Tham dự buổi khai mạc có đồng chí Nguyễn Đăng Lực, Phó Trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ; các đồng chí Lãnh đạo Trung tâm Công nghệ thông tin và Giám sát an ninh mạng (CNTT&GSANM); đại diện lãnh đạo một số cơ quan, đơn vị thuộc Ban Cơ yếu Chính phủ; các doanh nghiệp có uy tín trong lĩnh vực an toàn thông tin mạng như Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam VNPT, Kaspersky Việt Nam; cùng các chuyên gia, cán bộ kỹ thuật của các cơ quan, đơn vị.
Tiếp nối tinh thần và sự thành công của chương trình diễn tập thực chiến năm 2023, Trung tâm CNTT&GSANM tiếp tục tham mưu, đề xuất với Lãnh đạo Ban tổ chức chương trình diễn tập thực chiến 2024 với mục tiêu là hệ thống Cổng dịch vụ công của Cục Quản lý Mật mã dân sự và Kiểm định sản phẩm mật mã. Đây là một hệ thống hết sức quan trọng của Ban và ngành Cơ yếu Việt Nam. Hệ thống này đang phục vụ các doanh nghiệp thực hiện đăng ký cấp phép xuất, nhập khẩu sản phẩm mật mã dân sự.
Đồng chí Nguyễn Đăng Lực, Phó Trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ phát biểu tại buổi khai mạc diễn tập
Phát biểu tại buổi khai mạc, đồng chí Nguyễn Đăng Lực, Phó Trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ cho biết: Theo kết quả giám sát, bảo đảm an toàn thông tin cho các mạng công nghệ thông tin trọng yếu các cơ quan Đảng, Nhà nước và hệ thống Chính phủ điện tử của Ban Cơ yếu Chính phủ đầu năm 2024 đến nay đã phát hiện hơn 50.000 cảnh báo tấn công mạng. Trong đó, có khoảng 15.000 cảnh báo tấn công khai thác lỗ hổng, hơn 21.000 cảnh báo về xác thực, hơn 1.600 cảnh báo tấn công mã độc, 84 cảnh báo tấn công từ chối dịch vụ và hơn 12.000 cảnh báo về các hành vi bất thường khác trong hệ thống. Do đó, để đáp ứng yêu cầu về bảo đảm an toàn thông tin, an ninh mạng cho nhiệm vụ chuyển đổi số trong Ban Cơ yếu Chính phủ và nâng cao khả năng đối phó với các mối nguy hại trên không gian mạng, hằng năm, Ban Cơ yếu Chính phủ thường xuyên tổ chức các đợt diễn tập bảo đảm an toàn thông tin mạng. Trong đó, diễn tập thực chiến là một hình thức diễn tập có ý nghĩa quan trọng, giúp các cơ quan chủ quản hệ thống thông tin của Ban xác định rõ các nhiệm vụ, giải pháp nhằm tăng cường bảo đảm an toàn cho hệ thống được giao quản lý, vận hành.
Đồng chí Phó Trưởng ban cũng nhấn mạnh các nội dung để diễn tập đạt được yêu cầu, mục tiêu đã đề ra, cụ thể:
Một là, cơ quan chủ quản hệ thống - Cục Quản lý Mật mã dân sự và Kiểm định sản phẩm mật mã chủ trì, phối hợp chặt chẽ với Trung tâm CNTT&GSANM triển khai giám sát, phát hiện, ghi nhận và xử lý các tình huống tấn công trong chương trình diễn tập, bảo vệ hệ thống mục tiêu một cách nghiêm túc như trong thực tế.
Hai là, đề nghị các đội tấn công tham gia diễn tập sử dụng toàn bộ các kỹ năng, khả năng mình có nhằm khai thác vào hệ thống mục tiêu để đội phòng thủ của Ban Cơ yếu Chính phủ hoạt động tối đa, đối mặt với nhiều hình thức tấn công khác nhau. Từ đó, nâng cao kỹ năng phòng chống tấn công và xử lý sự cố an toàn thông tin mạng.
Ba là, các đội tấn công, phòng thủ tuyệt đối chấp hành nghiêm quy chế, quy định và hướng dẫn của Ban Tổ chức về các nguyên tắc tấn công, phòng thủ trong hoạt động diễn tập. Đặc biệt, không được gây ảnh hưởng đến hệ thống đang phục vụ người dân, doanh nghiệp.
