Theo Tim Willis, trưởng nhóm Project Zero cho biết, các lỗ hổng xuất hiện trong modem Exynos của Samsung Semiconductor và được phát hiện từ cuối năm 2022 đến đầu năm 2023. Trong đó, 4 lỗ hổng có thể khiến người dùng gặp những rủi ro nghiêm trọng vì chúng cho phép tin tặc thực thi mã từ xa (RCE) ở cấp độ băng tần cơ sở mà không cần sự tương tác nào của người dùng, tất cả những gì tin tặc cần làm là chỉ cần biết được số điện thoại mục tiêu. Các lỗi RCE này bao gồm CVE-2023-24033 và 3 lỗi khác chưa được gắn nhãn CVE-ID.
Google cho biết, các lỗ hổng zero-day này ảnh hưởng đến nhiều điện thoại thông minh Android của Samsung, Vivo, Google, đồng thời đưa ra danh sách những thiết bị nằm trong diện bị ảnh hưởng gồm các dòng điện thoại như Galaxy S22, M33, M13, M12, A71, A53, A33, A21s, A13, A12 và A04. Ngoài ra, còn có các sản phẩm mới như Google Pixel 6, Pixel 7 và các điện thoại của Vivo bao gồm S16, S15, S6, X70, X60, X30. Không chỉ các dòng điện thoại, các lỗ hổng này có ảnh hưởng đến các thiết bị đeo tay sử dụng chip Exynos W92 và các loại xe tích hợp chip Exynos Auto T5123.
14 lỗ hổng còn lại (bao gồm CVE-2023-24072, CVE-2023-24073, CVE-2023-24074, CVE-2023-24075, CVE-2023-24076 và 9 lỗ hổng khác chưa được gán nhãn) được cho là ít nghiêm trọng hơn, vì để khai thác chúng cần nhà điều hành mạng di động độc hại hoặc tin tặc có quyền truy cập cục bộ vào thiết bị.
Mặc dù Samsung đã cung cấp các bản cập nhật bảo mật giải quyết các lỗ hổng này trong các chipset bị ảnh hưởng cho các nhà cung cấp khác, nhưng các bản vá không được công khai và không thể áp dụng cho tất cả người dùng bị ảnh hưởng.
Thời gian vá lỗi sẽ tùy thuộc vào từng nhà sản xuất. Với các thiết bị Pixel bị ảnh hưởng bao gồm Pixel 6 và Pixel 7, Google đã công bố bản cập nhật vào tháng 3/2023 để khắc phục. Các chuyên gia khuyến nghị người dùng có thể tự bảo vệ bằng cách tắt tính năng gọi qua Wifi và Voice-over-LTE (VoLTE) trong cài đặt thiết bị để giảm thiểu tác động của các lỗ hổng này.
Hoàng Hằng
13:00 | 20/03/2023
15:00 | 26/05/2023
12:00 | 10/03/2023
09:00 | 28/02/2023
15:00 | 24/05/2023
Ngày 17/5/2023, Sau khi tham khảo ý kiến cộng đồng, Ủy ban Bảo vệ Dữ liệu Châu Âu (EDPB) đã thông qua phiên bản cuối cùng của Nguyên tắc về công nghệ nhận dạng khuôn mặt trong lĩnh vực thực thi pháp luật (Nguyên tắc). Bản Nguyên tắc cung cấp hướng dẫn cho các nhà lập pháp Châu Âu, các quốc gia cũng như các cơ quan thực thi pháp luật về việc triển khai và sử dụng các hệ thống công nghệ nhận dạng khuôn mặt.
08:00 | 07/04/2023
Sáng 06/4, tại tỉnh Thanh Hóa, đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương tới dự và chỉ đạo Hội nghị quán triệt, triển khai các quy định mới của Ban Bí thư Trung ương về công tác báo chí - xuất bản; Kế hoạch kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025).
09:00 | 06/04/2023
Chiều ngày 04/4/2023, tại trụ sở Ban Cơ yếu Chính phủ đã diễn ra Hội nghị sơ kết thực hiện Kế hoạch triển khai thực hiện bảo đảm bảo mật, an toàn thông tin cho các hệ thống thông tin của các cơ quan Đảng theo Quyết định số 27-QĐ/TW ngày 10/8/2021 của Ban Bí thư.
07:00 | 03/04/2023
Trong 3 tháng đầu năm, dự án Chống lừa đảo đã phát hiện tới 3.271 trang web lừa đảo người dùng Việt Nam cho thấy các cuộc tấn công lừa đảo có xu hướng gia tăng.
Chính phủ Mỹ hôm 4/5/2023 đã công bố các hành động mới nhằm thúc đẩy hơn nữa sự đổi mới có trách nhiệm của Mỹ trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI) và bảo vệ quyền cũng như sự an toàn của người dân. Nhà Trắng thông báo Quỹ khoa học quốc gia sẽ đầu tư 140 triệu USD để lập 07 Viện nghiên cứu về trí tuệ nhân tạo (AI) và công bố hướng dẫn mới về việc sử dụng công nghệ tiên tiến này.
07:00 | 17/05/2023
Tiếp tục chương trình làm việc với các Tỉnh ủy, Thành ủy về công tác cơ yếu, bảo mật và an toàn thông tin, ngày 26/5/2023, Đoàn công tác của Ban Cơ yếu Chính phủ do đồng chí Nguyễn Hữu Hùng, Phó Trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ làm trưởng đoàn đã làm việc tại hai tỉnh Hải Dương và Hưng Yên.
14:00 | 27/05/2023
Theo một báo cáo gần đây dựa trên phân tích toàn cầu của công ty an ninh mạng Imperva (Mỹ), bot chiếm 47,4 % tổng lưu lượng truy cập Internet vào năm 2022. Ngoài ra, Imperva cũng nêu lên những lo ngại đáng kể liên quan đến sự phát triển của công nghệ bot độc hại.
16:00 | 29/05/2023