Việc đảm bảo an toàn trong quá trình giao dịch thẻ phải được thực hiện ngay từ khi khách hàng nhận thẻ.
Thứ nhất, đọc kỹ Hợp đồng sử dụng thẻ trước khi ký vào Đơn phát hành và Hợp đồng sử dụng thẻ.
Thứ hai, kiểm tra các thông tin trên thẻ để đảm bảo đúng các thông tin khách hàng đã đăng ký khi nhận thẻ tại Chi nhánh ngân hàng.
Thứ ba, đổi mã số cá nhân (Personal Identification Number - PIN) đối với các thẻ ghi nợ mà Ngân hàng cung cấp tại máy (Automated Teller Machince – ATM) ngay sau khi nhận thẻ để kích hoạt thẻ. Khách hàng cần lưu ý nên tránh các con số có liên quan đến các thông tin cá nhân như: ngày sinh, số điện thoại, biển số xe… để tránh rủi ro lộ lọt thông tin.
Trong quá trình sử dụng, khách hàng không đưa thẻ cho bất kỳ ai, trừ nhân viên của ngân hàng hoặc các nhân viên thu ngân của đơn vị chấp nhận thẻ. Khách hàng chỉ nên đưa thẻ cho nhân viên của ngân hàng khi thực hiện các giao dịch/thủ tục tại các điểm giao dịch của ngân hàng, không đưa thẻ ở các địa điểm bên ngoài điểm giao dịch của ngân hàng.
Đặc biệt, khách hàng không tiết lộ số PIN, số thẻ cho bất cứ ai. Khách hàng là người duy nhất được biết các thông tin đó.
Việc giữ thẻ trong ví cần đặt ở vị trí mà khách hàng có thể dễ nhìn thấy bất cứ lúc nào khi mở ví, nhằm giúp khách hàng phát hiện sớm việc mất thẻ.
Định kỳ, khách hàng tiến hành đổi mã PIN và không cất giữ mã PIN chung với thẻ.
Bên cạnh đó, khách hàng cần ghi nhớ hạn mức sử dụng và hạn mức rút tiền mặt đối với mỗi giao dịch của thẻ để có thể dễ dàng kiểm soát được số dư tài khoản của mình.
Có 4 lưu ý mà khách hàng cần lưu ý khi giao dịch tại các điểm ATM:
Thứ nhất, luôn lấy tay che bàn phím khi nhập mã PIN.
Thứ hai, quan sát kỹ trước khi thực hiện giao dịch tại ATM, không giao dịch nếu máy ATM có thiết bị lạ, bất thường.
Thứ ba, kiểm tra kỹ vị trí đầu đọc thẻ, bàn phím, màn hình đảm bảo không có gì bất thường như vết trầy xước hoặc máng, dây điện, dấu vết băng keo trên hoặc gần đầu đọc thẻ, thiết bị gắn vào máy ATM.
Thứ tư, luôn kiểm tra tiền và lấy lại thẻ sau khi thực hiện giao dịch, đối chiếu giao dịch in ra từ hóa đơn hoặc thông báo tại tin nhắn SMS gửi tới khách hàng.
Khi giao dịch tại điểm bán hàng (Point of sale - POS)
Đối với việc giao dịch tại điểm bán hàng, khách hàng phải đảm bảo việc giao dịch được thực hiện trong tầm mắt để quan sát việc quẹt thẻ của thu ngân, yêu cầu thu ngân không được sao chụp, ghi lại các thông tin của thẻ.
Khi nhập mã PIN, khách hàng luôn lấy tay che bàn phím để tránh đối tượng xấu nhìn trộm.
Với thẻ chip, khách hàng luôn yêu cầu thực hiện thanh toán thẻ qua đầu đọc chip và chỉ đồng ý thực hiện giao dịch qua dải từ trong trường hợp máy cà thẻ không có đầu đọc chip.
Sau khi quẹt thẻ, khách hàng nhận lại thẻ và kiểm tra kỹ nội dung, tổng số tiền cần thanh toán trước khi ký tên vào hóa đơn giao dịch.
Cuối cùng, khách hàng nên giữ lại các hóa đơn thanh toán thẻ và các chứng từ có liên quan để đối chiếu với các giao dịch trên sao kê tài khoản thẻ.
Giao dịch trực tuyến tồn tại nhiều rủi ro hơn đối với khách hàng, như: đánh cắp thông tin, giả mạo website, tấn côn kỹ nghệ xã hội…. Để giảm thiểu rủi ro, khách hàng cần lưu ý những vấn đề sau:
Thứ nhất, chỉ giao dịch tại các website/ứng dụng di động uy tín, các địa chỉ mua hàng tin cậy, bảo mật cao. Lưu ý, khách hàng nên gõ địa chỉ đường dẫn website đầy đủ vào thanh địa chỉ trong trình duyệt internet thay vì chọn đường dẫn có sẵn hoặc được gợi ý.