Các đơn vị tham gia diễn tập sẽ được chia thành các đội tấn công và đội phòng thủ. Đội tấn công gồm: Học viện Kỹ thuật mật mã, Trung tâm An toàn thông tin/Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam VNPT, Viện Khoa học - Công nghệ mật mã, Trung tâm CNTT&GSANM. Đội phòng thủ gồm các cán bộ kỹ thuật thuộc Cục Quản lý Mật mã dân sự và Kiểm định sản phẩm mật mã, các cán bộ kỹ thuật thực hiện giám sát, ứng cứu sự cố an ninh mạng thuộc Trung tâm CNTT&GSANM và một số cán bộ kỹ thuật từ các cơ quan, đơn vị thuộc Ban.
Trong ba ngày từ 25-27/9/2024, đội tấn công và đội phòng thủ sẽ sử dụng toàn bộ các kỹ năng, công cụ, biện pháp được phép để thực hiện tấn công và phòng thủ như trong thực tế nhằm tìm ra được những điểm yếu của hệ thống, của các giải pháp công nghệ hoặc khiếm khuyết của các quy trình, kỹ năng phòng chống, xử lý sự cố.
Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm tại buổi khai mạc
Để bảo đảm an toàn dữ liệu và hạn chế rủi ro cho hệ thống diễn tập, Ban tổ chức cùng các đội tấn công, đội phòng thủ đã ký kết biên bản bảo mật thông tin liên quan đến diễn tập và thực hiện nghiêm quy chế, quy định trong quá trình diễn tập.
Mai Hương
15:00 | 20/10/2023
18:00 | 30/09/2024
10:00 | 22/12/2022
14:00 | 12/12/2022
07:00 | 23/09/2024
Hai công dân Kazakhstan và Nga đã bị truy tố tại Mỹ vì bị cáo buộc tham gia quản lý một diễn đàn Dark Web có tên là WWH Club, chuyên bán thông tin cá nhân và thông tin tài chính nhạy cảm.
07:00 | 16/09/2024
Ủy ban Bảo vệ dữ liệu của Ireland cho biết, mạng xã hội X đã cam kết ngừng thu thập dữ liệu cá nhân của người dùng tại EU để đào tạo chương trình AI của họ.
07:00 | 09/09/2024
Từ những ngày đầu thành lập, tổ chức cơ yếu đã trải qua nhiều thăng trầm, thay đổi để thích ứng với tình hình mới. Cơ cấu tổ chức hệ thống cơ yếu như một cỗ máy tinh vi, không ngừng được hoàn thiện để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công tác bảo vệ an ninh quốc gia. Trong lịch sử 79 năm, các dấu mốc quan trọng tiêu biểu của ngành Cơ yếu Việt Nam về ngày 09 tháng 9 đều liên quan đến việc ban hành các quyết định về cơ cấu tổ chức.
18:00 | 29/08/2024
Chiều ngày 29/8, tại Hà Nội, Ban Cơ yếu Chính phủ tổ chức họp báo Chương trình nghệ thuật "Vinh quang thầm lặng 2024". Lấy âm nhạc làm dòng chảy chính, kết hợp tinh tế với thơ ca, múa và sự xuất hiện của các nhân chứng lịch sử, “Vinh quang thầm lặng 2024” khắc họa bức tranh toàn diện về hành trình thầm lặng nhưng đầy vinh quang của ngành Cơ yếu Việt Nam.
Trong 02 ngày 09 và 10/10, tại Hà Nội, Cục Cơ yếu Bộ Tổng Tham mưu tổ chức Hội nghị tập huấn nghiệp vụ công tác quản lý xây dựng lực lượng Cơ yếu Quân đội năm 2024. Thiếu tướng Hoàng Văn Quân, Cục trưởng Cục Cơ yếu Bộ Tổng tham mưu dự và chỉ đạo Hội nghị.
08:00 | 11/10/2024
Ngày 19/9/2024, tại Hà Nội, Chi hội Nhà báo Tạp chí An toàn thông tin đã tổ chức thành công Đại hội Chi hội nhiệm kỳ 2024 - 2027.
07:00 | 20/09/2024
Một vụ lừa đảo gây chấn động thị trường âm nhạc Mỹ và thế giới vừa bị phá vỡ. Cục Điều tra liên bang Mỹ (FBI) thông báo đã bắt giữ Michael Smith, 52 tuổi, một nhà sản xuất âm nhạc có tiếng tăm trên các nền tảng như Spotify, Amazon và Apple Music, với cáo buộc lừa dối và thu lợi bất chính hàng triệu USD tiền bản quyền bằng các bài hát do trí tuệ nhân tạo (AI) tạo ra.
13:00 | 09/10/2024