Đồng chí Trần Sỹ Thanh, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội mới ký ban hành Kế hoạch Triển khai tái cấu trúc quy trình thủ tục hành chính (TTHC), hoàn thiện Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính thành phố Hà Nội giai đoạn năm 2024-2025.
Kế hoạch nêu rõ, hiện nay, Hà Nội đã cung cấp dịch vụ công trực tuyến đối với 1.191/1.885 TTHC thực hiện trên địa bàn, bao gồm 318 dịch vụ công trực tuyến toàn trình và 872 dịch vụ công trực tuyến một phần. Trong đó, đã tích hợp 165 dịch vụ công trực tuyến toàn trình và 727 dịch vụ công trực tuyến một phần trên Cổng Dịch vụ công quốc gia.
Bên cạnh kết quả đạt được, vẫn còn một số tồn tại, hạn chế trong việc triển khai dịch vụ công trực tuyến như: Nhiều dịch vụ công trực tuyến mặc dù có đối tượng thực hiện, tần suất lớn, tuy nhiên, số lượng hồ sơ trực tuyến phát sinh thấp hoặc cán bộ, công chức vẫn phải hỗ trợ, làm thay người dân; Tỷ lệ số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết TTHC, tỷ lệ khai thác, sử dụng lại thông tin, dữ liệu số hóa còn hạn chế; Tỷ lệ thanh toán trực tuyến chưa đáp ứng mục tiêu của Chính phủ; Việc phê duyệt phương án tái cấu trúc TTHC chưa đạt được kết quả cao....
Từ đó, Chủ tịch UBND TP nêu rõ mục đích, đẩy mạnh tái cấu trúc TTHC nhằm đơn giản hóa quy trình, tái sử dụng dữ liệu đã được số hóa, kết nối, chia sẻ dữ liệu theo phương châm “Một việc một lần làm; hồ sơ nộp một lần”, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp khi thực hiện dịch vụ công trực tuyến giai đoạn năm 2024-2025; Xác định cụ thể lộ trình, nội dung, tiến độ thời gian, cơ quan thực hiện và cách thức tổ chức thực hiện các nhiệm vụ liên quan tái cấu trúc quy trình TTHC, phối hợp hoàn thiện Hệ thống thông tin giải quyết TTHC thành phố Hà Nội...
Chủ tịch UBND TP cũng yêu cầu các đơn vị thực hiện các mục tiêu cụ thể như: Tập trung tái cấu trúc 100% các TTHC thiết yếu (có hồ sơ phát sinh trên 500 hồ sơ/năm) được cung cấp trên Hệ thống thông tin giải quyết TTHC của thành phố và tích hợp, cung cấp các dịch vụ công này trên Cổng Dịch vụ công quốc gia.
Mục tiêu của việc tái cấu trúc TTHC nhằm: Giảm đi lại, tiếp xúc trực tiếp của tổ chức, cá nhân thực hiện TTHC; Giảm hồ sơ, giấy tờ cần cung cấp của tổ chức, cá nhân thực hiện TTHC; Giảm các bước phải xử lý trực tiếp hoặc thủ công của cơ quan, đơn vị trong quá trình tiếp nhận, giải quyết TTHC.
UBND TP cũng yêu cầu các đơn vị phải xây dựng và phát triển Kho dữ liệu dữ liệu điện tử của tổ chức, cá nhân để lưu giữ thông tin, dữ liệu điện tử liên quan đến giao dịch hành chính của tổ chức, cá nhân đó khi thực hiện dịch vụ công; cho phép mỗi người dân có thể chủ động đưa các giấy tờ đã được số hóa của mình lên Kho dữ liệu điện tử; Nghiên cứu các giải pháp nhằm khai thác khả năng kết nối, chia sẻ, lưu trữ dữ liệu số hóa để tái sử dụng phục vụ công việc giải quyết TTHC cho người dân, doanh nghiệp; Triển khai các ứng dụng số cung cấp dịch vụ công trực tuyến trên thiết bị di động và các tính năng khác để thuận tiện cho công dân, tổ chức khi thực hiện dịch vụ công trực tuyến (đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt, phát triển tính năng tra cứu tiến độ giải quyết hồ sơ, gắn mã QR cho kết quả TTHC…).
Gia Minh
15:00 | 12/11/2024
10:00 | 28/08/2024
10:00 | 17/05/2024
12:00 | 11/08/2023
07:00 | 17/11/2024
16:00 | 26/04/2023
11:00 | 06/07/2022
10:00 | 08/05/2024
14:00 | 17/02/2023
09:00 | 09/08/2024
Mới đây, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 48/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định số 130/2018/NĐ-CP ngày 27/9/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số. Nghị định được ban hành nhằm đảm bảo tiện lợi cho tổ chức, cá nhân khi đăng ký cấp, sử dụng chứng thư số, thúc đẩy phát triển dịch vụ chứng thực chữ ký số, tạo lập nền tảng tin cậy để thực hiện các giao dịch điện tử với cơ quan nhà nước và các hoạt động phát triển kinh tế số.
12:00 | 19/06/2024
Nghị định 13 về bảo vệ dữ liệu cá nhân đã đặt ra cho các doanh nghiệp Việt Nam một loạt các vấn đề cần giải quyết. Tuy nhiên, dường như mọi người mới chú ý đến lĩnh vực tài chính, ngân hàng và những ý kiến về việc tuân thủ Nghị định 13 hầu hết xuất phát từ ngành này. Trong khi đó, những dữ liệu cá nhân nhạy cảm có liên quan tới ngành y tế như tình trạng sức khỏe, đặc điểm di truyền hay đời sống tình dục... của cá nhân lại chưa được quan tâm nhiều.
14:00 | 10/05/2024
Ngày 5/5, Bộ Nội vụ Hàn Quốc xác nhận hơn 1.000 tài liệu dân sự đã bị phân phối nhầm trên cổng dịch vụ công điện tử của chính phủ hồi tháng trước và làm rò rỉ nhiều thông tin cá nhân quan trọng.
12:00 | 11/08/2023
Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) đề nghị các Bộ, ngành, địa phương triển khai Kho dữ liệu điện tử của cá nhân, tổ chức trên Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính để lưu dữ liệu giải quyết dịch vụ công, phục vụ chia sẻ, tái sử dụng.
Trong thời đại ngày nay, cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật có ngày càng nhiều những cuộc tấn công vào phần cứng và gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng. So với các loại tấn công khác, tấn công qua kênh kề đang được nghiên cứu do khả năng khôi phục lại khóa bí mật trong khi hệ thống vẫn hoạt động bình thường mà không hề làm thay đổi phần cứng. Bài báo này sẽ trình bày một cách sơ lược về những kết quả cuộc tấn công kênh kề lên mã hóa RSA cài đặt trên điện thoại thông minh sử dụng hệ điều hành Android tại Viện Khoa học - Công nghệ mật mã. Nhóm tác giả đã tấn công khôi phục được một phần khóa bí mật của mã hóa RSA cài đặt trên điện thoại thông minh và chứng minh khả năng rò rỉ thông tin qua kênh kề.
14:00 | 11/09/2024
Sáng ngày 29/11/2024, tại Hà Nội, Ban Cơ yếu Chính phủ đã tổ chức Hội nghị toàn quốc (theo hình thức trực tiếp và trực tuyến) với nội dung trọng tâm tuyên truyền và phổ biến Nghị định số 68/2024/NĐ-CP ban hành ngày 25/6/2024 của Chính phủ. Thiếu tướng Nguyễn Đăng Lực, Phó Trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ đã tới tham dự và chỉ đạo Hội nghị.
14:00 | 29/11/2024