Trong số những người trả tiền chuộc để lấy lại quyền truy cập vào hệ thống, 46% cho biết một số dữ liệu của họ đã bị hỏng, không thể khôi phục lại được và họ cũng nghi ngờ rằng đó đều do cùng một kẻ tấn công gây ra.
51% cho biết họ có thể truy cập được lại vào hệ thống đã mã hóa mà không bị mất dữ liệu, trong khi 3% cho biết họ không lấy lại được quyền truy cập vào bất kỳ dữ liệu mã hóa nào. Một tổ chức cũng chia sẻ họ đã phải trả số tiền chuộc lên tới hàng triệu USD cho cuộc tấn công ransomware thứ hai, bởi tin tặc đã tiếp tục tấn công vào hệ thống của họ trong vòng hai tuần.
Ở Singapore, 90% tổ chức cho biết họ đã phải trải qua cuộc tấn công bằng phần mềm tống tiền lần thứ hai, sau khi đã chi trả khoản tiền chuộc đầu tiên, trong đó, 28% tổ chức lấy lại được quyền truy cập nhưng dữ liệu đã bị hỏng. Khoảng 73% tổ chức thừa nhận họ bị mất doanh thu do cuộc tấn công, so với mức trung bình toàn cầu là 66%; 40% nói rằng thương hiệu của họ bị ảnh hưởng nghiêm trọng, so với mức 53% trên toàn cầu.
Có đến 37% các tổ chức ở Singapore phải trả tiền chuộc từ 140.000 đến 1,4 triệu USD và 5% phải trả số tiền chuộc trên 1,4 triệu USD. 13% tổ chức phải sa thải nhân viên do thiệt hại về tài chính, thậm chí, 20% tổ chức buộc phải đóng cửa, ngừng hoạt động.
Ông Leslie Wong, Phó chủ tịch khu vực châu Á - Thái Bình Dương của Cybereason cho biết: "Việc chi trả tiền chuộc không đảm bảo tổ chức đó có thể lấy lại được quyền truy cập vào hệ thống và dữ liệu cũng không đảm bảo còn nguyên vẹn. Tổ chức đó không thể tránh được việc bị tin tặc tiếp tục tấn công bằng hình thức cũ. Thậm chí, việc chi trả tiền chuộc có thể lại là nguyên nhân làm trầm trọng thêm vấn đề khi nó vô tình khuyến khích tin tặc thực hiện các cuộc tấn công kiểu này nhiều hơn. Các tổ chức/doanh nghiệp cần có chiến lược phòng ngừa để phát hiện sớm và ngăn chặn các phần mềm tống tiền gây rối, trước khi chúng có thể gây tổn hại cho doanh nghiệp".
Đa số các tổ chức/doanh nghiệp trên toàn cầu đều lo ngại về những rủi ro do các cuộc tấn công bằng mã độc tống tiền gây ra. Check Point Research cũng tiết lộ rằng, số lượng trung bình các cuộc tấn công bằng phần mềm tống tiền trên toàn thế giới đã tăng 93% trong năm qua.
Các chuyên gia cũng cho biết, tại Singapore, các cuộc tấn công như vậy đã tăng 40% trong vài tháng qua và 147% trong năm qua. Họ nói thêm rằng, châu Mỹ Latinh và châu Âu bị tấn công nhiều nhất bằng phần mềm tống tiền kể từ đầu năm 2021, lần lượt là 62% và 59%.
Một cuộc khảo sát của Veritas vào tháng 11/2020 cũng cho thấy, 78% doanh nghiệp ở Singapore và 88% ở Úc đã chấp nhận chi trả tiền chuộc sau khi trở thành nạn nhân của các cuộc tấn công bằng phần mềm tống tiền. Ngoài ra, 45% doanh nghiệp ở Singapore mất từ 5 đến 10 ngày để phục hồi hoàn toàn hệ thống sau cuộc tấn công, so với 11% ở Ấn Độ và 35% ở Trung Quốc.
