Hiện nay, mỗi người dùng thường có nhiều tài khoản dịch vụ công được cấp bởi các Bộ, ngành, địa phương khác nhau, gây ra nhiều bất tiện như khó quản lý thông tin cá nhân, phải nhớ nhiều tài khoản giao dịch và mật khẩu.
VNeID (viết tắt của từ Viet Nam Electronic Identification) là một ứng dụng trên thiết bị di động, do Trung tâm dữ liệu quốc gia về dân cư của Bộ Công an phát triển nhằm mục đích thay thế cho giấy tờ truyền thống và cung cấp các tiện ích phục vụ công dân số, chính phủ số và xã hội số. VNeID không chỉ mang lợi ích thiết thực cho người dân mà còn giữ vai trò đặc biệt quan trọng đối với công tác quản lý nhà nước; giúp giảm thiểu sự lãng phí và sai sót trong việc sử dụng giấy tờ truyền thống, tiết kiệm chi phí và thời gian cho người dân và nhà nước.
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương quyết tâm thực hiện mục tiêu thống nhất sử dụng một tài khoản là VNeID trong thực hiện thủ tục hành chính từ ngày 01/7/2024 để tiết kiệm thời gian, chi phí cho người dân và nhà nước.
Phó Thủ tướng đề nghị các Bộ, ngành, địa phương tăng cường công tác thông tin tuyên truyền sinh động, dễ hiểu, dễ nhớ trên các phương tiện thông tin đại chúng và các nền tảng mạng xã hội, để người dân hiểu rõ tiện ích cũng như cách thức sử dụng tài khoản VNeID.
Các Bộ, ngành, địa phương tập trung rà soát, hoàn thiện cơ sở pháp lý, kết nối cơ sở dữ liệu và hạ tầng để bảo đảm việc sử dụng tài khoản VNeID được thông suốt; thiết lập kênh thông tin để trao đổi, phản hồi những khó khăn, vướng mắc nảy sinh.
Phó Thủ tướng chỉ đạo Bộ Thông tin và Truyền thông, các nhà mạng làm sạch dữ liệu thuê bao di động, bảo đảm 100% SIM điện thoại phải có chính chủ; đồng thời nâng cao chất lượng hạ tầng kỹ thuật.
Đối với các địa phương, Phó Thủ tướng đề nghị tập trung đầu tư hạ tầng; tích cực tham khảo, chia sẻ kinh nghiệm, cách làm hay của các địa phương khác, nhất là về đầu tư hạ tầng và thuê dịch vụ công nghệ thông tin.
Để sử dụng ứng dụng được thuận lợi, hiệu quả, người dân cần tải ứng VNeID trên điện thoại thông minh. Đối với công dân đã có hồ sơ đăng ký tài khoản định danh và xác thực điện tử, đang chờ phê duyệt, cấp tài khoản; công dân làm thủ tục cấp tài khoản định danh và xác thực điện tử gắn với cấp đổi, cấp mới, cấp lại căn cước công dân (CCCD) gắn chip; công dân làm thủ tục cấp tài khoản định danh và xác thực điện tử khi đã có thẻ CCCD gắn chip.
Trong quá trình tải và sử dụng ứng dụng, nếu gặp vấn đề khó khăn, người dân có thể liên hệ công an địa phương nơi gần nhất để được hướng dẫn kích hoạt tài khoản định danh và xác thực điện tử trên ứng dụng VNeID.
Tuệ Minh
10:00 | 23/07/2024
15:00 | 03/10/2024
09:00 | 19/04/2024
16:00 | 19/12/2024
10:00 | 18/10/2024
16:00 | 17/10/2022
12:00 | 11/08/2023
16:00 | 26/04/2023
16:00 | 05/09/2022
13:00 | 30/07/2024
Hiện nay, mật mã đang được sử dụng ngày càng phổ biến, giúp nâng cao hiệu quả trong đảm bảo an toàn thông tin. Hệ mật RSA với độ dài khóa 2048 bit đang được sử dụng rộng rãi ở Việt Nam và trong hệ thống chứng thực số công vụ (CTSCV). Việc nâng cấp mật mã toàn diện bao gồm cả thuật toán, phần cứng, phần mềm, chính sách trong hệ thống chứng thực số công vụ từ đầu năm 2024 sẽ tiếp tục nâng cao độ an toàn về bảo mật cho các giao dịch điện tử của các cơ quan Đảng, Nhà nước, góp phần quan trọng công cuộc chuyển đổi số, xây dựng Chính phủ số.
10:00 | 08/05/2024
Microsoft đã thông báo rằng người dùng Windows hiện có thể đăng nhập vào tài khoản khách hàng (consumer accounts) của họ bằng Passkey, cho phép người dùng xác thực bằng các phương pháp không cần mật khẩu như Windows Hello, khóa bảo mật FIDO2, dữ liệu sinh trắc học (quét khuôn mặt hoặc dấu vân tay) hoặc mã PIN thiết bị.
11:00 | 29/02/2024
Thủ tướng Chính phủ vừa ký Chỉ thị số 09/CT-TTg ngày 23/2/2024 về tuân thủ quy định pháp luật và tăng cường bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ.
08:00 | 10/02/2024
Để góp phần hoàn thành các mục tiêu chuyển đổi số (CĐS) quốc gia, trong năm 2023, Ban Cơ yếu Chính phủ (Ban CYCP) đã tích cực chủ động phối hợp với các cơ quan bộ, ngành, địa phương triển khai các nhiệm vụ xác thực, bảo mật thông tin phục vụ cải cách thủ tục hành chính (TTHC), CĐS, hoàn thành các mục tiêu theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
Liên minh châu Âu (EU) và Ấn Độ đều là những khu vực, cường quốc mạng, nhưng tiến trình khẳng định vị thế của hai bên có nhiều điểm khác biệt. EU có truyền thống lâu đời trong việc bảo vệ quyền riêng tư cá nhân, có thế mạnh về các phát minh an ninh mạng cũng như đề cao các chuẩn mực đa phương trong không gian mạng. Còn quan điểm của Ấn Độ về an ninh mạng liên tục chịu sự chi phối bởi các mối đe dọa mạng nổi lên từ Trung Quốc và Pakistan bên cạnh sự tác động từ ngành công nghệ thông tin trong nước - lĩnh vực đang tìm cách mở rộng thị trường ra bên ngoài phạm vi quốc gia. Bài viết sẽ phân tích sự phát triển của quan hệ an ninh mạng EU-Ấn Độ trong bối cảnh hệ sinh thái chính sách khác nhau giữa hai đối tác; những lĩnh vực hứa hẹn để mở rộng hợp tác song phương, giải quyết vấn đề tội phạm mạng, mở rộng nỗ lực làm sạch không gian mạng nhằm củng cố khả năng phục hồi không gian mạng của cả hai đối tác.
16:00 | 03/01/2025
Thực hiện quy định của pháp luật về chữ ký số chuyên dùng công vụ và nhiệm vụ được giao, thời gian qua Cục Chứng thực số và Bảo mật thông tin/Ban Cơ yếu Chính phủ đã nỗ lực, tập trung triển khai cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số cho các cơ quan, đơn vị, cán bộ, công chức, viên chức thuộc hệ thống chính trị tham gia hoạt động công vụ. Việc sử dụng chữ ký số chuyên dùng công vụ đã trở thành nhiệm vụ thường xuyên của cán bộ, công chức, viên chức và là công cụ không thể thiếu phục vụ công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, tác nghiệp.
14:00 | 10/01/2025