Trong thời gian qua, một số tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng triển khai cung cấp dịch vụ theo mô hình ký số trên thiết bị di động, ký số từ xa cho thuê bao mà chưa hoàn thiện hồ sơ kỹ thuật, kiểm tra kỹ thuật đáp ứng quy định.
Để cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số theo mô hình ký số trên thiết bị di động và ký số từ xa theo quy định tại Thông tư số 16/2019/TT-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền, các tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng thực hiện tuân thủ theo hướng dẫn tại Công văn số 190/NEAC-TĐPC ngày 7/5/2020. Cụ thể:
Bước 1: Các tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số báo cáo sự thay đổi về tính năng kỹ thuật của hệ thống cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số theo quy định tại Điểm b, Khoản 1, Điều 6 Thông tư số 17/2014/TT-BTTTT bao gồm: Phương án kỹ thuật và công bố sự phù hợp của hệ thống kỹ thuật mới với các tiêu chuẩn bắt buộc áp dụng về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số theo quy định tại Thông tư 16/2019/TT-BTTTT.
Bước 2: Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng nộp hồ sơ đề nghị cấp chứng thư số cho phương án cung cấp dịch vụ theo mô hình ký số trên thiết bị di động và ký số từ xa theo quy định tại Điều 21 Nghị định số 130/2018/NĐ-CP bao gồm: Đơn đề nghị cấp chứng thư số; Bản sao giấy phép cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng; Phương án kỹ thuật đáp ứng các tiêu chuẩn theo quy định tại Thông tư 16/2019/TT-BTTTT, trong đó liệt kê rõ cấu hình, tính năng các máy móc, thiết bị, phần mềm và Quy chế chứng thực đáp ứng việc cung cấp dịch vụ theo mô hình ký số trên thiết bị di động hoặc ký số từ xa.
Bước 3: Thẩm tra và cấp chứng thư số cho tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng theo quy định tại Điều 22, Nghị định số 130/2018/NĐ-CP.
Tính đến nay, Bộ Thông tin và Truyền thông đã cấp giấy phép cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng cho 15 doanh nghiệp, trong đó có các tập đoàn viễn thông, công nghệ thông tin lớn như: VNPT, FPT, Viettel, BKAV...
Đ.T
17:00 | 02/07/2020
15:00 | 02/11/2021
17:00 | 26/05/2020
10:00 | 12/05/2020
09:00 | 04/03/2020
15:00 | 01/10/2024
Trong tháng 9/2024, Đoàn công tác của Ban Cơ yếu Chính phủ do đồng chí Hoàng Văn Thủy, Phó Cục trưởng Cục Chứng thực số và Bảo mật thông tin làm Trưởng đoàn đã kiểm tra, đánh giá tình hình ứng dụng chữ ký số chuyên dùng công vụ trong hoạt động của cơ quan Nhà nước trên địa bàn tỉnh Sơn La năm 2024.
08:00 | 10/02/2024
Để góp phần hoàn thành các mục tiêu chuyển đổi số (CĐS) quốc gia, trong năm 2023, Ban Cơ yếu Chính phủ (Ban CYCP) đã tích cực chủ động phối hợp với các cơ quan bộ, ngành, địa phương triển khai các nhiệm vụ xác thực, bảo mật thông tin phục vụ cải cách thủ tục hành chính (TTHC), CĐS, hoàn thành các mục tiêu theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
15:00 | 20/11/2023
Việc áp dụng và phát triển các công nghệ liên quan đến trí tuệ nhân tạo (AI) đã có những tiến bộ vượt bậc trong năm 2023. Một lĩnh vực dường như đã sẵn sàng được hưởng lợi từ AI là quản lý rủi ro của bên thứ ba, nghĩa là AI có thể cung cấp cho các tổ chức một cách tự động hóa hơn để quản lý rủi ro của nhà cung cấp bên thứ ba, đồng thời đảm bảo tuân thủ quy định phức tạp.
15:00 | 04/08/2023
Quy định về định danh điện tử và dịch vụ tin cậy (eIDAS) của Liên minh châu Âu (EU) được ban hành vào năm 2014 nhằm mục đích nâng cao lòng tin đối với các giao dịch điện tử trên thị trường nội khối, bằng cách cung cấp nền tảng pháp lý chung cho giao dịch điện tử đảm bảo an toàn giữa người dân, doanh nghiệp, cơ quan nhà nước và quốc tế trong thị trường nội khối. Từ đó tăng cường hiệu quả của các dịch vụ trực tuyến công và tư, kinh doanh điện tử và thương mại điện tử trong EU. Trong phần I của bài báo, tác giả sẽ giải thích rõ hơn về quy định eIDAS và sổ cái phân tán (Distributed Ledger Technology - DLT).
Liên minh châu Âu (EU) và Ấn Độ đều là những khu vực, cường quốc mạng, nhưng tiến trình khẳng định vị thế của hai bên có nhiều điểm khác biệt. EU có truyền thống lâu đời trong việc bảo vệ quyền riêng tư cá nhân, có thế mạnh về các phát minh an ninh mạng cũng như đề cao các chuẩn mực đa phương trong không gian mạng. Còn quan điểm của Ấn Độ về an ninh mạng liên tục chịu sự chi phối bởi các mối đe dọa mạng nổi lên từ Trung Quốc và Pakistan bên cạnh sự tác động từ ngành công nghệ thông tin trong nước - lĩnh vực đang tìm cách mở rộng thị trường ra bên ngoài phạm vi quốc gia. Bài viết sẽ phân tích sự phát triển của quan hệ an ninh mạng EU-Ấn Độ trong bối cảnh hệ sinh thái chính sách khác nhau giữa hai đối tác; những lĩnh vực hứa hẹn để mở rộng hợp tác song phương, giải quyết vấn đề tội phạm mạng, mở rộng nỗ lực làm sạch không gian mạng nhằm củng cố khả năng phục hồi không gian mạng của cả hai đối tác.
16:00 | 03/01/2025
Thực hiện quy định của pháp luật về chữ ký số chuyên dùng công vụ và nhiệm vụ được giao, thời gian qua Cục Chứng thực số và Bảo mật thông tin/Ban Cơ yếu Chính phủ đã nỗ lực, tập trung triển khai cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số cho các cơ quan, đơn vị, cán bộ, công chức, viên chức thuộc hệ thống chính trị tham gia hoạt động công vụ. Việc sử dụng chữ ký số chuyên dùng công vụ đã trở thành nhiệm vụ thường xuyên của cán bộ, công chức, viên chức và là công cụ không thể thiếu phục vụ công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, tác nghiệp.
14:00 | 10/01/2025