Toàn cảnh buổi khai mạc diễn tập
Tham dự buổi khai mạc có đồng chí Nguyễn Đăng Lực, Phó Trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ; các đồng chí Lãnh đạo Trung tâm CNTT&GSANM; đại diện lãnh đạo một số cơ quan, đơn vị thuộc Ban Cơ yếu Chính phủ; đại diện Lãnh đạo Trung tâm Công nghệ thông tin - Cơ yếu, Văn phòng Trung ương Đảng; Trung tâm Tin học - Văn phòng Chính phủ; các doanh nghiệp có uy tín trong lĩnh vực ATTTM như Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam VNPT, Công ty Misoft, Kaspersky; cùng các chuyên gia, cán bộ kỹ thuật của một số cơ quan, đơn vị.
Phát biểu tại buổi khai mạc, đồng chí Nguyễn Đăng Lực, Phó Trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ cho biết: năm 2022, Ban Cơ yếu Chính phủ tiếp tục giám sát cho các mạng CNTT trọng yếu của các cơ quan Đảng, Nhà nước và hệ thống Chính phủ điện tử. Kết quả, đã phát hiện hơn 90 nghìn cảnh báo tấn công mạng; trong đó có 65 nghìn cảnh báo tấn công mạng từ các lỗ hổng, hơn 9 nghìn cảnh báo truy cập trái phép, hơn 8 nghìn cảnh báo tấn công mã độc,… và nhiều hình thức tấn công mạng nguy hiểm khác. Để đáp ứng yêu cầu về bảo đảm an toàn thông tin mạng cho nhiệm vụ chuyển đổi số và nâng cao khả năng đối phó với các nguy cơ, nguy hại trên không gian mạng, hàng năm Ban Cơ yếu Chính phủ tổ chức các đợt diễn tập bảo đảm ATTTM, trong đó diễn tập thực chiến là một hình thức quan trọng giúp các cơ quan chủ quản hệ thống thông tin xác định rõ nhiệm vụ, giải pháp nhằm tăng cường đảm bảo an toàn, an ninh thông tin cho mạng thông tin được giao quản lý, vận hành.
Đồng chí Phó Trưởng ban cũng nhấn mạnh các nội dung để diễn tập đạt được yêu cầu, mục tiêu đã đề ra. Thứ nhất, Cục Chứng thực số và Bảo mật thông tin phải phối hợp chặt chẽ với Trung tâm CNTT&GSANM triển khai giám sát, phát hiện và xử lý các tình huống tấn công trong chương trình diễn tập một cách nghiêm túc như trong tình huống thực tế. Thứ hai, các đội tham gia tấn công cần sử dụng toàn bộ các kỹ thuật nhằm khai thác hệ thống mục tiêu để đội phòng thủ phải hoạt động tối đa khả năng phòng thủ, từ đó nâng cao kỹ năng phòng chống tấn công mạng. Thứ ba, các đội tấn công và phòng thủ tuyệt đối chấp hành nghiêm quy chế, quy định và hướng dẫn của Ban tổ chức về nguyên tắc tấn công, phòng thủ trong hoạt động diễn tập, đặc biệt không được gây ảnh hưởng đến các hệ thống đang phục vụ các cơ quan chính trị của Đảng, Nhà nước.
Đồng chí Nguyễn Đăng Lực, Phó Trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ phát biểu tại buổi khai mạc diễn tập
Các đơn vị tham gia diễn tập sẽ được chia thành các đội tấn công và đội phòng thủ. Đội tấn công gồm: Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam VNPT, Công ty Misoft, Học viện Kỹ thuật mật mã. Đội phòng thủ gồm: Cục Chứng thực số và Bảo mật thông tin, Trung tâm CNTT&GSANM cùng các cán bộ kỹ thuật của một số cơ quan, đơn vị thuộc Ban. Trong ba ngày từ 23-25/5/2023, đội tấn công và đội phòng thủ sẽ sử dụng toàn bộ các kỹ năng, công cụ, biện pháp được phép để thực hiện tấn công và phòng thủ như trong thực tế nhằm tìm ra được những điểm yếu của hệ thống, của các giải pháp công nghệ hoặc khiếm khuyết của các quy trình, kỹ năng phòng chống, xử lý sự cố.
Phát biểu khai mạc diễn tập, đồng chí Đỗ Việt Thắng, Phó Giám đốc Trung tâm CNTT&GSANM chia sẻ: Từ năm 2022, Trung tâm CNTT&GSANM đã đưa diễn tập thực chiến là một hoạt động thường niên nhằm tăng cường khả năng phản ứng trước các nguy cơ mất ATTT đối với các hệ thống thuộc Ban Cơ yếu Chính phủ. Diễn tập thực chiến đã đưa hoạt động diễn tập lên một cấp độ mới với nhiều hình thức tấn công bất ngờ, đa dạng về công cụ và chiến thuật. Chương trình diễn tập năm 2022 đã giúp cho các bộ phận phụ trách quản trị, vận hành hệ thống, giám sát, đánh giá, ứng cứu sự cố ATTT rút ra nhiều bài học quý giá, xác định được các điểm yếu của hệ thống từ con người, quy trình đến công nghệ.
