Các dịch vụ công trực tuyến này thuộc thẩm quyền giải quyết của 17 sở, ban, ngành cùng các UBND huyện, thị xã, thành phố và UBND các xã, phường, thị trấn trên địa bàn. Theo đó, Văn phòng UBND tỉnh Bình Định được giao trách nhiệm theo dõi, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra và đánh giá việc thực hiện Danh mục 188 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và 157 dịch vụ công trực tuyến mức 4 thực hiện tiếp nhận hồ sơ trực tuyến trên Cổng dịch vụ công tỉnh Bình Định.
Cơ quan này cũng được giao chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố đề xuất Chủ tịch UBND tỉnh điều chỉnh, bổ sung Danh mục dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền và đảm bảo phù hợp với tình hình thực tế tại các cơ quan, đơn vị, địa phương.
Cùng với việc công khai danh mục mới, các sở, ban, ngành thuộc tỉnh, UBND huyện, thị xã, thành phố và UBND các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Bình Định phải đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền nhằm huy động sự tham gia rộng rãi và tích cực của các tổ chức, doanh nghiệp, người dân trong việc sử dụng dịch vụ công trực tuyến. Đồng thời, đề ra giải pháp cụ thể để thực hiện có hiệu quả việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến của đơn vị, đảm bảo số lượng hồ sơ phát sinh trực tuyến đáp ứng theo tỷ lệ quy định.
Theo số liệu thống kê, đến cuối năm 2020, tổng số thủ tục hành chính được cập nhật trên Cổng dịch vụ công của tỉnh Bình Định là 1.789 thủ tục. Tổng số thủ tục hành chính được cung cấp trực tuyến mức 3, 4 là 270, chiếm 15,09%.
Trong đó, có 185 dịch vụ công trực tuyến mức 3 và 85 dịch vụ mức 4, đạt lần lượt 10,34% và 4,75% tổng số thủ tục hành chính. Cũng trong năm 2020, số thủ tục hành chính cung cấp trực tuyến mức độ 3, 4 của tỉnh Bình Định có phát sinh hồ sơ là 185 thủ tục, đạt 66%.
Biểu đồ tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến mức 3, 4 được cung cấp trên Cổng dịch vụ công tỉnh Bình Định từ năm 2020 đến tháng 3/2021.
Như vậy, với danh mục mới được UBND tỉnh Bình Định ban hành, số dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 được cung cấp trên Cổng dịch vụ công trực tuyến của tỉnh đã tăng thêm 75 dịch vụ, với 3 dịch vụ mức 3 và 72 dịch vụ mức 4.
Tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến mức 4 trong tổng số thủ tục hành chính của Bình Định đã được cải thiện, nâng từ 4,75% lên đạt 8,77%, tăng gần gấp đôi, tuy nhiên, vẫn chưa đạt mục tiêu Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, tỉnh đạt được trong năm 2020 là đạt tối thiểu 30%.
Trước đó, tại báo cáo tình hình thực hiện Chương trình chuyển đổi số quốc gia trong năm 2020, Sở TT&TT Bình Định cũng chỉ rõ, hạn chế của địa phương này chính là tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến mức 4 chưa đạt chỉ tiêu quy định, tỷ lệ hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính được thực hiện hoàn toàn trên môi trường mạng chưa cao.
Nguyên nhân theo phân tích của Sở TT&TT tỉnh Bình Định, là do nhận thức về chuyển đổi số của một bộ phận công chức còn hạn chế; khả năng chuyển đổi điều kiện và môi trường làm việc chưa cao. Cùng với đó, người dân còn e ngại tiếp cận các dịch vụ CNTT, thiếu kỹ năng, thiết bị để thực hiện những dịch vụ công trực tuyến mức độ cao.
Trong 2 tháng đầu năm 2021, các bộ, ngành, địa phương tiếp tục đẩy mạnh cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức 3, 4. Theo thống kê, tính đến ngày 20/2/2021, tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến mức 3, 4 đã đạt 56,26%, cả nước đã có 37 tỉnh, thành phố hoàn thành chỉ tiêu tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến mức 4 đạt 30%, nhưng vẫn còn 26 địa phương có tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến mức 4 được cung cấp dưới 30%.
