Số lượng lớn các thiết bị kết nối Internet trên thế giới dẫn đến dữ liệu dễ bị xâm nhập và tấn công bởi tin tặc. Nguy cơ thực tế này đòi hỏi các nhà sản xuất và vận hành phải làm thế nào để có những biện pháp ngăn chặn từ sớm và có hệ thống bảo mật tốt trong thời kì phát triển các thiết bị mới.
Các nhà xây dựng chính sách đang có những bước tiến để chuẩn hóa các yêu cầu bảo mật cho các thiết bị IoT. Tại Hoa Kỳ, Hội đồng An ninh Quốc gia (NSC) đang nghiên cứu và tiến tới sẽ xây dựng và tạo ra các tiêu chuẩn bảo mật cho các thiết bị sử dụng công nghệ IoT trong giai đoạn đầu năm 2023. Bên cạnh đó, Vương quốc Anh cũng đang xem xét bổ sung các chính sách bảo mật sản phẩm IoT và cấu trúc truyền dẫn thông tin.
Để giải quyết các vấn đề bảo mật và an toàn mạng đối với các thiết bị IoT sẽ không chỉ cần xây dựng các chính sách, quy định nghiêm ngặt mà còn cần cải thiện hiệu năng xử lý của các thiết bị IoT trước, trong và sau khi cung cấp cho khách hàng của họ.
Mối liên hệ bền chặt giữa trí tuệ nhân tạo (AI) và IoT không phải là điều mới tuy nhiên sự phát triển ở các lĩnh vực này và nhiều cơ hội mới mở ra hứa hẹn sẽ đem đến nhiều điều thú vị. Vào năm 2019, công ty nghiên cứu công nghệ và tư vấn Gartner (Mỹ) bắt đầu một trong số 10 dự án IoT có sử dụng AI để phát triển. Vào đầu năm 2023, họ tin rằng số lượng dự án này sẽ gia tăng nhanh chóng với 8 dự án IoT kết hợp AI.
Với lượng lớn dữ liệu được thu thập bởi các thiết bị thông minh, sự cần thiết phải sử dụng AI là không thể tránh khỏi. Điều này đặc biệt đúng với các dự án có quy mô lớn, ví dụ như quản lý các chuỗi cung ứng toàn cầu phức tạp hay trong các thành phố thông minh phụ thuộc vào các hệ thống thông minh.
Phương pháp xử lý biên mô tả cách thức dữ liệu IoT được tập hợp và xử lý tại biên của một thiết bị, thay vì được gửi qua các mạng lên đám mây hay bảng điều khiển. Bằng cách tránh độ trễ thời gian ngắn do truyền dữ liệu nói trên, phương pháp này giúp cho việc cung cấp thông tin chi tiết hơn nữa theo thời gian thực mà không bị gián đoạn. Vấn đề này đã được đem ra thảo luận tuy nhiên năm 2023 có thể là năm triển khai trên các thiết bị IoT.
Chắc chắn rằng với dự đoán bùng nổ trong việc triển khai các thiết bị thông minh, nguy cơ tắc nghẽn mạng sẽ tăng cao, nhưng với sự xuất hiện của các thiết bị có khả năng xử lý biên có thể xử lý được các vấn đề nêu trên.
Với việc nhu cầu tăng cao, các nhà mạng cũng lo ngại việc bị tắc nghẽn đường truyền, do vậy 2023 sẽ là năm chúng ta có thể thấy nhiều thiết bị IoT hơn nữa có khả năng sử dụng đường truyền vệ tinh là kênh truyền dữ liệu.
Hiện tại, các hệ thống mới được xây dựng đang dựa trên công nghệ di động mặt đất và công nghệ LPWA (low-power wide-area network) được hỗ trợ bởi hệ thống vệ tinh. Điều này lại càng thể hiện tính năng vượt trội tại các nơi vùng sâu, vùng xa nơi ít khả năng được trang bị các giải pháp truyền thông tin tốc độ cao thường thấy, giúp giảm bớt sự phụ thuộc và giảm tải cho các hệ thống truyền dữ liệu truyền thống.
Hướng phát triển chính của công nghệ này sẽ là các thiết bị dành cho lĩnh vực: vận chuyển, nông nghiệp, năng lượng và an ninh quốc phòng.
Tầm quan trọng và ảnh hưởng của các thiết bị IoT trong chăm sóc sức khỏe không phải là một xu hướng mới. Nhưng đại dịch Covid-19 đã buộc nhiều nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe phải tập trung vào cách tiếp cận ưu tiên sử dụng IoT đối với chăm sóc sức khỏe và năm 2023 được coi là năm mà nó trở nên phổ biến rộng rãi.
