Ông Nguyễn Thiện Nghĩa, Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Chứng thực điện tử quốc gia cho biết, Thái Nguyên là địa phương đầu tiên trên cả nước thực hiện thống nhất dịch vụ chữ ký số từ xa theo Quyết định 769/QĐ-BTTTT của Bộ TT&TT. Trước đó, trong năm 2021, hai địa phương là Bà Rịa - Vũng Tàu và Thừa Thiên Huế cũng đã triển khai tích hợp một số giải pháp ký số từ xa vào cổng dịch vụ công.
Theo ông Đỗ Xuân Hòa, Giám đốc Sở TT&TT tỉnh Thái Nguyên, công cuộc chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ. Chữ ký số trở thành bộ phận quan trọng của hạ tầng số, giúp các giao dịch trên môi trường số được đảm bảo an toàn. Tuy nhiên, công nghệ ký số USB token truyền thống có nhiều bất tiện, như yêu cầu thao tác trên máy tính, luôn phải mang theo thiết bị cứng, tốn kém chi phí cho USB token. Do đó, đối tượng sử dụng hiện tại chủ yếu là các tổ chức, doanh nghiệp và cơ quan Nhà nước, dùng trong các dịch vụ kê khai thuế, bảo hiểm xã hội và hải quan điện tử. Vì vậy, phạm vi sử dụng và tỉ lệ người dùng cá nhân vô cùng khiêm tốn.
Ký số từ xa (remote signing) là giải pháp ký số mới, đáp ứng mức độ thuận tiện, tuân thủ và bảo đảm cao nhất trên thiết bị di động cho xác thực người ký. Với remote signing, người sử dụng không cần USB token như ký số truyền thống mà có thể sử dụng smartphone, máy tính bảng để thực hiện ký số. Remote signing đem lại nhiều thuận tiện, đặc biệt với người dùng cá nhân khi cho phép ký số mọi lúc, mọi nơi với chi phí hợp lý.
Ông Ngô Tuấn Anh, Phó Chủ tịch Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam, Chủ nhiệm Câu lạc bộ chữ ký số và giao dịch điện tử Việt Nam cho biết, việc tích hợp chữ ký số từ xã trên hệ thống công của Thái Nguyên hôm nay được kỳ vọng sẽ là hình mẫu để nhân rộng ra các địa phương khác trên cả nước.
Cũng tại sự kiện, các nhà cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng đã thực hiện ký kết bản ghi nhớ đối với Sở TT&TT tỉnh Thái Nguyên để cung cấp cho người dân sử dụng dịch vụ miễn phí trong thời gian 6 tháng. Người dân có cơ hội trải nghiệm giải phápchữ ký số từ xa để thực hiện các giao dịch điện tử, nâng cao hiệu quả công việc, tăng tính công khai, minh bạch trong quản lý, điều hành, tăng tính tiện ích và cải thiện lòng tin của người dân khi tham gia vào các giao dịch điện tử.
Bích Thủy
21:00 | 14/07/2022
09:00 | 25/02/2022
08:00 | 24/05/2022
13:00 | 30/07/2024
Hiện nay, mật mã đang được sử dụng ngày càng phổ biến, giúp nâng cao hiệu quả trong đảm bảo an toàn thông tin. Hệ mật RSA với độ dài khóa 2048 bit đang được sử dụng rộng rãi ở Việt Nam và trong hệ thống chứng thực số công vụ (CTSCV). Việc nâng cấp mật mã toàn diện bao gồm cả thuật toán, phần cứng, phần mềm, chính sách trong hệ thống chứng thực số công vụ từ đầu năm 2024 sẽ tiếp tục nâng cao độ an toàn về bảo mật cho các giao dịch điện tử của các cơ quan Đảng, Nhà nước, góp phần quan trọng công cuộc chuyển đổi số, xây dựng Chính phủ số.
15:00 | 04/08/2023
Quy định về định danh điện tử và dịch vụ tin cậy (eIDAS) của Liên minh châu Âu (EU) được ban hành vào năm 2014 nhằm mục đích nâng cao lòng tin đối với các giao dịch điện tử trên thị trường nội khối, bằng cách cung cấp nền tảng pháp lý chung cho giao dịch điện tử đảm bảo an toàn giữa người dân, doanh nghiệp, cơ quan nhà nước và quốc tế trong thị trường nội khối. Từ đó tăng cường hiệu quả của các dịch vụ trực tuyến công và tư, kinh doanh điện tử và thương mại điện tử trong EU. Trong phần I của bài báo, tác giả sẽ giải thích rõ hơn về quy định eIDAS và sổ cái phân tán (Distributed Ledger Technology - DLT).
15:00 | 02/03/2023
Dự án Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi) dự kiến sẽ được Quốc hội tiếp tục cho ý kiến, xem xét thông qua tại Kỳ họp thứ 5 diễn ra vào tháng 5/2023 tới. Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường cũng dự kiến báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội 05 vấn đề lớn trong việc tiếp thu, giải trình và chỉnh lý dự án Luật.
14:00 | 18/10/2022
Một trong những nội dung tại Nghị quyết Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương và Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 9/2022 là Chính phủ yêu cầu Bộ TT&TT chỉ đạo các nhà mạng cung cấp miễn phí chữ ký số cá nhân cho người dân khi thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử.
Trong bối cảnh nước ta đang thúc đẩy chuyển đổi số mạnh mẽ, Giao diện lập trình ứng dụng (Application Programming Interface -API) ngày càng được sử dụng rộng rãi, bao gồm các ứng dụng di động, dịch vụ đám mây và thiết bị IoT. Khi việc sử dụng API tăng lên, tổ chức phải đối mặt với nhiều mối đe dọa bảo mật tiềm ẩn liên quan đến API như tấn công chèn mã (Injection), vượt qua cơ chế xác thực và kiểm soát truy cập (Broken Access Control and Authentication) cũng như thực thi mã hóa không đầy đủ. Bài viết sẽ thông tin tới độc giả tầm quan trọng của bảo mật API, các loại tấn công vào API và một số giải pháp giúp bảo mật API toàn diện.
09:00 | 05/09/2024
Từ ngày 04 - 26/7/2024, tại Hà Nội, Văn phòng Chính phủ đã tổ chức Hội nghị tập huấn giải pháp chia sẻ dữ liệu trên Trục liên thông văn bản quốc gia. Tại Hội nghị, báo cáo viên của Cục Chứng thực số và Bảo mật thông tin, Ban Cơ yếu Chính phủ đã hướng dẫn, tuyên truyền tới các Bộ, ngành, địa phương những quy định mới về chữ ký số chuyên dùng công vụ, hướng dẫn ký tắt điện tử đối với dự thảo văn bản trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
15:00 | 05/08/2024