Theo Quyết định số 2345 của Ngân hàng Nhà Nước, từ 01/7/2024, các giao dịch trên 10 triệu đồng phải được xác thực bằng sinh trắc học khuôn mặt. Để việc chuyển khoản online được thông suốt, nhiều người cố gắng cập nhật sinh trắc học trước thời hạn nói trên song gặp khó khăn khi thao tác trên các ứng dụng ngân hàng hoặc thậm chí không biết phải theo các hướng dẫn thế nào.
Lợi dụng điều này, các kẻ xấu đã mạo danh cán bộ ngân hàng gọi điện, nhắn tin, kết bạn qua Zalo, Facebook với khách hàng,… dụ dỗ hướng dẫn thu thập thông tin sinh trắc học. Trong nhiều trường hợp, kẻ xấu yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân, thông tin tài khoản ngân hàng, hình ảnh căn cước công dân, hình ảnh khuôn mặt, thậm chí cả giọng nói và cử chỉ của khách hàng,… để được hỗ trợ. Khi có được thông tin cá nhân và tài khoản người dùng, chúng dễ dàng đăng nhập tài khoản đánh cắp toàn bộ tiền của nạn nhân.
Cùng với đó, kẻ xấu cũng đánh lừa thu thập thông tin của người dùng bằng cách dụ họ bấm vào đường link giả mạo do chúng tạo ra để tải và cài đặt ứng dụng thu thập sinh trắc học, nhưng thực chất là tải về tệp có chứa mã độc, phần mềm gián điệp, nhằm khai thác sâu hơn nữa các thông tin của nạn nhân.
Để tránh bị lừa đảo trong quá trình cập nhật sinh trắc học, các chuyên gia bảo mật khuyến cáo người dùng cần hết sức cẩn trọng. Các ngân hàng không trực tiếp liên hệ với khách hàng để hướng dẫn thu thập sinh trắc học, vì vậy, tuyệt đối không cung cấp mã OTP, mật khẩu ngân hàng số,... cho bất kỳ ai, kể cả nhân viên ngân hàng. Người dùng tuyệt đối không truy cập các đường dẫn lạ được gửi qua chat, SMS hoặc email.
Bên cạnh hình thức lừa đảo hỗ trợ cập nhật sinh trắc học đang rộ lên những ngày gần đây, các chuyên gia của Tập đoàn công nghệ Bkav cũng cảnh báo nguy cơ lừa đảo Deepfake trong giao dịch ngân hàng.
Theo các chuyên gia, Deepfake là công nghệ sử dụng trí tuệ nhân tạo để tạo ra các hình ảnh, video hoặc âm thanh giả, có thể bắt chước hoàn hảo giọng nói và ngoại hình của một cá nhân. Những kẻ xấu có thể lạm dụng công nghệ này để lừa đảo người dùng, thực hiện các giao dịch tài chính trái phép.
Mặc dù, các biện pháp xác thực sinh trắc học như nhận diện khuôn mặt, vân tay hay giọng nói đang được áp dụng rộng rãi nhằm đảm bảo an toàn cho các giao dịch, Deepfake vẫn có thể vượt qua những biện pháp bảo mật này.
Các chuyên gia khuyến cáo người dùng cần hết sức cẩn trọng khi thực hiện các giao dịch tài chính, ngay cả khi đã áp dụng các biện pháp xác thực sinh trắc học. Người dùng cần thường xuyên kiểm tra lịch sử giao dịch, không chia sẻ thông tin cá nhân và đề cao cảnh giác.
Các ngân hàng cần liên tục cập nhật các giải pháp công nghệ tiên tiến, kết hợp nhiều lớp bảo mật để chống lại các cuộc tấn công Deepfake. Việc nâng cao nhận thức và sự phối hợp chặt chẽ giữa ngân hàng và khách hàng là rất quan trọng để bảo vệ an toàn tài chính trong kỷ nguyên số.
Văn Kiên
07:00 | 08/01/2024
15:00 | 03/10/2024
11:00 | 13/05/2024
09:00 | 02/02/2022
07:00 | 23/09/2024
Tăng 15 bậc chỉ trong 2 năm, Việt Nam đang chứng minh sự phát triển vượt trội về Chính phủ điện tử, theo đánh giá của Liên hợp quốc.
14:00 | 10/05/2024
Ngày 5/5, Bộ Nội vụ Hàn Quốc xác nhận hơn 1.000 tài liệu dân sự đã bị phân phối nhầm trên cổng dịch vụ công điện tử của chính phủ hồi tháng trước và làm rò rỉ nhiều thông tin cá nhân quan trọng.
16:00 | 30/11/2023
Quyết định 950 của Thủ tướng Chính phủ: Phê duyệt Đề án phát triển đô thị thông minh bền vững Việt Nam giai đoạn 2018 - 2025 và định hướng đến năm 2030, mở ra các định hướng trong hợp tác, phát triển giữa chính quyền đô thị các cấp với các doanh nghiệp, đối tác trong nước và quốc tế, đồng thời đang dần định hình một số xu hướng nổi bật trong xây dựng đô thị thông minh, đáng sống, phát triển bền vững tại Việt Nam.
08:00 | 11/07/2023
Sáng ngày 07/7, tại Hà Nội, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải - Trưởng Ban Chỉ đạo xây dựng và thực hiện Đề án Quốc hội điện tử tham dự và chủ trì Hội thảo về Đề cương Đề án Quốc hội điện tử giai đoạn 2023-2026, tầm nhìn tới năm 2030.
Trong thời đại ngày nay, cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật có ngày càng nhiều những cuộc tấn công vào phần cứng và gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng. So với các loại tấn công khác, tấn công qua kênh kề đang được nghiên cứu do khả năng khôi phục lại khóa bí mật trong khi hệ thống vẫn hoạt động bình thường mà không hề làm thay đổi phần cứng. Bài báo này sẽ trình bày một cách sơ lược về những kết quả cuộc tấn công kênh kề lên mã hóa RSA cài đặt trên điện thoại thông minh sử dụng hệ điều hành Android tại Viện Khoa học - Công nghệ mật mã. Nhóm tác giả đã tấn công khôi phục được một phần khóa bí mật của mã hóa RSA cài đặt trên điện thoại thông minh và chứng minh khả năng rò rỉ thông tin qua kênh kề.
14:00 | 11/09/2024
Trong tháng 9/2024, Đoàn công tác của Ban Cơ yếu Chính phủ do đồng chí Hoàng Văn Thủy, Phó Cục trưởng Cục Chứng thực số và Bảo mật thông tin làm Trưởng đoàn đã kiểm tra, đánh giá tình hình ứng dụng chữ ký số chuyên dùng công vụ trong hoạt động của cơ quan Nhà nước trên địa bàn tỉnh Sơn La năm 2024.
15:00 | 01/10/2024