Cụ thể, khi người dân trả lời chưa thể ra được ngay thì đối tượng sẽ hướng dẫn đồng bộ online bằng cách gửi link lừa cài đặt phần mềm giả mạo VNeID. Sau đó chúng sẽ chiếm quyền kiểm soát điện thoại và chiếm đoạt toàn bộ tiền trong tài khoản ngân hàng của nạn nhân.
Bộ Công an cảnh báo tới người dân nếu có thông báo liên quan đến lỗi định danh hoặc sửa đổi thông tin, cần đến trực tiếp công an phường để làm việc. Không truy cập vào các đường link tải phần mềm không rõ nguồn gốc, không đăng nhập các tài khoản cá nhân như tài khoản VNeID, tài khoản ngân hàng... vào phần mềm không rõ nguồn gốc. Đồng thời, người dân chỉ nên cài đặt ứng dụng VNeID từ nguồn chính thống trên App Store (đối với hệ điều hành iOS cho điện thoại iPhone) và CH Play (đối với hệ điều hành Android). Tuyệt đối không cài đặt VNeID từ nguồn bên ngoài, từ các đường link lạ; không bật chế độ cài đặt ứng dụng từ nguồn không xác định.
Hiện nay, cơ quan công an chỉ có một ứng dụng duy nhất để định danh và xác thực điện tử là “VNeID", ngoài ra không còn ứng dụng nào khác. Việc đăng ký định danh điện tử mức độ 2 phải do công dân trực tiếp đến cơ quan công an thực hiện các thủ tục do phải chụp ảnh, quét vân tay và không thể làm thay người khác. Do đó, mọi hành vi gọi điện thoại, nhắn tin tự xưng là công an yêu cầu người dân tải, cài đặt ứng dụng khác với ứng dụng VNeID, khai báo thông tin đăng ký định danh điện tử đều là hành vi giả mạo, lừa đảo....
Gia Minh
10:00 | 17/05/2024
16:00 | 17/10/2022
15:00 | 03/10/2024
10:00 | 23/07/2024
07:00 | 30/10/2023
17:00 | 13/05/2024
14:00 | 21/06/2023
16:00 | 05/09/2022
10:00 | 27/12/2024
Sáng 20/12, Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết đã hợp tác với Google và các cơ quan liên quan, cấp nhận diện cho ứng dụng chính phủ. Như vậy, Việt Nam trở thành một trong những nước tiên phong triển khai xác thực ứng dụng chính phủ trên Google Play.
13:00 | 30/07/2024
Hiện nay, mật mã đang được sử dụng ngày càng phổ biến, giúp nâng cao hiệu quả trong đảm bảo an toàn thông tin. Hệ mật RSA với độ dài khóa 2048 bit đang được sử dụng rộng rãi ở Việt Nam và trong hệ thống chứng thực số công vụ (CTSCV). Việc nâng cấp mật mã toàn diện bao gồm cả thuật toán, phần cứng, phần mềm, chính sách trong hệ thống chứng thực số công vụ từ đầu năm 2024 sẽ tiếp tục nâng cao độ an toàn về bảo mật cho các giao dịch điện tử của các cơ quan Đảng, Nhà nước, góp phần quan trọng công cuộc chuyển đổi số, xây dựng Chính phủ số.
09:00 | 01/04/2024
Lược đồ chữ ký số dựa trên hàm băm là một trong những lược đồ chữ ký số kháng lượng tử đã được Viện Tiêu chuẩn và Công nghệ Quốc gia Mỹ (NIST) chuẩn hóa trong tiêu chuẩn đề cử FIPS 205 (Stateless Hash Based Digital Signature Standard) vào tháng 8/2023. Bài báo này sẽ trình bày tổng quan về sự phát triển của của lược đồ chữ ký số dựa trên hàm băm thông qua việc phân tích đặc trưng của các phiên bản điển hình của dòng lược đồ chữ ký số này.
09:00 | 27/12/2023
Trong bối cảnh kỹ thuật số phát triển nhanh chóng ngày nay, nhiều tổ chức, doanh nghiệp (TC/DN) đang trải qua những chuyển đổi quan trọng để ứng dụng công nghệ kỹ thuật số vào tất cả các lĩnh vực hoạt động kinh doanh nhằm thích ứng tốt hơn với nhu cầu của khách hàng và nhà đầu tư. Quá trình này được gọi là “chuyển đổi kỹ thuật số”. Một khía cạnh quan trọng của sự chuyển đổi này là điện toán đám mây, khi nó mang đến nhiều lợi ích như khả năng mở rộng, tiết kiệm chi phí và tăng hiệu quả. Tuy nhiên, khi chuyển đổi dữ liệu lên đám mây cũng mang đến những thách thức bảo mật mới mà các TC/DN cần phải giải quyết. Vì thế, xây dựng chiến lược và áp dụng các thực tiễn bảo mật đám mây phù hợp là mục tiêu mà các TC/DN nên hướng đến nhằm bảo vệ dữ liệu được an toàn hiệu quả.
Liên minh châu Âu (EU) và Ấn Độ đều là những khu vực, cường quốc mạng, nhưng tiến trình khẳng định vị thế của hai bên có nhiều điểm khác biệt. EU có truyền thống lâu đời trong việc bảo vệ quyền riêng tư cá nhân, có thế mạnh về các phát minh an ninh mạng cũng như đề cao các chuẩn mực đa phương trong không gian mạng. Còn quan điểm của Ấn Độ về an ninh mạng liên tục chịu sự chi phối bởi các mối đe dọa mạng nổi lên từ Trung Quốc và Pakistan bên cạnh sự tác động từ ngành công nghệ thông tin trong nước - lĩnh vực đang tìm cách mở rộng thị trường ra bên ngoài phạm vi quốc gia. Bài viết sẽ phân tích sự phát triển của quan hệ an ninh mạng EU-Ấn Độ trong bối cảnh hệ sinh thái chính sách khác nhau giữa hai đối tác; những lĩnh vực hứa hẹn để mở rộng hợp tác song phương, giải quyết vấn đề tội phạm mạng, mở rộng nỗ lực làm sạch không gian mạng nhằm củng cố khả năng phục hồi không gian mạng của cả hai đối tác.
16:00 | 03/01/2025
Sáng ngày 29/11/2024, tại Hà Nội, Ban Cơ yếu Chính phủ đã tổ chức Hội nghị toàn quốc (theo hình thức trực tiếp và trực tuyến) với nội dung trọng tâm tuyên truyền và phổ biến Nghị định số 68/2024/NĐ-CP ban hành ngày 25/6/2024 của Chính phủ. Thiếu tướng Nguyễn Đăng Lực, Phó Trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ đã tới tham dự và chỉ đạo Hội nghị.
14:00 | 29/11/2024