Ấn Độ về an ninh mạng liên tục chịu sự chi phối bởi các mối đe dọa mạng nổi lên từ Trung Quốc và Pakistan bên cạnh sự tác động từ ngành công nghệ thông tin trong nước - lĩnh vực đang tìm cách mở rộng thị trường ra bên ngoài phạm vi quốc gia. Bài viết sẽ phân tích sự phát triển của quan hệ an ninh mạng EU-Ấn Độ trong bối cảnh hệ sinh thái chính sách khác nhau giữa hai đối tác; những lĩnh vực hứa hẹn để mở rộng hợp tác song phương, giải quyết vấn đề tội phạm mạng, mở rộng nỗ lực làm sạch không gian mạng nhằm củng cố khả năng phục hồi không gian mạng của cả hai đối tác.
16:00 | 03/01/2025
Sáng ngày 29/11/2024, tại Hà Nội, Ban Cơ yếu Chính phủ đã tổ chức Hội nghị toàn quốc (theo hình thức trực tiếp và trực tuyến) với nội dung trọng tâm tuyên truyền và phổ biến Nghị định số 68/2024/NĐ-CP ban hành ngày 25/6/2024 của Chính phủ. Thiếu tướng Nguyễn Đăng Lực, Phó Trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ đã tới tham dự và chỉ đạo Hội nghị.
14:00 | 29/11/2024