Theo đó, Chủ tịch Hội đồng là Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ. Các Phó Chủ tịch Hội đồng gồm: Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam; Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam; Chủ tịch Hội đồng sáng lập Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ Công nghệ thông tin Việt Nam; Cục trưởng Cục Kiểm soát thủ tục hành chính, Văn phòng Chính phủ - Phó Chủ tịch thường trực kiêm Tổng Thư ký Hội đồng.
Thành viên Hội đồng gồm đại diện lãnh đạo: Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Hội Luật gia Việt Nam; Liên đoàn Luật sư Việt Nam; Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương; Hiệp hội Nữ Doanh nhân Việt Nam; Hiệp hội Bất động sản Việt Nam; Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam; Hiệp hội Da - Giầy - Túi xách Việt Nam; Hiệp hội Dệt may Việt Nam; Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam; Hiệp hội Nông nghiệp số Việt Nam.
Ngoài ra, thành viên Hội đồng còn có đại diện lãnh đạo: Hiệp hội Doanh nghiệp Dược Việt Nam; Hiệp hội Bệnh viện tư nhân Việt Nam; Hiệp hội Du lịch Việt Nam; Hội đồng Tư vấn du lịch; Hiệp hội Doanh nghiệp Dịch vụ Logistics Việt Nam; Hiệp hội Đại lý, Môi giới và Hàng hải Việt Nam; Hội đồng các hiệp hội doanh nghiệp Đồng bằng Sông Cửu Long; Liên đoàn Doanh nghiệp Bình Dương; Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam; Hiệp hội Thương mại Mỹ tại Việt Nam; Hiệp hội doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam; Hiệp hội doanh nghiệp Anh Quốc tại Việt Nam; Hiệp hội Doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam và cơ quan Xúc tiến Thương mại và Đầu tư Hàn Quốc tại Hà Nội.
Chức năng, nhiệm vụ của Hội đồng
Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính là tổ chức tư vấn của Thủ tướng Chính phủ, có chức năng tư vấn, đề xuất với Thủ tướng Chính phủ các sáng kiến cải cách về cơ chế, chính sách, thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh và đời sống của người dân; đánh giá việc thực hiện cải cách thủ tục hành chính tại các Bộ, ngành, địa phương.
Hội đồng có trách nhiệm nghiên cứu tư vấn, đề xuất với Thủ tướng Chính phủ, Tổ trưởng Tổ công tác cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ các sáng kiến cải cách về cơ chế, chính sách, thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và đời sống của người dân.
Đồng thời, chủ động nắm bắt, tổng hợp các phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về cơ chế, chính sách, thủ tục hành chính là rào cản cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và đời sống của người dân để kịp thời cung cấp thông tin, báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Tổ trưởng Tổ công tác cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tháo gỡ hoặc trực tiếp đề nghị các Bộ, ngành, địa phương xem xét, xử lý theo thẩm quyền.
Tham gia ý kiến về các thủ tục hành chính, quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh dự kiến ban hành trong các dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật và phương án cắt giảm, đơn giản hóa.
Hội đồng định kỳ hoặc đột xuất tổ chức làm việc với cộng đồng doanh nghiệp và các cơ quan, cá nhân, tổ chức liên quan để lắng nghe những khó khăn, vướng mắc về cơ chế, chính sách, thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và đời sống của người dân; tổng hợp tình hình, kết quả báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Tổ trưởng Tổ công tác cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ; đánh giá việc thực hiện cải cách thủ tục hành chính tại các Bộ, ngành, địa phương và thực hiện các nhiệm vụ khác được Thủ tướng Chính phủ giao.
Văn phòng Chính phủ là cơ quan thường trực Hội đồng, có trách nhiệm điều phối, bảo đảm điều kiện làm việc của Hội đồng, cơ quan thường trực, giúp việc, thư ký Hội đồng và huy động các cơ quan, đơn vị khác có liên quan tham gia các hoạt động của Hội đồng; nghiên cứu các sáng kiến cải cách quy định hành chính do các thành viên Hội đồng đề xuất trước khi Chủ tịch Hội đồng báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Tổ trưởng Tổ công tác cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
Cục Kiểm soát thủ tục hành chính, Văn phòng Chính phủ là cơ quan giúp việc của Hội đồng, thực hiện nhiệm vụ thư ký Hội đồng. Quyết định này có hiệu lực thi hành từ 26/12/2023.