Đồng chí Đỗ Việt Thắng, Phó Giám đốc Trung tâm CNTT&GSANM phát biểu khai mạc diễn tập
Tại buổi khai mạc diễn tập, đại diện các đội tấn công và đội phòng thủ cũng đã phát biểu chia sẻ về hoạt động diễn tập thực chiến. Để bảo đảm an toàn dữ liệu và hạn chế rủi ro cho hệ thống diễn tập, Ban tổ chức cùng các đội tấn công, đội phòng thủ đã ký kết biên bản bảo mật thông tin liên quan đến diễn tập và thực hiện nghiêm quy chế, quy định trong quá trình diễn tập.
Dương Trường
16:00 | 15/12/2022
12:00 | 31/05/2023
10:00 | 22/12/2022
08:00 | 13/10/2022
12:00 | 31/05/2023
Chiều ngày 30/5/2023, tại trụ sở Ban Cơ yếu Chính phủ, Trung tâm Công nghệ thông tin và Giám sát an ninh mạng (CNTT&GSANM) đã tổ chức Lễ bế mạc diễn tập thực chiến đảm bảo an toàn thông tin mạng (ATTTM) cho hệ thống công nghệ thông tin của Ban Cơ yếu Chính phủ năm 2023.
10:00 | 26/05/2023
Cảm hứng từ 5 thế giới giả định về lý thuyết độ phức tạp trong mật mã của Impagliazzo [1], hai nhà khoa học nổi tiếng của Mỹ là Scott Aaronson và Boaz Barak đã mô tả 5 thế giới về AI giúp chúng ta có thêm một cách nhìn độc lập và đa chiều về các khả năng của AI trong tương lai. Scott và Boaz đặt tên cho 5 thế giới của AI là: AI-Fizzle, Futurama, AI-Dystopia, Singularia và Paperclipalypse [2]. Các giả định được các tác giả phác thảo một cách tương đối rõ ràng cùng những hệ quả kỹ thuật và xã hội của chúng để mọi người cùng tranh luận mà không cố gán xác suất xảy ra cho các tình huống.
16:00 | 27/04/2023
Năm 2022, cuộc khủng hoảng do đại dịch COVID-19 đã dần đi vào quên lãng trong suy nghĩ người dân trên toàn cầu, tuy nhiên, lúc này thế giới lại bị cuốn vào một cuộc xung đột quân sự kiểu thế kỷ XX và có nguy cơ lan rộng ra khắp lục địa. Đó chính là cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine đầu năm 2022. Xung đột đã không chỉ xảy ra ở trên các mặt trận thực địa, kinh tế, chính trị, ngoại giao, mà còn diễn ra trên mặt trận không gian mạng, nơi mà các tin tặc của hai quốc gia, các bên ủng hộ hay những kẻ muốn gây thêm bất ổn có thể phá hủy cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin của đối phương bằng cách cài cắm mã độc, tấn công DDoS, tấn công thay đổi giao diện… Bài báo này sẽ phân tích, đánh giá các hoạt động chiến tranh mạng trong cuộc xung đột Nga - Ukraine trong năm 2022, hiểu ý nghĩa của chúng trong bối cảnh xung đột hiện nay và nghiên cứu tác động của chúng đối với lĩnh vực an ninh mạng.
13:00 | 20/03/2023
Ngày 02/3/2023, Nhà Trắng đã công bố chiến lược an ninh mạng quốc gia của chính quyền Tổng thống Joe Biden, nhằm bảo đảm mọi người dân Mỹ được thừa hưởng những lợi ích đầy đủ của một hệ sinh thái số an toàn.
Chính phủ Mỹ hôm 4/5/2023 đã công bố các hành động mới nhằm thúc đẩy hơn nữa sự đổi mới có trách nhiệm của Mỹ trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI) và bảo vệ quyền cũng như sự an toàn của người dân. Nhà Trắng thông báo Quỹ khoa học quốc gia sẽ đầu tư 140 triệu USD để lập 07 Viện nghiên cứu về trí tuệ nhân tạo (AI) và công bố hướng dẫn mới về việc sử dụng công nghệ tiên tiến này.
07:00 | 17/05/2023
Tiếp tục chương trình làm việc với các Tỉnh ủy, Thành ủy về công tác cơ yếu, bảo mật và an toàn thông tin, ngày 26/5/2023, Đoàn công tác của Ban Cơ yếu Chính phủ do đồng chí Nguyễn Hữu Hùng, Phó Trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ làm trưởng đoàn đã làm việc tại hai tỉnh Hải Dương và Hưng Yên.
14:00 | 27/05/2023
Theo một báo cáo gần đây dựa trên phân tích toàn cầu của công ty an ninh mạng Imperva (Mỹ), bot chiếm 47,4 % tổng lưu lượng truy cập Internet vào năm 2022. Ngoài ra, Imperva cũng nêu lên những lo ngại đáng kể liên quan đến sự phát triển của công nghệ bot độc hại.
16:00 | 29/05/2023