Hầu hết, tội phạm mạng sử dụng các ứng dụng để xâm nhập vào thiết bị di động. Các nhà nghiên cứu của Pradeo Labs cho biết, điều này thể hiện qua tỉ lệ 79% các cuộc tấn công nhắm vào thiết bị di động trong năm 2019 và 76% trong đầu năm 2020.
Số liệu này được lấy từ báo cáo "Bối cảnh mối đe dọa thiết bị di động trong doanh nghiệp" năm 2020. Trong đó, chỉ ra 10% trong số 50.000 thiết bị Android chứa mã độc khai thác lỗ hổng zero-day và 3.890 thiết bị chứa mã độc đã biết. Trong khi đó, trong số 50.000 thiết bị iOS, chỉ có 55 thiết bị có chứa mã độc khai thác lỗ hổng zero-day. Các nhà nghiên cứu cảnh báo người dùng về "các ứng dụng gây rò rỉ và xâm nhập" và nhấn mạnh rằng, các ứng dụng di động có thể thực hiện các hành vi không mong muốn do chúng lưu trữ các thư viện bên ngoài (79% ứng dụng di động nhúng thư viện bên thứ ba).
“Các thiết bị Android thường trích xuất nhiều dữ liệu hơn thiết bị iOS. Tuy nhiên, cả hai loại thiết bị đều xử lý các dữ liệu được cấp quyền truy cập một cách quá mức”, các nhà nghiên cứu cho biết trong báo cáo. Vì vậy, hai hệ điều hành này đều có thể gây rò rỉ dữ liệu người dùng, danh bạ, dữ liệu vị trí, dữ liệu âm thanh, video.
Theo các nhà nghiên cứu, các cuộc tấn công qua mạng đã tăng 4% trong năm qua. Xu hướng này được thúc đẩy bởi sự gia tăng liên tục của các cuộc tấn công man-in-the-middle trên khắp Bắc Mỹ và Châu Á. Năm 2019, 15.605 thiết bị được kết nối với các điểm truy cập Wifi không an toàn, Hiện nay, đã có tới 19.750 thiết bị như vậy. Tại khu vực Bắc Mỹ và Châu Á, tỷ lệ thiết bị phải đối mặt với tấn công man-in-the-middle lần lượt à 4% và 9,28%.
Bên cạnh đó, các cuộc tấn công nhắm vào hệ điều hành của thiết bị di động đã giảm nhẹ, chiếm 8% các cuộc tấn công. Ngoài ra, có 54% thiết bị Android vẫn sử dụng hệ điều hành cũ, còn iOS là 23%.
T.U
Theo Dark Reading
11:00 | 13/01/2020
08:00 | 12/03/2020
15:00 | 10/12/2019
15:00 | 13/04/2022
15:00 | 18/11/2019
07:00 | 22/05/2023
Theo nguồn từ NIKKEI Châu Á vào ngày 14/4/2023, Chính phủ Nhật Bản có kế hoạch đầu tư 4,2 tỷ Yên, tương đương 31,7 triệu USD để hỗ trợ mở rộng điện toán lượng tử dùng chung thông qua nền tảng đám mây.
09:00 | 18/05/2023
Theo thông tin từ Học viện Kỹ thuật mật mã (Ban Cơ yếu Chính phủ), Học viện sẽ tuyển sinh 03 chỉ tiêu Tiến sĩ và 30 chỉ tiêu Thạc sĩ An toàn thông tin trong năm 2023.
10:00 | 30/03/2023
Nghiên cứu mới đây của Cisco cho thấy, 73% người được hỏi cho biết họ gặp sự cố an ninh mạng trong 12 tháng qua, khiến 34% tổ chức thiệt hại ít nhất 500.000 USD.
11:00 | 13/03/2023
Sáng ngày 11/3, Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam đã tổ chức gặp mặt các hội viên đầu năm. Đây là dịp để VNISA đánh giá những việc đã và chưa làm được trong năm 2022, đồng thời đề ra phương hướng hoạt động cho năm 2023. Tới tham dự và phát biểu chỉ đạo có Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Huy Dũng.
Chính phủ Mỹ hôm 4/5/2023 đã công bố các hành động mới nhằm thúc đẩy hơn nữa sự đổi mới có trách nhiệm của Mỹ trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI) và bảo vệ quyền cũng như sự an toàn của người dân. Nhà Trắng thông báo Quỹ khoa học quốc gia sẽ đầu tư 140 triệu USD để lập 07 Viện nghiên cứu về trí tuệ nhân tạo (AI) và công bố hướng dẫn mới về việc sử dụng công nghệ tiên tiến này.
07:00 | 17/05/2023
Tiếp tục chương trình làm việc với các Tỉnh ủy, Thành ủy về công tác cơ yếu, bảo mật và an toàn thông tin, ngày 26/5/2023, Đoàn công tác của Ban Cơ yếu Chính phủ do đồng chí Nguyễn Hữu Hùng, Phó Trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ làm trưởng đoàn đã làm việc tại hai tỉnh Hải Dương và Hưng Yên.
14:00 | 27/05/2023
Theo một báo cáo gần đây dựa trên phân tích toàn cầu của công ty an ninh mạng Imperva (Mỹ), bot chiếm 47,4 % tổng lưu lượng truy cập Internet vào năm 2022. Ngoài ra, Imperva cũng nêu lên những lo ngại đáng kể liên quan đến sự phát triển của công nghệ bot độc hại.
16:00 | 29/05/2023