Chúng ta đã quen với các thiết bị đeo có thể theo dõi tình trạng sức khỏe theo thời gian thực. Nó đã thay đổi bản chất của cách các chuyên gia chăm sóc sức khỏe hỗ trợ bệnh nhân mà không cần đến bệnh viện hoặc phẫu thuật. Nhưng năm 2023 sẽ chứng kiến sự phụ thuộc nhiều hơn vào các thiết bị IoT như: cho phép uống thuốc tự động, theo dõi sức khỏe với nhiều chức năng hơn,… Bằng cách sử dụng các cảm biến, các thiết bị đeo được tại nhà của bệnh nhân, sẽ có nhiều người được điều trị thông qua các "bệnh viện ảo”.
Cuộc khủng hoảng năng lượng toàn cầu đã thúc đẩy nhu cầu tập trung vào dự trữ năng lượng và tối ưu hóa cơ sở hạ tầng.
Các nhà phát triển hàng đầu đã và đang cung cấp các thiết bị và phần mềm có thể giám sát việc sử dụng năng lượng (hoặc các tiện ích khác) theo thời gian thực. Vào năm 2023, thậm chí hiệu năng sử dụng năng lượng còn được chú ý hơn nữa từ các chính phủ, ngành công nghiệp, từng công dân và đi cùng với đó là việc triển khai các biện pháp tối ưu hiệu năng một cách hiệu quả.
Tuy nhiên, không chỉ trong lĩnh vực năng lượng, tất cả các dự án cơ sở hạ tầng quy mô lớn sẽ tìm cách cải thiện hiệu quả sử dụng. Các thiết bị thông minh cho phép hiểu rõ hơn và đưa ra quyết định sáng suốt, do đó, có thể một nhà máy sản xuất quyết định lên lịch cho công việc cần sử dụng nhiều năng lượng vào các thời điểm trong ngày khi mức giá năng lượng rẻ hơn. Với việc đây là vấn đề tất yếu cần quan tâm thì các thiết bị cải thiện hiệu năng sử dụng có lẽ sẽ càng quan trọng hơn bao giờ hết.
Nam Tran
13:00 | 22/09/2022
10:00 | 07/06/2021
13:00 | 21/01/2020
15:00 | 26/06/2024
Từ ngày 01/7/2024 tới đây, Cục Chứng thực số và Bảo mật thông tin, Ban Cơ yếu Chính phủ sẽ chuyển trụ sở làm việc mới về Lô CN27A, Khu Công nghệ cao Hòa Lạc, Thạch Thất, Hà Nội.
09:00 | 25/06/2024
Nghị định 13 về bảo vệ dữ liệu cá nhân đã đặt ra cho các doanh nghiệp Việt Nam một loạt các vấn đề cần giải quyết. Tuy nhiên, dường như mọi người mới chú ý đến lĩnh vực tài chính, ngân hàng và những ý kiến về việc tuân thủ Nghị định 13 hầu hết xuất phát từ ngành này. Trong khi đó, những dữ liệu cá nhân nhạy cảm có liên quan tới ngành y tế như tình trạng sức khỏe, đặc điểm di truyền hay đời sống tình dục... của cá nhân lại chưa được quan tâm nhiều.
09:00 | 21/05/2024
Ngày 27/11/2023, kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XV đã thông qua Luật Căn cước (Luật số 26/2023/QH15) có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2024. Luật Căn cước gồm 7 chương 46 điều quy định về Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước; thẻ căn cước, căn cước điện tử; giấy chứng nhận căn cước; quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
08:00 | 23/02/2024
Chiều ngày 22/02, tại Hà Nội, Ban Cơ yếu Chính phủ tổ chức Hội nghị Ban Soạn thảo Nghị định quy định về chữ ký số chuyên dùng công vụ. Đồng chí Vũ Ngọc Thiềm, Trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ, Trưởng Ban Soạn thảo chủ trì Hội nghị.
Trong thời đại ngày nay, cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật có ngày càng nhiều những cuộc tấn công vào phần cứng và gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng. So với các loại tấn công khác, tấn công qua kênh kề đang được nghiên cứu do khả năng khôi phục lại khóa bí mật trong khi hệ thống vẫn hoạt động bình thường mà không hề làm thay đổi phần cứng. Bài báo này sẽ trình bày một cách sơ lược về những kết quả cuộc tấn công kênh kề lên mã hóa RSA cài đặt trên điện thoại thông minh sử dụng hệ điều hành Android tại Viện Khoa học - Công nghệ mật mã. Nhóm tác giả đã tấn công khôi phục được một phần khóa bí mật của mã hóa RSA cài đặt trên điện thoại thông minh và chứng minh khả năng rò rỉ thông tin qua kênh kề.
14:00 | 11/09/2024
Sáng ngày 29/11/2024, tại Hà Nội, Ban Cơ yếu Chính phủ đã tổ chức Hội nghị toàn quốc (theo hình thức trực tiếp và trực tuyến) với nội dung trọng tâm tuyên truyền và phổ biến Nghị định số 68/2024/NĐ-CP ban hành ngày 25/6/2024 của Chính phủ. Thiếu tướng Nguyễn Đăng Lực, Phó Trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ đã tới tham dự và chỉ đạo Hội nghị.
14:00 | 29/11/2024