Với Cổng Dịch vụ Công Quốc gia, từ ngày 9/12/2019 đến ngày 23/2/2021, đã tích hợp, cung cấp 2.789 dịch vụ công trực tuyến; có khoảng 109 triệu lượt truy cập, trên 446.000 tài khoản đăng ký; hơn 32 triệu hồ sơ đồng bộ trạng thái, trên 840.000 hồ sơ thực hiện trực tuyến qua Cổng.
M.H
22:00 | 01/01/2021
15:00 | 23/03/2021
12:00 | 02/01/2021
18:00 | 30/12/2020
10:00 | 31/12/2024
Chiều 30/12, tại Hà Nội, trong khuôn khổ hội nghị giao ban quý IV giữa Trung tâm Chứng thực điện tử quốc gia - NEAC với các tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng đã diễn ra lễ công bố kết quả khảo sát, đánh giá chất lượng dịch vụ của các CA công cộng năm 2024.
15:00 | 13/12/2024
Ngày 25/12 tới đây, Nghị định 147/2024 sẽ có hiệu lực. Theo đó người dùng bắt buộc phải xác thực tài khoản mạng xã hội bằng số điện thoại mới được đăng tải thông tin (viết bài, bình luận, livestream).
15:00 | 03/10/2024
Chiều 2/10, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số, chủ trì Hội nghị trực tuyến triển khai mở rộng thí điểm sổ sức khỏe điện tử và cấp phiếu lý lịch tư pháp qua ứng dụng VneID trên toàn quốc. Hội nghị được kết nối trực tuyến (4 cấp) từ trụ sở Chính phủ tới các bộ, ngành, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các địa phương cấp huyện, cấp xã.
14:00 | 11/09/2024
Trong thời đại ngày nay, cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật có ngày càng nhiều những cuộc tấn công vào phần cứng và gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng. So với các loại tấn công khác, tấn công qua kênh kề đang được nghiên cứu do khả năng khôi phục lại khóa bí mật trong khi hệ thống vẫn hoạt động bình thường mà không hề làm thay đổi phần cứng. Bài báo này sẽ trình bày một cách sơ lược về những kết quả cuộc tấn công kênh kề lên mã hóa RSA cài đặt trên điện thoại thông minh sử dụng hệ điều hành Android tại Viện Khoa học - Công nghệ mật mã. Nhóm tác giả đã tấn công khôi phục được một phần khóa bí mật của mã hóa RSA cài đặt trên điện thoại thông minh và chứng minh khả năng rò rỉ thông tin qua kênh kề.
Liên minh châu Âu (EU) và Ấn Độ đều là những khu vực, cường quốc mạng, nhưng tiến trình khẳng định vị thế của hai bên có nhiều điểm khác biệt. EU có truyền thống lâu đời trong việc bảo vệ quyền riêng tư cá nhân, có thế mạnh về các phát minh an ninh mạng cũng như đề cao các chuẩn mực đa phương trong không gian mạng. Còn quan điểm của Ấn Độ về an ninh mạng liên tục chịu sự chi phối bởi các mối đe dọa mạng nổi lên từ Trung Quốc và Pakistan bên cạnh sự tác động từ ngành công nghệ thông tin trong nước - lĩnh vực đang tìm cách mở rộng thị trường ra bên ngoài phạm vi quốc gia. Bài viết sẽ phân tích sự phát triển của quan hệ an ninh mạng EU-Ấn Độ trong bối cảnh hệ sinh thái chính sách khác nhau giữa hai đối tác; những lĩnh vực hứa hẹn để mở rộng hợp tác song phương, giải quyết vấn đề tội phạm mạng, mở rộng nỗ lực làm sạch không gian mạng nhằm củng cố khả năng phục hồi không gian mạng của cả hai đối tác.
16:00 | 03/01/2025
Thực hiện quy định của pháp luật về chữ ký số chuyên dùng công vụ và nhiệm vụ được giao, thời gian qua Cục Chứng thực số và Bảo mật thông tin/Ban Cơ yếu Chính phủ đã nỗ lực, tập trung triển khai cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số cho các cơ quan, đơn vị, cán bộ, công chức, viên chức thuộc hệ thống chính trị tham gia hoạt động công vụ. Việc sử dụng chữ ký số chuyên dùng công vụ đã trở thành nhiệm vụ thường xuyên của cán bộ, công chức, viên chức và là công cụ không thể thiếu phục vụ công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, tác nghiệp.
14:00 | 10/01/2025