Tuệ Minh
11:00 | 29/07/2021
09:00 | 23/09/2021
15:00 | 12/11/2024
09:00 | 28/10/2019
15:00 | 27/11/2024
Ngày 31/10/2024, Ngân hàng Nhà nước ban hành đã Thông tư 50/2024/TT-NHNN quy định về an toàn, bảo mật trong dịch vụ trực tuyến ngân hàng, có hiệu lực từ đầu 2025.
10:00 | 21/11/2024
Vào ngày 29/11/2024 tới đây, tại Hà Nội, Ban Cơ yếu Chính phủ sẽ tổ chức Hội nghị toàn quốc với nội dung trọng tâm tuyên truyền và phổ biến Nghị định số 68/2024/NĐ-CP ban hành ngày 25/6/2024 của Chính phủ. Nghị định này quy định chi tiết về chữ ký số chuyên dùng công vụ, một công cụ quan trọng nhằm thúc đẩy cải cách hành chính, xây dựng Chính phủ số và chuyển đổi số quốc gia. Hội nghị sẽ diễn ra theo hình thức trực tiếp và trực tuyến.
14:00 | 23/05/2024
Đó là thông tin được hãng bảo mật Zscaler (California) công bố trong báo cáo rủi ro VPN năm 2024. Báo cáo đã làm sáng tỏ các xu hướng VPN quan trọng và cung cấp thông tin về các giải pháp để bảo mật người dùng từ xa.
16:00 | 26/04/2023
Từ ngày 01 - 10/3/2023, Cục Chứng thực số và Bảo mật thông tin, Ban Cơ yếu Chính phủ đã phối hợp với đoàn công tác do Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, thực hiện khảo sát tình hình sử dụng chữ ký số chuyên dùng chính phủ trên dịch vụ công trực tuyến tại một số bộ, ngành, địa phương. Qua quá trình khảo sát cho thấy, chữ ký số chuyên dùng Chính phủ tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sử dụng dịch vụ công trực tuyến, góp phần không nhỏ trong phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số, thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia. Với vai trò của mình, Ban Cơ yếu Chính phủ luôn đảm bảo kịp thời và hiệu quả việc sản xuất và cấp phát Chứng thư số chuyên dùng cho các Bộ, ngành và địa phương.
Liên minh châu Âu (EU) và Ấn Độ đều là những khu vực, cường quốc mạng, nhưng tiến trình khẳng định vị thế của hai bên có nhiều điểm khác biệt. EU có truyền thống lâu đời trong việc bảo vệ quyền riêng tư cá nhân, có thế mạnh về các phát minh an ninh mạng cũng như đề cao các chuẩn mực đa phương trong không gian mạng. Còn quan điểm của Ấn Độ về an ninh mạng liên tục chịu sự chi phối bởi các mối đe dọa mạng nổi lên từ Trung Quốc và Pakistan bên cạnh sự tác động từ ngành công nghệ thông tin trong nước - lĩnh vực đang tìm cách mở rộng thị trường ra bên ngoài phạm vi quốc gia. Bài viết sẽ phân tích sự phát triển của quan hệ an ninh mạng EU-Ấn Độ trong bối cảnh hệ sinh thái chính sách khác nhau giữa hai đối tác; những lĩnh vực hứa hẹn để mở rộng hợp tác song phương, giải quyết vấn đề tội phạm mạng, mở rộng nỗ lực làm sạch không gian mạng nhằm củng cố khả năng phục hồi không gian mạng của cả hai đối tác.
16:00 | 03/01/2025
Thực hiện quy định của pháp luật về chữ ký số chuyên dùng công vụ và nhiệm vụ được giao, thời gian qua Cục Chứng thực số và Bảo mật thông tin/Ban Cơ yếu Chính phủ đã nỗ lực, tập trung triển khai cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số cho các cơ quan, đơn vị, cán bộ, công chức, viên chức thuộc hệ thống chính trị tham gia hoạt động công vụ. Việc sử dụng chữ ký số chuyên dùng công vụ đã trở thành nhiệm vụ thường xuyên của cán bộ, công chức, viên chức và là công cụ không thể thiếu phục vụ công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, tác nghiệp.
14:00 | 10/01/2025