Thứ hai, nên sử dụng máy tính cá nhân, điện thoại của mình để giao dịch thay vì các thiết bị và wifi công cộng tại công ty, quán cafe, quán internet… Trong trường hợp sử dụng thiết bị kết nối công cộng, khách hàng cần tắt chế độ tự động lưu thông tin cá nhân, thông tin tài khoản và thẻ trên các trình duyệt.
Thứ ba, cài đặt và cập nhật các chương trình diệt virus mới nhất cho máy tính, điện thoại.
Thứ tư, tránh cài đặt các phần mềm từ các nguồn không đáng tin cậy.
Thứ năm, thường xuyên thay đổi mật khẩu và tránh sử dụng một mật khẩu cho tất cả các tài khoản.
Thứ sáu, tuyệt đối không lưu lại tài khoản đăng nhập và mật khẩu có gắn với thông tin thẻ trên trình duyệt khi giao dịch. Khi thực hiện hoàn tất giao dịch, khách hàng phải đăng xuất thoát khỏi ứng dụng, website.
Thứ bảy, tham khảo kỹ các điều khoản và điều kiện của website trước khi đồng ý giao dịch/thanh toán.
Thứ tám, không rời khỏi màn hình/thiết bị trong quá trình thực hiện giao dịch trực tuyến.
Thứ chín, nếu phát hiện hoặc nghi ngờ thông tin, dữ liệu thẻ có thể đã bị xâm nhập, khách hàng cần ngừng giao dịch, đồng thời thực hiện các biện pháp khóa thẻ khẩn cấp và liên hệ với ngân hàng để được hỗ trợ.
Bên cạnh các lưu ý trên, khách hàng cần đăng ký dịch vụ nhận thông báo biến động số dư (SMS chủ động) để được thông báo khi phát sinh các giao dịch. Việc nắm bắt thông tin giao dịch thẻ, giúp khách hàng chủ động khóa chi tiêu trực tuyến của thẻ, khóa thẻ khi có dấu hiệu nghi ngờ rủi ro.
Nguyễn Hà
12:00 | 05/11/2013
11:00 | 13/09/2021
15:00 | 09/05/2022
09:00 | 27/12/2024
Ngày 23/12, Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình ký ban hành Công điện số 139/CĐ-TTg ngày 23/12/2024 về việc tăng cường phòng ngừa, xử lý hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản sử dụng công nghệ cao, trên không gian mạng. Theo đó, Thủ tướng yêu cầu Bộ Công an mở đợt cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm sử dụng công nghệ cao, lợi dụng không gian mạng hoạt động phạm tội, trong đó có tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
07:00 | 23/09/2024
Tăng 15 bậc chỉ trong 2 năm, Việt Nam đang chứng minh sự phát triển vượt trội về Chính phủ điện tử, theo đánh giá của Liên hợp quốc.
15:00 | 26/06/2024
Ngày 25/6/2024, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 68/2024/NĐ-CP quy định về chữ ký số chuyên dùng công vụ. Nghị định này quy định chi tiết về dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng công vụ; việc cung cấp, quản lý, sử dụng chữ ký số chuyên dùng công vụ, chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ và dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng công vụ.
13:00 | 17/01/2024
Hiện nay, Bộ Quốc phòng đang dự thảo Nghị định quy định về chữ ký số chuyên dùng công vụ.
Liên minh châu Âu (EU) và Ấn Độ đều là những khu vực, cường quốc mạng, nhưng tiến trình khẳng định vị thế của hai bên có nhiều điểm khác biệt. EU có truyền thống lâu đời trong việc bảo vệ quyền riêng tư cá nhân, có thế mạnh về các phát minh an ninh mạng cũng như đề cao các chuẩn mực đa phương trong không gian mạng. Còn quan điểm của Ấn Độ về an ninh mạng liên tục chịu sự chi phối bởi các mối đe dọa mạng nổi lên từ Trung Quốc và Pakistan bên cạnh sự tác động từ ngành công nghệ thông tin trong nước - lĩnh vực đang tìm cách mở rộng thị trường ra bên ngoài phạm vi quốc gia. Bài viết sẽ phân tích sự phát triển của quan hệ an ninh mạng EU-Ấn Độ trong bối cảnh hệ sinh thái chính sách khác nhau giữa hai đối tác; những lĩnh vực hứa hẹn để mở rộng hợp tác song phương, giải quyết vấn đề tội phạm mạng, mở rộng nỗ lực làm sạch không gian mạng nhằm củng cố khả năng phục hồi không gian mạng của cả hai đối tác.
16:00 | 03/01/2025
Thực hiện quy định của pháp luật về chữ ký số chuyên dùng công vụ và nhiệm vụ được giao, thời gian qua Cục Chứng thực số và Bảo mật thông tin/Ban Cơ yếu Chính phủ đã nỗ lực, tập trung triển khai cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số cho các cơ quan, đơn vị, cán bộ, công chức, viên chức thuộc hệ thống chính trị tham gia hoạt động công vụ. Việc sử dụng chữ ký số chuyên dùng công vụ đã trở thành nhiệm vụ thường xuyên của cán bộ, công chức, viên chức và là công cụ không thể thiếu phục vụ công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, tác nghiệp.
14:00 | 10/01/2025