Theo đó, nguyên tắc cung cấp dịch vụ hành chính công trên môi trường số là: Cung cấp dịch vụ bất cứ lúc nào, bất cứ đâu và đa kênh; Lấy tổ chức, cá nhân làm trung tâm phục vụ; cần có hình thức thể hiện, ngôn ngữ, phương thức thực hiện đơn giản, dễ hiểu, dễ thực hiện, góp phần thực hiện có hiệu quả mục tiêu cải cách thủ tục hành chính.
Tổ chức, cá nhân chỉ cung cấp một lần (Once-only) đối với dữ liệu yêu cầu người dùng cung cấp cho cơ quan nhà nước khi thực hiện dịch vụ hành chính công trên môi trường số.
Cơ quan nhà nước phải sẵn sàng, chủ động, kịp thời cung cấp dịch vụ hành chính công trên môi trường số một cách thuận tiện, dễ dàng, nhanh chóng, hướng tới việc cá thể hóa theo nhu cầu của tổ chức, cá nhân.
Ứng dụng hiệu quả, triệt để công nghệ số trong việc cung cấp dịch vụ hành chính công trên môi trường số theo 3 nguyên tắc cốt lõi: Không gặp mặt; Không giấy tờ; Không tiền mặt.
Cơ quan nhà nước cung cấp dịch vụ hành chính công trên môi trường số theo 2 mức độ như sau:
1. Dịch vụ được số hóa một phần là dịch vụ của cơ quan nhà nước cho phép tổ chức, cá nhân có thể nộp hồ sơ và thanh toán lệ phí (nếu có) trực tuyến trên nhiều phương tiện truy cập khác nhau, bao gồm cả thiết bị di động (ngoại trừ những dịch vụ yêu cầu sự hiện diện bắt buộc theo quy định của pháp luật); nhưng cơ quan nhà nước vẫn phải xử lý hồ sơ của tổ chức, cá nhân (ví dụ thẩm tra, xác minh…) một phần hoặc toàn bộ không trên môi trường số. Việc trả kết quả có thể được thực hiện trực tuyến, gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến người sử dụng và kết quả của dịch vụ công bản điện tử có giá trị pháp lý tương đương với bản giấy.
2. Dịch vụ được số hóa toàn trình là dịch vụ cho phép tổ chức, cá nhân có thể nộp hồ sơ và thanh toán lệ phí (nếu có) trực tuyến trên nhiều phương tiện truy cập khác nhau, bao gồm cả thiết bị di động (ngoại trừ những dịch vụ yêu cầu sự hiện diện bắt buộc theo quy định của pháp luật); và cơ quan nhà nước thực hiện toàn bộ quá trình xử lý hồ sơ của tổ chức, cá nhân trên môi trường số. Việc trả kết quả có thể được thực hiện trực tuyến hoặc qua đường bưu điện đến người sử dụng và kết quả của dịch vụ công bản điện tử có giá trị pháp lý tương đương với bản giấy.
Việc cung cấp dịch vụ hành chính công trên môi trường số phải được chuẩn hóa quy trình từ việc tiếp nhận, xử lý, trả kết quả và được công bố trên phạm vi toàn quốc.
Theo dự thảo, các kênh cung cấp dịch vụ hành chính công trên môi trường số bao gồm:
1. Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công cấp bộ, Cổng dịch vụ công cấp tỉnh là cổng cung cấp dịch vụ hành chính công chính thống của cơ quan nhà nước trên môi trường số.
2. Mạng xã hội do cơ quan nhà nước cho phép cung cấp dịch vụ hành chính công trên môi trường số theo quy định của pháp luật hiện hành.
3. SMS.
4. Email.
5. Ứng dụng đặc thù khác do cơ quan nhà nước cho phép cung cấp dịch vụ hành chính công trên môi trường số.
Việc truy cập và sử dụng dịch vụ hành chính công của cơ quan nhà nước trên môi trường số phải bảo đảm thuận tiện trên nhiều phương tiện truy cập khác nhau, bao gồm cả thiết bị di động.
Cơ quan nhà nước công bố các kênh cung cấp dịch vụ hành chính công trên môi trường số. Các kênh số này phải bảo đảm an toàn thông tin và các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật do Bộ Thông tin và Truyền thông quy định.
Tuệ Minh
(nguồn: Chinhphu.vn)
09:43 | 08/07/2014
08:00 | 11/06/2024
15:00 | 16/01/2024
14:00 | 18/10/2022
11:00 | 29/07/2021
14:00 | 07/04/2022
10:00 | 14/05/2024
11:00 | 12/04/2020
09:00 | 08/01/2025
Việc kiểm tra xem số căn cước của mình có bị lợi dụng hay không là rất quan trọng để bảo vệ quyền lợi và phòng tránh những rủi ro không đáng có.
14:00 | 24/10/2024
Theo Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng, với cách tiếp cận bứt phá, việc phổ cập chữ ký số tại Việt Nam cho 100% người dân trưởng thành Việt Nam vào năm 2025 là khả thi. Đây cũng là mục tiêu, nhiệm vụ mà Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông giao cho Trung tâm Chứng thực điện tử Quốc gia, các doanh nghiệp và Hiệp hội ngành Thông tin và Truyền thông.
07:00 | 23/09/2024
Tăng 15 bậc chỉ trong 2 năm, Việt Nam đang chứng minh sự phát triển vượt trội về Chính phủ điện tử, theo đánh giá của Liên hợp quốc.
09:00 | 16/08/2023
Sáng 14/8, tại Hà Nội, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh đã phối hợp với Ban Cơ yếu Chính phủ mở lớp nâng cao kỹ năng ứng dụng CNTT dành cho cán bộ chuyên trách CNTT trong Hệ thống Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.
Liên minh châu Âu (EU) và Ấn Độ đều là những khu vực, cường quốc mạng, nhưng tiến trình khẳng định vị thế của hai bên có nhiều điểm khác biệt. EU có truyền thống lâu đời trong việc bảo vệ quyền riêng tư cá nhân, có thế mạnh về các phát minh an ninh mạng cũng như đề cao các chuẩn mực đa phương trong không gian mạng. Còn quan điểm của Ấn Độ về an ninh mạng liên tục chịu sự chi phối bởi các mối đe dọa mạng nổi lên từ Trung Quốc và Pakistan bên cạnh sự tác động từ ngành công nghệ thông tin trong nước - lĩnh vực đang tìm cách mở rộng thị trường ra bên ngoài phạm vi quốc gia. Bài viết sẽ phân tích sự phát triển của quan hệ an ninh mạng EU-Ấn Độ trong bối cảnh hệ sinh thái chính sách khác nhau giữa hai đối tác; những lĩnh vực hứa hẹn để mở rộng hợp tác song phương, giải quyết vấn đề tội phạm mạng, mở rộng nỗ lực làm sạch không gian mạng nhằm củng cố khả năng phục hồi không gian mạng của cả hai đối tác.
16:00 | 03/01/2025
Thực hiện quy định của pháp luật về chữ ký số chuyên dùng công vụ và nhiệm vụ được giao, thời gian qua Cục Chứng thực số và Bảo mật thông tin/Ban Cơ yếu Chính phủ đã nỗ lực, tập trung triển khai cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số cho các cơ quan, đơn vị, cán bộ, công chức, viên chức thuộc hệ thống chính trị tham gia hoạt động công vụ. Việc sử dụng chữ ký số chuyên dùng công vụ đã trở thành nhiệm vụ thường xuyên của cán bộ, công chức, viên chức và là công cụ không thể thiếu phục vụ công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, tác nghiệp.
14:00 | 10/01/2025