Các nhà cung cấp bảo mật mạng khuyến cáo các tổ chức không nên trả tiền sau khi bị tấn công bằng phần mềm tống tiền mà nên chú trọng vào việc áp dụng chiến lược bảo vệ và khôi phục dữ liệu.
Tuy rằng, các kế hoạch sao lưu dữ liệu sẽ không hoạt động hiệu quả khi tội phạm mạng tung ra các cuộc tấn công phần mềm độc hại "tống tiền kép", trong đó tin tặc đã mã hóa dữ liệu để lấy dữ liệu nhạy cảm và tài sản trí tuệ. Sau đó, họ sẽ đe dọa sẽ tiết lộ hoặc rao bán dữ liệu bị đánh cắp nếu yêu cầu tiền chuộc của họ không được đáp ứng.
Phạm Bình Dũng
10:00 | 19/05/2021
16:00 | 31/07/2021
08:00 | 22/01/2018
08:00 | 14/06/2024
08:00 | 01/11/2021
10:17 | 02/12/2016
13:03 | 18/06/2014
13:00 | 09/05/2023
11:00 | 04/04/2024
15:28 | 31/12/2013
11:00 | 05/12/2024
Trong 02 ngày 03 - 04/12/2024, tại Học viện Kỹ thuật mật mã, đã diễn ra Hội thảo khoa học quốc tế về mật mã và an toàn thông tin lần thứ nhất (VCRIS 2024). Đây là một diễn đàn học thuật, một sự kiện quốc tế đầu tiên tại Việt Nam về lĩnh vực mật mã và an toàn thông tin, thu hút được sự chú ý đặc biệt của các nhà khoa học, nhà nghiên cứu, các nghiên cứu sinh trong lĩnh vực này.
07:00 | 17/11/2024
Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông đã cảnh báo về một loạt hành vi lừa đảo mạo danh OpenAI và Cục Đăng kiểm nhằm đánh vào lòng tin của người dùng.
08:00 | 15/11/2024
Theo Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT), thời gian gần đây liên tiếp xuất hiện các thủ đoạn giả mạo các ban tổ chức chương trình giải trí, đăng tải thông tin sai lệch trên mạng xã hội nhằm chiếm đoạt tài sản của người dùng.
11:00 | 07/10/2024
Trong 02 ngày 02 - 03/10, tại Hà Nội đã diễn ra Hội thi cán bộ công đoàn giỏi năm 2024 do Ban Cơ yếu Chính phủ tổ chức nhằm khẳng định vị trí, vai trò của cán bộ công đoàn trong cơ quan, đơn vị; thúc đẩy giao lưu, học hỏi kinh nghiệm, tăng cường sự đoàn kết, thống nhất.
Theo báo cáo mới đây được công bố bởi nhóm nghiên cứu Black Lotus Labs tới từ công ty công nghệ Lumen (Mỹ), một nhóm gián điệp mạng có liên hệ với Cơ quan An ninh Liên bang Nga (FSB) là Turla, đã dành thời gian gần hai năm để bí mật kiểm soát hệ thống máy tính của các nhóm gián điệp mạng Pakistan, truy cập vào các mạng lưới chính phủ chứa thông tin nhạy cảm trên khắp Nam Á.
15:00 | 13/12/2024
Chiều ngày 05/12, tại Hà Nội, Cục Cơ yếu Bộ Tổng Tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025. Thiếu tướng Nguyễn Hữu Hùng, Phó Trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ tới dự và chỉ đạo Hội nghị.
10:00 | 06/12/2024
Chiều 5/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã làm việc với ông Jensen Huang, nhà sáng lập, Chủ tịch Tập đoàn NVIDIA và chứng kiến lễ ký Thỏa thuận giữa Chính phủ Việt Nam và Tập đoàn NVIDIA về hợp tác thành lập Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển về trí tuệ nhân tạo (AI) của NVIDIA và Trung tâm Dữ liệu AI tại Việt Nam được gọi là Vietnam Research and Development Center (VRDC), cùng với Trung tâm Dữ liệu AI tại Việt Nam.
16:00 | 06/12/2024